Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118801" data-attributes="member: 17223"><p>GS. Đào Duy Anh cho rằng: “Trước khi đi đường bộ có lẽ là do thiên quan rồi theo đường sông Bưởi hay do đèo Phố Cát mà đến sông Mã ở khoảng làng Đan Nê huyện Yên Định là nơi có đền Đồng Cổ ở chân núi. Từ đó chắc là theo đường núi qua Thọ Xuân, Nông Cống mà vào Tĩnh Gia đến sông Bà Hoà thì mới theo đường kênh Sắt mà vào Nghệ An rồi từ đó theo đường biển mà vào Chiêm Thành. Nay đào kênh mới để có thể từ bắc do sông Chính Đại mà vào Thanh Hoá và từ sông Mã theo đường kênh mới đào từ khoảng Bố Vệ tục gọi là sông Nhà Lê để vào sông Bà Hoà” (1).</p><p> </p><p>Như vậy, tác giả đã cho rằng việc đào sông thời Lê Đại Hành chỉ bắt đầu từ Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Như thế có nghĩa là khu vực có đền Đồng Cổ không phải là nơi khởi đầu của công trình “đào kênh” thời Tiền Lê. Điều đó không có sức thuyết phục. Bởi vào thời Đinh - Lê kinh đô Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. Từ Hoa Lư vào Thanh Hoá và từ Thanh Hoá đến Nghệ An con đường hành quân của Lê Đại hành “phải qua núi cao rừng rậm người ngựa mỏi mệt”... mà Đồng Cổ là trung tâm điểm của giao thông thuỷ bộ Thanh Hoá vào thế kỷ X.</p><p></p><p>Hơn thế nữa, thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá mới bắt đầu khai phá, dân cư tập trung ở ven các vùng trung du đồi núi tiếp giáp với đồng bằng. Như sử sách ghi lại: Phép dùng binh ngày xưa thường coi trọng sự kết hợp thủy bộ. Vùng Đồng Cổ là điểm tập kết của quân bộ theo đường Thiên Quan vào Thanh Hoá. Và đó cũng là điểm tập kết của đường thuỷ từ kênh Đô Quan Tái - “đầu mối giao thông đường thuỷ vào Đồng Cổ” thuộc vùng Yên Định. (2)</p><p></p><p>Rõ ràng Đan Nê cổ không chỉ là nơi thờ thần trống đồng mà cả vùng đó còn là một khu vực hội tụ của các đạo quân thuỷ, quân bộ từ bắc vào Thanh Hoá trước khi tiến vào phía nam.</p><p></p><p>Vào thế kỷ X, sông Mã ở vùng Đan Nê không đi theo hứơng của hiện tại. Những đầm nước, ao hồ... và chất đất của các cánh đồng trong vùng đã chứng tỏ xưa kia dòng sông Mã đã đi qua. Đến khi đổi dòng những đoạn sông xưa thường gọi là sông Mạn Định để lại những đầm nước. Tất cả những đầm nước đó ngày nay đã bị lấp dần để canh tác hoặc làm nơi cư trú. Nhưng vẫn còn tồn tại một dòng sông nhỏ cách thị trấn Kiểu (nơi có trạm bơm nam sông Mã) khoảng 3km được thông với sông Mã bằng hệ thống cống tiêu. Hệ thống cống tiêu và dòng chảy của nó xuyên qua các xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Giang... có chức năng thoát nước ra sông Mã về mùa mưa. </p><p></p><p>Nguyễn Đình Thực nêu ý kiến về vấn đề này như sau: “Sông Mã có đoạn chuyển dòng lớn nhưng không tác động trực tiếp đến dòng sông khác như đoạn Mạn Định từ Đan Nê đến Kiểu”; “Sông Mã đi thẳng từ Đan Nê hạ (Làng Sổ) xuống Đan Nê thượng qua núi Thọ Vực về phía trước động Hồ Công mà xuôi xuống Hổ Nam - Phù Hưng ngày nay. Do đó vùng Đồng Cổ vẫn là chỗ thuận tiện cho đầu mối kênh” (4) .</p><p></p><p>Vùng Đồng Cổ nằm ở hữu ngạn sông Mã. Tả ngạn là huyện Vĩnh Lộc ngày nay. Nếu ở hữu ngạn chỉ có núi Khả Lao và một núi đất ở sát thị trấn Kiểu thì tả ngạn là núi Hí Mã “hình núi trông như trường đua ngựa, đứng sững một mình, nằm trên sông lớn, là chỗ đăng cao (treo đèn) và Tết trùng cửu của người địa phương” và núi Xuân Đài có động Hồ Công là danh thắng” (5).</p><p></p><p>Hai dãy núi này đều thuộc xã Vĩnh Ninh đối diện với vùng Đan Nê. Sông Mã chảy qua vùng này một bên là núi đá liên tiếp và bên kia là một núi đất nhỏ và vùng đất đồng bằng. Như vậy, sông Mã vào mùa nước lũ sau khi chảy qua các vùng thuộc miền núi và trung du vào địa phận vùng đồng bằng đã gặp một phía tả là núi giăng thành và do đó nguồn nước mạnh sẽ tập trung tràn về phía hữu, đến khi dòng nước mùa lũ rút để lại một lượng phù sa và dấu ấn những dòng nước đọng lại không rút ra sông Mã được.</p><p></p><p></p><p>________________________</p><p>(1) Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Khoa học. 8.1965. tr.174.</p><p>(3) Đinh Văn Nhập : Đất Cửu Chân về thời Hai Bà Trưng. Tạp chí NCLS số 159- 1975. tr.22.</p><p>(4) Nguyễn Đình Thực: Sông đào thời Lê Hoàn. Tạp chí NCLS. số 178 1976. tr7.</p><p>(5) Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí. Tập II. Nxb KHXH H.1970. tr.226.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118801, member: 17223"] GS. Đào Duy Anh cho rằng: “Trước khi đi đường bộ có lẽ là do thiên quan rồi theo đường sông Bưởi hay do đèo Phố Cát mà đến sông Mã ở khoảng làng Đan Nê huyện Yên Định là nơi có đền Đồng Cổ ở chân núi. Từ đó chắc là theo đường núi qua Thọ Xuân, Nông Cống mà vào Tĩnh Gia đến sông Bà Hoà thì mới theo đường kênh Sắt mà vào Nghệ An rồi từ đó theo đường biển mà vào Chiêm Thành. Nay đào kênh mới để có thể từ bắc do sông Chính Đại mà vào Thanh Hoá và từ sông Mã theo đường kênh mới đào từ khoảng Bố Vệ tục gọi là sông Nhà Lê để vào sông Bà Hoà” (1). Như vậy, tác giả đã cho rằng việc đào sông thời Lê Đại Hành chỉ bắt đầu từ Quảng Xương đến Tĩnh Gia. Như thế có nghĩa là khu vực có đền Đồng Cổ không phải là nơi khởi đầu của công trình “đào kênh” thời Tiền Lê. Điều đó không có sức thuyết phục. Bởi vào thời Đinh - Lê kinh đô Đại Cồ Việt ở Hoa Lư. Từ Hoa Lư vào Thanh Hoá và từ Thanh Hoá đến Nghệ An con đường hành quân của Lê Đại hành “phải qua núi cao rừng rậm người ngựa mỏi mệt”... mà Đồng Cổ là trung tâm điểm của giao thông thuỷ bộ Thanh Hoá vào thế kỷ X. Hơn thế nữa, thế kỷ X đồng bằng Thanh Hoá mới bắt đầu khai phá, dân cư tập trung ở ven các vùng trung du đồi núi tiếp giáp với đồng bằng. Như sử sách ghi lại: Phép dùng binh ngày xưa thường coi trọng sự kết hợp thủy bộ. Vùng Đồng Cổ là điểm tập kết của quân bộ theo đường Thiên Quan vào Thanh Hoá. Và đó cũng là điểm tập kết của đường thuỷ từ kênh Đô Quan Tái - “đầu mối giao thông đường thuỷ vào Đồng Cổ” thuộc vùng Yên Định. (2) Rõ ràng Đan Nê cổ không chỉ là nơi thờ thần trống đồng mà cả vùng đó còn là một khu vực hội tụ của các đạo quân thuỷ, quân bộ từ bắc vào Thanh Hoá trước khi tiến vào phía nam. Vào thế kỷ X, sông Mã ở vùng Đan Nê không đi theo hứơng của hiện tại. Những đầm nước, ao hồ... và chất đất của các cánh đồng trong vùng đã chứng tỏ xưa kia dòng sông Mã đã đi qua. Đến khi đổi dòng những đoạn sông xưa thường gọi là sông Mạn Định để lại những đầm nước. Tất cả những đầm nước đó ngày nay đã bị lấp dần để canh tác hoặc làm nơi cư trú. Nhưng vẫn còn tồn tại một dòng sông nhỏ cách thị trấn Kiểu (nơi có trạm bơm nam sông Mã) khoảng 3km được thông với sông Mã bằng hệ thống cống tiêu. Hệ thống cống tiêu và dòng chảy của nó xuyên qua các xã Yên Thọ, Yên Trung, Yên Giang... có chức năng thoát nước ra sông Mã về mùa mưa. Nguyễn Đình Thực nêu ý kiến về vấn đề này như sau: “Sông Mã có đoạn chuyển dòng lớn nhưng không tác động trực tiếp đến dòng sông khác như đoạn Mạn Định từ Đan Nê đến Kiểu”; “Sông Mã đi thẳng từ Đan Nê hạ (Làng Sổ) xuống Đan Nê thượng qua núi Thọ Vực về phía trước động Hồ Công mà xuôi xuống Hổ Nam - Phù Hưng ngày nay. Do đó vùng Đồng Cổ vẫn là chỗ thuận tiện cho đầu mối kênh” (4) . Vùng Đồng Cổ nằm ở hữu ngạn sông Mã. Tả ngạn là huyện Vĩnh Lộc ngày nay. Nếu ở hữu ngạn chỉ có núi Khả Lao và một núi đất ở sát thị trấn Kiểu thì tả ngạn là núi Hí Mã “hình núi trông như trường đua ngựa, đứng sững một mình, nằm trên sông lớn, là chỗ đăng cao (treo đèn) và Tết trùng cửu của người địa phương” và núi Xuân Đài có động Hồ Công là danh thắng” (5). Hai dãy núi này đều thuộc xã Vĩnh Ninh đối diện với vùng Đan Nê. Sông Mã chảy qua vùng này một bên là núi đá liên tiếp và bên kia là một núi đất nhỏ và vùng đất đồng bằng. Như vậy, sông Mã vào mùa nước lũ sau khi chảy qua các vùng thuộc miền núi và trung du vào địa phận vùng đồng bằng đã gặp một phía tả là núi giăng thành và do đó nguồn nước mạnh sẽ tập trung tràn về phía hữu, đến khi dòng nước mùa lũ rút để lại một lượng phù sa và dấu ấn những dòng nước đọng lại không rút ra sông Mã được. ________________________ (1) Đào Duy Anh: Đất nước Việt Nam qua các đời. Nxb Khoa học. 8.1965. tr.174. (3) Đinh Văn Nhập : Đất Cửu Chân về thời Hai Bà Trưng. Tạp chí NCLS số 159- 1975. tr.22. (4) Nguyễn Đình Thực: Sông đào thời Lê Hoàn. Tạp chí NCLS. số 178 1976. tr7. (5) Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam nhất thống chí. Tập II. Nxb KHXH H.1970. tr.226. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top