Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118789" data-attributes="member: 17223"><p>Nguồn tư liệu chính sử chỉ cho biết Lê Hoàn tự làm tướng ra sai quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng mà không chép các hoạt động cụ thể của ông. Bổ sung cho sự nghèo nàn của nguồn tư liệu chính sử là các di tích và truyền thuyết dân gian trong vùng. Thần tích đình làng Thường Sơn huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) có chép: “Lê Đại Hành đem quân đến chợ phướn, đóng đồn ở gò đất cao trang Thường Sơn. Vua truyền hịch tuyển quân thu lương, được dân chúng nô nức hưởng ứng. Có gia đình họ Phạm ở Thường Sơn, cả 4 anh em kéo đến cửa doanh tình nguyện tòng quân giết giặc, vua rất cảm phục và thu dụng”.</p><p></p><p>Nhân dân địa phương còn cho biết khi Lê Hoàn đến đây tìm đất đặt hành doanh có thần linh phù hộ và tiến cử 4 anh em người họ Phạm nên mới gọi ngôi miếu cổ ở xóm Trại là miếu Phù Linh. Hành doanh của Lê Hoàn là khu chợ Phướn, nay đã thành khu dân cư xóm Đồng Mát thôn Thuỷ Tú, xã Thuỷ Đường. Chợ Phướn là ngôi chợ lớn của cả vùng, trên bến dưới thuyền tấp nập. Khu vực Bến Thuyền đến nay vẫn còn lạch nước và rất nhiều mảnh sành, mảnh vại. Xưa lạch nước này là sông thông với sông Bạch Đằng và phía ngoài cánh đồng là biển. Truyền thuyết địa phương còn coi Lê Hoàn là người con cầu tự của chùa Linh Sơn thuộc thôn Mỹ Cụ xã Chính Mỹ huyện Thuỷ Nguyên.</p><p></p><p>Ông thông thạo vùng sông nước Bạch Đằng và đã chọn vùng này làm nơi chỉ huy công việc bố phòng cửa biển cũng là điều dễ hiểu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà khu vực huyện Thuỷ Nguyên là nơi tập trung dầy đặc các di tích và truyền thuyết về những người con anh hùng của quê hương trực tiếp đi theo Lê Hoàn đánh trận Bạch Đằng. Sự thống nhất giữa các nguồn tư liệu thư tịch cổ chính sử với các di tích và truyền thuyết dân gian vùng Thuỷ Nguyên Hải Phòng cho phép hình dung khu vực Thuỷ Đường, núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên là nơi Lê Hoàn đóng đại bản doanh trong quá trình chuẩn bị đón đánh quân xâm lược Tống, một chỉ huy sở tiền tiêu ở vùng cửa biển Bạch Đằng năm 981.</p><p></p><p>Tuy nhiên chắc chắn trong suốt quá trình chỉ huy kháng chiến không phải Lê Hoàn chỉ đóng đại bản doanh cố định ờ Thuỷ Đường và khu vực Núi Đèo. Nếu xét về địa thế và đặt trong các mối tương quan trong toàn bộ kế hoạch tác chiến, phải cùng một lúc đón đánh cả hai đạo quân thuỷ bộ tiến vào vùng Đông Bắc thì ông không thể không cơ động chuyển dịch chỉ huy sở đến những địa điểm an toàn hơn mà lại phát huy hiệu quả chỉ huy chiến đấu cao nhất.</p><p></p><p>Đó là chưa nói đến những lúc quân ta gặp khó khăn không giữ được vùng cửa biển Bạch Đằng thì đại bản doanh không thể không dời đi nơi khác. Ngay trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, theo Ngọc phả cổ lục đền Hoa Chương, huyện Thuỷ Đường (nay là thôn Phương Mỹ xã Mỹ Đồng) thì Phạm Quảng vốn là người trang Hoa Chương (xưa là trang Hoa Kiều) đi theo Lê Hoàn đánh giặc, trở thành người thân tín của Lê Hoàn. Sau trận thuỷ chiến đầu tiên quân ta đánh bất lợi, hoàng đế phải rút quân ra xa khoảng 10 dặm. Phạm Quảng đã hiến kế cho hoàng đế chuyển về đóng đồn sở tại làng mình để dựa vào địa thế hiểm trở bổ sung binh lương mà chờ thời vận.</p><p></p><p>Hoa Chương nằm ở phía tây bắc của núi Đèo và chỉ cách chợ Phướn khoảng 7 - 8 km nên có lẽ cũng chỉ là nơi đóng quân tạm trong một thời gian ngắn. Tại vùng Lục Đầu Giang cũng có nhiều dấu tích hoạt động của vị tổng chỉ huy kháng chiến Lê Hoàn và vị Đại tướng quân người Nam Sách Giang Phạm Cự Lạng.</p><p></p><p>Sách Lĩnh Nam chích quái (truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt) cho biết: “Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành (980), Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân xâm lược phương Nam. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lạng kéo quân tới sông Đồ Lồ cự địch, hai bên đối luỹ” (1), và cuối cùng quân Tống phải “xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về” (2).</p><p></p><p></p><p>______________________</p><p>(1). Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn hoá N.1970, tr.75</p><p>(2). Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Sdd, tr. 76</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118789, member: 17223"] Nguồn tư liệu chính sử chỉ cho biết Lê Hoàn tự làm tướng ra sai quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng mà không chép các hoạt động cụ thể của ông. Bổ sung cho sự nghèo nàn của nguồn tư liệu chính sử là các di tích và truyền thuyết dân gian trong vùng. Thần tích đình làng Thường Sơn huyện Thuỷ Đường (Thuỷ Nguyên) có chép: “Lê Đại Hành đem quân đến chợ phướn, đóng đồn ở gò đất cao trang Thường Sơn. Vua truyền hịch tuyển quân thu lương, được dân chúng nô nức hưởng ứng. Có gia đình họ Phạm ở Thường Sơn, cả 4 anh em kéo đến cửa doanh tình nguyện tòng quân giết giặc, vua rất cảm phục và thu dụng”. Nhân dân địa phương còn cho biết khi Lê Hoàn đến đây tìm đất đặt hành doanh có thần linh phù hộ và tiến cử 4 anh em người họ Phạm nên mới gọi ngôi miếu cổ ở xóm Trại là miếu Phù Linh. Hành doanh của Lê Hoàn là khu chợ Phướn, nay đã thành khu dân cư xóm Đồng Mát thôn Thuỷ Tú, xã Thuỷ Đường. Chợ Phướn là ngôi chợ lớn của cả vùng, trên bến dưới thuyền tấp nập. Khu vực Bến Thuyền đến nay vẫn còn lạch nước và rất nhiều mảnh sành, mảnh vại. Xưa lạch nước này là sông thông với sông Bạch Đằng và phía ngoài cánh đồng là biển. Truyền thuyết địa phương còn coi Lê Hoàn là người con cầu tự của chùa Linh Sơn thuộc thôn Mỹ Cụ xã Chính Mỹ huyện Thuỷ Nguyên. Ông thông thạo vùng sông nước Bạch Đằng và đã chọn vùng này làm nơi chỉ huy công việc bố phòng cửa biển cũng là điều dễ hiểu. Cũng không phải ngẫu nhiên mà khu vực huyện Thuỷ Nguyên là nơi tập trung dầy đặc các di tích và truyền thuyết về những người con anh hùng của quê hương trực tiếp đi theo Lê Hoàn đánh trận Bạch Đằng. Sự thống nhất giữa các nguồn tư liệu thư tịch cổ chính sử với các di tích và truyền thuyết dân gian vùng Thuỷ Nguyên Hải Phòng cho phép hình dung khu vực Thuỷ Đường, núi Đèo, huyện Thuỷ Nguyên là nơi Lê Hoàn đóng đại bản doanh trong quá trình chuẩn bị đón đánh quân xâm lược Tống, một chỉ huy sở tiền tiêu ở vùng cửa biển Bạch Đằng năm 981. Tuy nhiên chắc chắn trong suốt quá trình chỉ huy kháng chiến không phải Lê Hoàn chỉ đóng đại bản doanh cố định ờ Thuỷ Đường và khu vực Núi Đèo. Nếu xét về địa thế và đặt trong các mối tương quan trong toàn bộ kế hoạch tác chiến, phải cùng một lúc đón đánh cả hai đạo quân thuỷ bộ tiến vào vùng Đông Bắc thì ông không thể không cơ động chuyển dịch chỉ huy sở đến những địa điểm an toàn hơn mà lại phát huy hiệu quả chỉ huy chiến đấu cao nhất. Đó là chưa nói đến những lúc quân ta gặp khó khăn không giữ được vùng cửa biển Bạch Đằng thì đại bản doanh không thể không dời đi nơi khác. Ngay trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên, theo Ngọc phả cổ lục đền Hoa Chương, huyện Thuỷ Đường (nay là thôn Phương Mỹ xã Mỹ Đồng) thì Phạm Quảng vốn là người trang Hoa Chương (xưa là trang Hoa Kiều) đi theo Lê Hoàn đánh giặc, trở thành người thân tín của Lê Hoàn. Sau trận thuỷ chiến đầu tiên quân ta đánh bất lợi, hoàng đế phải rút quân ra xa khoảng 10 dặm. Phạm Quảng đã hiến kế cho hoàng đế chuyển về đóng đồn sở tại làng mình để dựa vào địa thế hiểm trở bổ sung binh lương mà chờ thời vận. Hoa Chương nằm ở phía tây bắc của núi Đèo và chỉ cách chợ Phướn khoảng 7 - 8 km nên có lẽ cũng chỉ là nơi đóng quân tạm trong một thời gian ngắn. Tại vùng Lục Đầu Giang cũng có nhiều dấu tích hoạt động của vị tổng chỉ huy kháng chiến Lê Hoàn và vị Đại tướng quân người Nam Sách Giang Phạm Cự Lạng. Sách Lĩnh Nam chích quái (truyện hai vị thần ở Long Nhãn, Như Nguyệt) cho biết: “Năm Thiên Phúc nguyên niên đời Lê Đại Hành (980), Tống Thái Tổ sai bọn tướng quân Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng cất quân xâm lược phương Nam. Lê Đại Hành và tướng quân Phạm Cự Lạng kéo quân tới sông Đồ Lồ cự địch, hai bên đối luỹ” (1), và cuối cùng quân Tống phải “xéo đạp vào nhau mà chạy tan, lầm giết lẫn nhau, ai lo chạy thoát thân người ấy, bị bắt không biết bao nhiêu mà kể. Quân Tống đại bại mà về” (2). ______________________ (1). Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn hoá N.1970, tr.75 (2). Vũ Quỳnh, Kiều Phú: Lĩnh Nam chích quái, Sdd, tr. 76 [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top