Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118798" data-attributes="member: 17223"><p>Ở vào thế kỷ X, những con đường bộ đó rất nhỏ và vô cùng hiểm trở, phải luồn lách qua nhiều núi sâu rừng thẳm và không ít loài thú dữ. Hầu như nó rất ít khi được quan tâm phát triển trừ những lúc động binh cần tiễu trừ đánh dẹp các thế lực nổi dậy chống đối chính quyền. Còn các con đường bộ ở các huyện vùng đồng bằng nó chỉ là những con đường nhỏ nối các làng và các chợ với nhau và chạy quanh co nhiều khúc qua đồng ruộng. Chỉ có một số ít được tạo thành để tiện lợi cho việc đi lại bằng cáng của các quan lại là rộng hơn. </p><p></p><p>Các đường này chạy theo một tuyến cố định nối liền các trung tâm huyện, phủ với nhau. Nhưng nhìn chung ngay cả đến thời Gia Long “các đường bộ này không lát, rải đá như các đường lớn của Trung Quốc. Chỉ có một ít cầu qua sông nhỏ và chủ yếu là cầu gỗ thường bị lũ cuốn trôi. Việc đi lại rất vất vả. Trong mùa mưa phải đi qua các sông lớn bằng thuyền hoặc đò ngang”. (1)</p><p> </p><p>Đất Thanh Hoá có núi ngăn, có biển cản, đồng cao, đồng trũng liên tiếp với nhau. Từ Thụy Nguyên (nay là huyện Thiệu Hoá - trung tâm của đồng bằng Thanh Hoá) ra Bắc theo đường Thạch Thành qua huyện Phụng Hoá tỉnh Ninh Bình, thì trên tới được các huyện Mỹ Lương, Thạch Thất tỉnh Sơn Tây, dưới được các huyện Chương Đức, Từ Liêm tỉnh Hà Nội; từ Thụy Nguyên về tây theo đường Quan Hoá ra các vùng Mán Xôi: Trình Cố, phủ Trấn Nam (nay thuộc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), thì phía bắc đến được các châu Mai, Mộc, tỉnh Hưng Hoá, phía tây tới được miền đông nước Nam Chưởng.</p><p></p><p>Từ Thụy Nguyên về phía nam qua các huyện Đường Dương, Nông Cống rồi đi về đông nam theo đường huyện Quế Phong phủ Quỳ Châu (nay thuộc Nghệ An) ra Nhũng Đường đến Tương Dương xuống Anh Sơn (nay thuộc Hà Tĩnh) thì tới được được các huyện hạ du Nghệ An. Hà Tĩnh; từ Nông Cống rồi đi về phía nam theo đường huyện Thuý Vân phủ Quỳ Châu ra huyện Kỳ Sơn (thuộc phủ Tương Dương) đến Trấn Ninh vào châu Quỳ Hợp... thì tới được các động núi ở Quảng Bình, Quảng Trị...</p><p></p><p>Tính các đường đi như thế, thực đúng như phép binh gia “xét kỹ từng mũi tên” (nghĩa là phải chuẩn bị cẩn thận trước. (2) GS Đào Duy Anh đã viết : trước vua đi đường bộ, có lẽ là do thiên quan rồi theo đường sông Bưởi hay do đèo Phố Cát mà đến sông Mã, qua sông Mã ở khoảng làng Đan Nê huyện Yên Định là nơi có đền Đồng Cổ ở chân núi. Từ đó chắc là theo đường núi qua Thọ Xuân và Nông Cống mà vào Tĩnh Gia đến sông Bà Hoà thì mới theo đường kênh sắt mà vào Nghệ An” (3).</p><p> </p><p>Trước thế kỷ X đường bộ Thanh Hóa đã hình thành nối liền với Bắc Bộ. Nhưng do những điều kiện tự nhiên và xã hội nó chưa trở thành vai trò chủ lực trong hệ thống giao thông giữa hai vùng thì đường giao thông thuỷ từ trung tân của quận Giao Chỉ đến quận Cửu Chân- Châu Ái đã trở thành quan trọng nhất. Đó là từ sông Hồng phía hữu ngạn vào sông Phủ Lý (tức sông Chân Cầu) rồi sông Đáy, sông Vân Sàng vùng Ninh Bình đến cửa Thần Phù vào Thanh Hoá.</p><p></p><p>Con đường thuỷ đó đã được hình thành từ đầu công nguyên. Thuỷ kinh chú (sách viết đầu thế kỷ VI) dẫn lại Lâm Ấp ký chép như sau: “Sông Uất Thuỷ phía nam thông với Thọ Linh, tức là một ngách sông vậy ngách ấy ở trên tiếp với sông ngách Đô Quan Tái ở phía nam Giao Chỉ” (4) và dẫn lại Lân Ấp ký: “Sông ngách ấy thông với huyện Đồng Cổ, ở đấy có trống đồng nên mới gọi tên là thế. Xưa Mã Viện lấy trống đồng ấy để đúc ngựa đồng. Đến cửa Tạc Khẩu (cửa ấy do Mã Viện đào) trong thì thông với huyện Phố Dương quận Cửu Chân” (5).</p><p></p><p></p><p>________________________</p><p></p><p>(1) Ch. Robequain: “Le Thanh Hoa”. bản dịch của Xuân Lênh. tr.245.</p><p>(2) Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo. VSH. Nxb Văn hoá thông tin. N.1997. tr.287-288</p><p>(3) Đào Duy Anh: Đất nược Việt Nam qua các đời. Nxb Khoa học. N.1965, tr.174.</p><p>(4), (5) Lịch Đạo Nguyên: Thuỷ kinh chú, bản dịch của Phan Huy Tiếp. tư liệu khoa Lịch sử. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. tr. 104.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118798, member: 17223"] Ở vào thế kỷ X, những con đường bộ đó rất nhỏ và vô cùng hiểm trở, phải luồn lách qua nhiều núi sâu rừng thẳm và không ít loài thú dữ. Hầu như nó rất ít khi được quan tâm phát triển trừ những lúc động binh cần tiễu trừ đánh dẹp các thế lực nổi dậy chống đối chính quyền. Còn các con đường bộ ở các huyện vùng đồng bằng nó chỉ là những con đường nhỏ nối các làng và các chợ với nhau và chạy quanh co nhiều khúc qua đồng ruộng. Chỉ có một số ít được tạo thành để tiện lợi cho việc đi lại bằng cáng của các quan lại là rộng hơn. Các đường này chạy theo một tuyến cố định nối liền các trung tâm huyện, phủ với nhau. Nhưng nhìn chung ngay cả đến thời Gia Long “các đường bộ này không lát, rải đá như các đường lớn của Trung Quốc. Chỉ có một ít cầu qua sông nhỏ và chủ yếu là cầu gỗ thường bị lũ cuốn trôi. Việc đi lại rất vất vả. Trong mùa mưa phải đi qua các sông lớn bằng thuyền hoặc đò ngang”. (1) Đất Thanh Hoá có núi ngăn, có biển cản, đồng cao, đồng trũng liên tiếp với nhau. Từ Thụy Nguyên (nay là huyện Thiệu Hoá - trung tâm của đồng bằng Thanh Hoá) ra Bắc theo đường Thạch Thành qua huyện Phụng Hoá tỉnh Ninh Bình, thì trên tới được các huyện Mỹ Lương, Thạch Thất tỉnh Sơn Tây, dưới được các huyện Chương Đức, Từ Liêm tỉnh Hà Nội; từ Thụy Nguyên về tây theo đường Quan Hoá ra các vùng Mán Xôi: Trình Cố, phủ Trấn Nam (nay thuộc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), thì phía bắc đến được các châu Mai, Mộc, tỉnh Hưng Hoá, phía tây tới được miền đông nước Nam Chưởng. Từ Thụy Nguyên về phía nam qua các huyện Đường Dương, Nông Cống rồi đi về đông nam theo đường huyện Quế Phong phủ Quỳ Châu (nay thuộc Nghệ An) ra Nhũng Đường đến Tương Dương xuống Anh Sơn (nay thuộc Hà Tĩnh) thì tới được được các huyện hạ du Nghệ An. Hà Tĩnh; từ Nông Cống rồi đi về phía nam theo đường huyện Thuý Vân phủ Quỳ Châu ra huyện Kỳ Sơn (thuộc phủ Tương Dương) đến Trấn Ninh vào châu Quỳ Hợp... thì tới được các động núi ở Quảng Bình, Quảng Trị... Tính các đường đi như thế, thực đúng như phép binh gia “xét kỹ từng mũi tên” (nghĩa là phải chuẩn bị cẩn thận trước. (2) GS Đào Duy Anh đã viết : trước vua đi đường bộ, có lẽ là do thiên quan rồi theo đường sông Bưởi hay do đèo Phố Cát mà đến sông Mã, qua sông Mã ở khoảng làng Đan Nê huyện Yên Định là nơi có đền Đồng Cổ ở chân núi. Từ đó chắc là theo đường núi qua Thọ Xuân và Nông Cống mà vào Tĩnh Gia đến sông Bà Hoà thì mới theo đường kênh sắt mà vào Nghệ An” (3). Trước thế kỷ X đường bộ Thanh Hóa đã hình thành nối liền với Bắc Bộ. Nhưng do những điều kiện tự nhiên và xã hội nó chưa trở thành vai trò chủ lực trong hệ thống giao thông giữa hai vùng thì đường giao thông thuỷ từ trung tân của quận Giao Chỉ đến quận Cửu Chân- Châu Ái đã trở thành quan trọng nhất. Đó là từ sông Hồng phía hữu ngạn vào sông Phủ Lý (tức sông Chân Cầu) rồi sông Đáy, sông Vân Sàng vùng Ninh Bình đến cửa Thần Phù vào Thanh Hoá. Con đường thuỷ đó đã được hình thành từ đầu công nguyên. Thuỷ kinh chú (sách viết đầu thế kỷ VI) dẫn lại Lâm Ấp ký chép như sau: “Sông Uất Thuỷ phía nam thông với Thọ Linh, tức là một ngách sông vậy ngách ấy ở trên tiếp với sông ngách Đô Quan Tái ở phía nam Giao Chỉ” (4) và dẫn lại Lân Ấp ký: “Sông ngách ấy thông với huyện Đồng Cổ, ở đấy có trống đồng nên mới gọi tên là thế. Xưa Mã Viện lấy trống đồng ấy để đúc ngựa đồng. Đến cửa Tạc Khẩu (cửa ấy do Mã Viện đào) trong thì thông với huyện Phố Dương quận Cửu Chân” (5). ________________________ (1) Ch. Robequain: “Le Thanh Hoa”. bản dịch của Xuân Lênh. tr.245. (2) Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo. VSH. Nxb Văn hoá thông tin. N.1997. tr.287-288 (3) Đào Duy Anh: Đất nược Việt Nam qua các đời. Nxb Khoa học. N.1965, tr.174. (4), (5) Lịch Đạo Nguyên: Thuỷ kinh chú, bản dịch của Phan Huy Tiếp. tư liệu khoa Lịch sử. Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. tr. 104. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top