Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118800" data-attributes="member: 17223"><p>Một công trình kết hợp để phát triển kinh tế với quốc phòng là: Công trình đào sông từ Đồng Cổ đến Bà Hoà. Toàn thư chép: “Khi nhà vua đi đánh Chiêm Thành, từ núi Đồng Cổ đến sông Bà Hoà, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai đào kênh, đến đây (Quý Mùi-năm 983) thì xong, công tư đều lợi” (1).</p><p> </p><p>Đồng Cổ nằm ở hữu ngạn sông Mã (nay thuộc xã Yên Thọ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá). Sông Bà Hoà ở phía cực nam tỉnh Thanh Hoá, thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đổ ra cửa Lạch Bạng. Như vậy, Lê Đại Hành đã cho tiến hành đào sông nối sông Mã ở bắc Thanh Hoá với sông Bà Hoà ở nam Thanh Hoá- bắc Nghệ An. Nhưng điều đó không có nghĩa là đào một con sông hoàn toàn mới. Lê Hoàn đã tận dụng những chi lưu nhỏ của các sông Mã, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Hoàng, sông Yên... khơi sâu, nắn thẳng và đào một số đoạn cần thiết để hình thành một tuyến giao thông thuỷ nội địa thuận tiện từ bắc đến nam Thanh Hoá.</p><p></p><p>Công trình đào sông thời Tiền Lê do Lê Hoàn khởi dựng đã “mở đầu cho sự nghiệp phát triển hệ thống giao thông thuỷ nội địa Việt Nam dưới thời phong kiến” của nước ta vào thế kỷ X thể hiện sự lớn mạnh của quốc gia độc lập tự chủ trong việc thực hiện chức năng quản lý các công trình công cộng của nhà nước phương Đông.</p><p></p><p>Sau khi đánh thắng quân Tống, để bảo vệ và mở mang bờ cõi ở phía nam, Lê Đại Hành đã hành quân tiến vào Chiêm Thành.</p><p></p><p>Lê Đại Hành từ kinh đô ở đất Trường Yên vào Ái Châu phải vượt qua các huyện Phụng Hoá (nay là Nho Quan - Ninh Bình) và Thạch Thành (Thanh Hoá). Cho nên khi hành quân đánh Chiêm Thành đi đường bộ không thể không đi qua khu vực Đồng Cổ. (2)</p><p></p><p>Đến thế kỷ X, đường bộ Thanh Hoá vào phía nam cũng hiểm trở không kém ra phía bắc. Đường thuỷ nếu theo đường Mã Viện đào ở Thần Phù mới đến vùng phía Bặc huyện Nga Sơn Đường vào các huyện đồng bằng Thanh Hoá hay vào các châu Hoan, Diễn không thể có đường nào khác ngoài cách đi đường bộ hoặc vượt biển.</p><p></p><p>Từ bắc đến nam Thanh Hoá đường bộ thì hoang vu, rậm rạp, đường biển thì bão tố thất thường không chủ động. Đường thuỷ tuy có các sông lớn và các nhánh nhỏ nhưng do địa hình và phụ thuộc vào thời tiết nên tuyến giao thông thuỷ theo hướng bắc - nam chưa được hình thành.</p><p></p><p>GS. Văn Tân cho rằng: “Trong trận viễn chinh này (Lê Đại Hành đi đánh Chiêm Thành), Lê Đại Hành nhìn thấy con đường bộ đi vào Nghệ Tĩnh là con đường khó đi, làm nhọc sức quân đội và nhọc cả sức dân, gây nhiều tổn phí cho nhà nước. Vì vậy nhà vua đã ra lệnh đào một con kênh từ Bố Hạ, Quảng Xương ngày nay đến sông Bà Hoà (Tĩnh Gia) để có thể từ sông Mã cứ theo đường thuỷ mà vào đến tận Nghệ An rồi từ Nghệ An liền ra biển”. (3)</p><p></p><p>Theo GS. Đào Duy Anh: “Từ trước người ta giới thiệu việc này là cho đào kênh từ Đan Nê đến sông Bà Hoà (Đan Nê là do đổi từ Đan Nãi). Nhưng xét về địa thế từ Đan Nê ở Yên Định đến Bà Hoà ở phía nam huyện Tĩnh Gia nhiều núi non hiểm trở không thể có đường kênh được. Tưởng nên hiểu là Lê Hoàn thấy đường bộ từ Đan Nê đến phía nam Tĩnh Gia đường đi vất vả nên sai đào kênh tục gọi là sông Nhà Lê để có thể từ sông Đáy đi luôn đường sông mà vào Nghệ An được”.</p><p></p><p></p><p>________________________</p><p>(1) Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê: Đại việt sử toàn thư, Tập 1. Nxb KHXH, N.1985. tr.218. 217, 220. </p><p>(2) Hoa Bằng: Lược khảo về lịch sử đê qua các triều đại. Tập san nghiên cứu VSĐ số 31 tháng 8 năm 1957. tr.12.</p><p>(3) Văn Tân : Đường giao thông từ Bắc vào Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII. Tạp chí NCLS số 3- 1982. tr.52.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118800, member: 17223"] Một công trình kết hợp để phát triển kinh tế với quốc phòng là: Công trình đào sông từ Đồng Cổ đến Bà Hoà. Toàn thư chép: “Khi nhà vua đi đánh Chiêm Thành, từ núi Đồng Cổ đến sông Bà Hoà, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển thì sóng to khó đi lại, bèn sai đào kênh, đến đây (Quý Mùi-năm 983) thì xong, công tư đều lợi” (1). Đồng Cổ nằm ở hữu ngạn sông Mã (nay thuộc xã Yên Thọ huyện Yên Định tỉnh Thanh Hoá). Sông Bà Hoà ở phía cực nam tỉnh Thanh Hoá, thuộc xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia, giáp huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đổ ra cửa Lạch Bạng. Như vậy, Lê Đại Hành đã cho tiến hành đào sông nối sông Mã ở bắc Thanh Hoá với sông Bà Hoà ở nam Thanh Hoá- bắc Nghệ An. Nhưng điều đó không có nghĩa là đào một con sông hoàn toàn mới. Lê Hoàn đã tận dụng những chi lưu nhỏ của các sông Mã, sông Cầu Chày, sông Chu, sông Hoàng, sông Yên... khơi sâu, nắn thẳng và đào một số đoạn cần thiết để hình thành một tuyến giao thông thuỷ nội địa thuận tiện từ bắc đến nam Thanh Hoá. Công trình đào sông thời Tiền Lê do Lê Hoàn khởi dựng đã “mở đầu cho sự nghiệp phát triển hệ thống giao thông thuỷ nội địa Việt Nam dưới thời phong kiến” của nước ta vào thế kỷ X thể hiện sự lớn mạnh của quốc gia độc lập tự chủ trong việc thực hiện chức năng quản lý các công trình công cộng của nhà nước phương Đông. Sau khi đánh thắng quân Tống, để bảo vệ và mở mang bờ cõi ở phía nam, Lê Đại Hành đã hành quân tiến vào Chiêm Thành. Lê Đại Hành từ kinh đô ở đất Trường Yên vào Ái Châu phải vượt qua các huyện Phụng Hoá (nay là Nho Quan - Ninh Bình) và Thạch Thành (Thanh Hoá). Cho nên khi hành quân đánh Chiêm Thành đi đường bộ không thể không đi qua khu vực Đồng Cổ. (2) Đến thế kỷ X, đường bộ Thanh Hoá vào phía nam cũng hiểm trở không kém ra phía bắc. Đường thuỷ nếu theo đường Mã Viện đào ở Thần Phù mới đến vùng phía Bặc huyện Nga Sơn Đường vào các huyện đồng bằng Thanh Hoá hay vào các châu Hoan, Diễn không thể có đường nào khác ngoài cách đi đường bộ hoặc vượt biển. Từ bắc đến nam Thanh Hoá đường bộ thì hoang vu, rậm rạp, đường biển thì bão tố thất thường không chủ động. Đường thuỷ tuy có các sông lớn và các nhánh nhỏ nhưng do địa hình và phụ thuộc vào thời tiết nên tuyến giao thông thuỷ theo hướng bắc - nam chưa được hình thành. GS. Văn Tân cho rằng: “Trong trận viễn chinh này (Lê Đại Hành đi đánh Chiêm Thành), Lê Đại Hành nhìn thấy con đường bộ đi vào Nghệ Tĩnh là con đường khó đi, làm nhọc sức quân đội và nhọc cả sức dân, gây nhiều tổn phí cho nhà nước. Vì vậy nhà vua đã ra lệnh đào một con kênh từ Bố Hạ, Quảng Xương ngày nay đến sông Bà Hoà (Tĩnh Gia) để có thể từ sông Mã cứ theo đường thuỷ mà vào đến tận Nghệ An rồi từ Nghệ An liền ra biển”. (3) Theo GS. Đào Duy Anh: “Từ trước người ta giới thiệu việc này là cho đào kênh từ Đan Nê đến sông Bà Hoà (Đan Nê là do đổi từ Đan Nãi). Nhưng xét về địa thế từ Đan Nê ở Yên Định đến Bà Hoà ở phía nam huyện Tĩnh Gia nhiều núi non hiểm trở không thể có đường kênh được. Tưởng nên hiểu là Lê Hoàn thấy đường bộ từ Đan Nê đến phía nam Tĩnh Gia đường đi vất vả nên sai đào kênh tục gọi là sông Nhà Lê để có thể từ sông Đáy đi luôn đường sông mà vào Nghệ An được”. ________________________ (1) Ngô Sỹ Liên và sử thần triều Lê: Đại việt sử toàn thư, Tập 1. Nxb KHXH, N.1985. tr.218. 217, 220. (2) Hoa Bằng: Lược khảo về lịch sử đê qua các triều đại. Tập san nghiên cứu VSĐ số 31 tháng 8 năm 1957. tr.12. (3) Văn Tân : Đường giao thông từ Bắc vào Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII. Tạp chí NCLS số 3- 1982. tr.52. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top