Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118790" data-attributes="member: 17223"><p>Ở trang Xạ Sơn huyện Giáp Sơn nay là xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) có đền thờ 4 vị tướng theo giúp Lê Hoàn đánh trận Bạch Đằng năm Tân Tỵ (981). Bản ngọc phả cho hay: “Vua (Lê Hoàn) thân chinh đi đánh giặc (Tống), đánh một vài trận chưa phân thắng phụ, vua lui quân về dựng đồn tại trang Xạ Sơn, lưu lại đó khoảng một tháng để chuẩn bị cho trận sau . . .” .</p><p></p><p>Ngay ở trang Xạ Sơn, một vị trí hiểm yếu ở gần ngã ba sông Kinh Môn - Kinh Thầy cũng chỉ là khu vực giấu quân nhiều hơn là một chỉ huy sở để “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” - như cách tính toán của Lê Hoàn. Có lẽ trong khi đóng quân ở Xạ Sơn, Lê Hoàn đã nhận ra vị trí quan trọng của khu vực trang Dược Đậu (nay là thôn Đại xã An Lạc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) nên đã quyết định chuyển đại bản doanh về đây.</p><p></p><p>An Lạc có một hệ thống đồi núi trải rộng về phía sông Kinh Thầy ở phía đông và phía nam, sông Nguyệt Giang ở phía tây nam, phía trên thông với sông Lục Đầu, phía dưới đổ ra Ngã Ba Kèo và chỉ cách Bạch Đằng không đến 20km. Tương truyền Lê Hoàn đến đây thấy địa thế núi non hiểm trở mới lập đại bản doanh ở khu Đồng Dinh. Tại đây cho đến nay vẫn còn địa danh Nền Vua, Xiểng (xưởng), Lò Văn, Bàn Cung, Đền Cao và hệ thống đền thờ người có công giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống. Đây là vị trí an toàn, tiện lợi cho cả tấn công và phòng thủ, lại có thể trực tiếp tổ chức chặn đánh địch trên cả hai đường thuỷ bộ (1). Tại đây có 5 anh em nhà họ Vương hết lòng hết sức phò giúp Lê Hoàn đánh giặc cứu nước (2).</p><p></p><p>Nhiều thần tích khác đều trực tiếp hay gián tiếp xác nhận có một trận đánh hết sức ác liệt giữa đại quân ta và quân Tống ở khu vực Lục Đầu Giang.</p><p></p><p>Ba anh em Đào Tế, Đào Đại, Đào Độ đều sinh ra và lớn lên ở trang Trinh Hưởng huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), nhưng lại lập công đánh bại quân giặc Tống ở Bàng Châu (khu vực tục Đầu Giang) (3).</p><p></p><p>Khu vực các huyện Chí Linh, Thanh Lâm (tức vùng Lục Đầu Giang, nay một phần thuộc Hải Dương, một phần thuộc Bắc Ninh, xưa là đất Bàng Châu. Sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hải Dương) chép: “Huyện Chí Linh:... Từ đời Trần về trước gọi là Bàng Châu…”, “huyện Thanh Lâm... Xưa gọi là Bàng Châu...” (T. 3. Sđd. trg. 362- 363).</p><p></p><p>Đào Công Mỹ được dân các trang Đông Hương, Phượng Trì, Tam Sơn xã Dịch Sử, tổng Phá Lãng (Bặc Ninh) tiến cử và được Lê Hoàn phong làm Đô dịch sứ chuyên trách việc giao dịch thư tín giữa quân ta với quân Tống. Ông đã làm cho quân Tống tin là Lê Hoàn không thể gượng dậy được sau “thất bại” ở cửa biển Bạch Đằng và thật tâm muốn “đầu hàng” mong bảo toàn tính mệnh, để giăng bẫy tiêu diệt chủ tướng Tống . Sinh ra và lớn lên trên vùng cửa sông Văn Úc, nhưng chiến công của họ lại lẫy lừng trên sông nước Bạch Đằng và trại Bàng Châu là năm anh em nhà họ Đặng trang Đốc Kính (nay là thôn Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng).</p><p></p><p>Qua hệ thống bố phòng, đặc biệt qua những lần di chuyển đại bản doanh của Lê Hoàn, chúng ta có thể hình dung quy mô rộng lớn, liên hoàn, tính chất phức tạp và quyết liệt của cuộc chiến trên chiến trường miền Đông Bặc. Nhìn toàn cục chiến trường và hệ thống bố phòng của Lê Hoàn, chúng ta càng thấy rõ hơn vị trí then chốt, vai trò quyết định của tuyến phòng thủ Bạch Đằng - Lục Đầu Giang đối với sự thành bại của toàn bộ cuộc kháng chiến.</p><p></p><p></p><p>______________________</p><p>(1) Tham khảo các bài viết của Nguyễn Minh Tường: Về vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981 . Tạp chí Xưa Nay. số 76 (6-2000); Trận Bạch Đằng năm 981 , trận quyết chiến chiến lược quyết định thắng lợi. Tạp chí Xưa Nay số 86 (2-2001). </p><p>(2) Tham khảo Nguyễn Minh Tường: Về vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981, Tạp chí Xưa nay, số 76 (6-2000) trg. 9-10-23)</p><p>(3) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng: Một số di sản văn hoá tiên biển của Hải Phòng. T 2, Sđd, (mục đền Trinh Hưởng) trg. 161- 164.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118790, member: 17223"] Ở trang Xạ Sơn huyện Giáp Sơn nay là xã Quang Trung, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) có đền thờ 4 vị tướng theo giúp Lê Hoàn đánh trận Bạch Đằng năm Tân Tỵ (981). Bản ngọc phả cho hay: “Vua (Lê Hoàn) thân chinh đi đánh giặc (Tống), đánh một vài trận chưa phân thắng phụ, vua lui quân về dựng đồn tại trang Xạ Sơn, lưu lại đó khoảng một tháng để chuẩn bị cho trận sau . . .” . Ngay ở trang Xạ Sơn, một vị trí hiểm yếu ở gần ngã ba sông Kinh Môn - Kinh Thầy cũng chỉ là khu vực giấu quân nhiều hơn là một chỉ huy sở để “tiến khả dĩ công, thoái khả dĩ thủ” - như cách tính toán của Lê Hoàn. Có lẽ trong khi đóng quân ở Xạ Sơn, Lê Hoàn đã nhận ra vị trí quan trọng của khu vực trang Dược Đậu (nay là thôn Đại xã An Lạc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương) nên đã quyết định chuyển đại bản doanh về đây. An Lạc có một hệ thống đồi núi trải rộng về phía sông Kinh Thầy ở phía đông và phía nam, sông Nguyệt Giang ở phía tây nam, phía trên thông với sông Lục Đầu, phía dưới đổ ra Ngã Ba Kèo và chỉ cách Bạch Đằng không đến 20km. Tương truyền Lê Hoàn đến đây thấy địa thế núi non hiểm trở mới lập đại bản doanh ở khu Đồng Dinh. Tại đây cho đến nay vẫn còn địa danh Nền Vua, Xiểng (xưởng), Lò Văn, Bàn Cung, Đền Cao và hệ thống đền thờ người có công giúp Lê Hoàn đánh giặc Tống. Đây là vị trí an toàn, tiện lợi cho cả tấn công và phòng thủ, lại có thể trực tiếp tổ chức chặn đánh địch trên cả hai đường thuỷ bộ (1). Tại đây có 5 anh em nhà họ Vương hết lòng hết sức phò giúp Lê Hoàn đánh giặc cứu nước (2). Nhiều thần tích khác đều trực tiếp hay gián tiếp xác nhận có một trận đánh hết sức ác liệt giữa đại quân ta và quân Tống ở khu vực Lục Đầu Giang. Ba anh em Đào Tế, Đào Đại, Đào Độ đều sinh ra và lớn lên ở trang Trinh Hưởng huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên, Hải Phòng), nhưng lại lập công đánh bại quân giặc Tống ở Bàng Châu (khu vực tục Đầu Giang) (3). Khu vực các huyện Chí Linh, Thanh Lâm (tức vùng Lục Đầu Giang, nay một phần thuộc Hải Dương, một phần thuộc Bắc Ninh, xưa là đất Bàng Châu. Sách Đại Nam nhất thống chí (tỉnh Hải Dương) chép: “Huyện Chí Linh:... Từ đời Trần về trước gọi là Bàng Châu…”, “huyện Thanh Lâm... Xưa gọi là Bàng Châu...” (T. 3. Sđd. trg. 362- 363). Đào Công Mỹ được dân các trang Đông Hương, Phượng Trì, Tam Sơn xã Dịch Sử, tổng Phá Lãng (Bặc Ninh) tiến cử và được Lê Hoàn phong làm Đô dịch sứ chuyên trách việc giao dịch thư tín giữa quân ta với quân Tống. Ông đã làm cho quân Tống tin là Lê Hoàn không thể gượng dậy được sau “thất bại” ở cửa biển Bạch Đằng và thật tâm muốn “đầu hàng” mong bảo toàn tính mệnh, để giăng bẫy tiêu diệt chủ tướng Tống . Sinh ra và lớn lên trên vùng cửa sông Văn Úc, nhưng chiến công của họ lại lẫy lừng trên sông nước Bạch Đằng và trại Bàng Châu là năm anh em nhà họ Đặng trang Đốc Kính (nay là thôn Đốc Hậu, xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng). Qua hệ thống bố phòng, đặc biệt qua những lần di chuyển đại bản doanh của Lê Hoàn, chúng ta có thể hình dung quy mô rộng lớn, liên hoàn, tính chất phức tạp và quyết liệt của cuộc chiến trên chiến trường miền Đông Bặc. Nhìn toàn cục chiến trường và hệ thống bố phòng của Lê Hoàn, chúng ta càng thấy rõ hơn vị trí then chốt, vai trò quyết định của tuyến phòng thủ Bạch Đằng - Lục Đầu Giang đối với sự thành bại của toàn bộ cuộc kháng chiến. ______________________ (1) Tham khảo các bài viết của Nguyễn Minh Tường: Về vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981 . Tạp chí Xưa Nay. số 76 (6-2000); Trận Bạch Đằng năm 981 , trận quyết chiến chiến lược quyết định thắng lợi. Tạp chí Xưa Nay số 86 (2-2001). (2) Tham khảo Nguyễn Minh Tường: Về vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành trong trận Bạch Đằng năm 981, Tạp chí Xưa nay, số 76 (6-2000) trg. 9-10-23) (3) Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Hải Phòng: Một số di sản văn hoá tiên biển của Hải Phòng. T 2, Sđd, (mục đền Trinh Hưởng) trg. 161- 164. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top