Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118788" data-attributes="member: 17223"><p>Tuy nhiên tuyến phòng thủ vòng ngoài này chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh của nó nếu nó gắn bó một cách hữu cơ với các tuyến phòng thủ ở trung tâm châu thổ sông Hồng và phòng thủ trực tiếp ở kinh đô Hoa Lư. Các tuyến phòng thủ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ cho nhau, cùng triệt để khai thác mặt thuận lợi của địa hình sông nước và sự tham gia đóng góp của toàn dân trên địa bàn căn bản của đất nước là vùng châu thổ sông Hồng.</p><p></p><p>Dù là có chức năng bảo vệ vòng ngoài, vòng giữa hay vòng trong thì các tuyến phòng thủ này đều là các tấm áo giáp che chắn cho kinh đô Hoa Lư. Để có thể chặn đứng và đánh bại quân địch trên cả hai tuyến thuỷ, bộ ở vùng đất địa đầu miền Đông Bặc, Lê Hoàn đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, Kinh Thày kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang, trong đó lực lượng tập trung cao nhất ở vùng cửa biển Bạch Đằng là nơi đoàn thuyền chiến của quân Tống vừa mới từ biển tiến vào và vùng Lục Đầu Giang là nơi hợp điểm của hai đoàn quân thuỷ, bộ.</p><p></p><p>Vì ý thức được vị trí trọng yếu của toàn tuyến phòng thủ từ cửa sông Bạch Đằng cho đến Lục Đầu Giang nên Lê Hoàn đã trực tiếp chỉ huy các cuộc chặn đánh quân Tống ở đây.</p><p></p><p>Tại vùng cửa biển Bạch Đằng, học tập kinh nghiệm của Ngô Quyền hơn 40 năm trước, Lê Hoàn đã cho bố trí trận địa cọc ở cửa sông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: mùa xuân, tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn (Lãng Sơn), Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua (tức Lê Hoàn) tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông” (1).</p><p></p><p>Sách Việt sử thông giám cương mục cũng chép tương tự như vậy nhưng có phần cụ thể hơn:“Tháng 3, mùa xuân. Quân Tống xâm lược. Nhà vua tự làm tướng, đánh bại quân địch. Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn (Lãng Sơn); Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng. Nhà vua tự làm tướng ra kháng chiến: sai quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn cản địch. . .” (2). </p><p></p><p>Cửa sông Bạch Đằng là cửa ngõ yết hầu từ phương Bắc vào nước ta. Càng ngược về xa xưa nó càng có vị trí kỳ cực kỳ quan trọng. Các nhà địa lý học lịch sử đời Nguyễn biên soạn bộ sách Đại Nam nhất thống chí đã nhận xét rất xác đáng rằng: ‘nước ta khống chế người Bắc, sông này là chỗ cổ họng” (3).</p><p></p><p>Từ cửa biển Bạch Đằng dùng thuyền có thể tiến sâu vào nội địa bằng cả hai đường sông Cấm và sông Bạch Đằng. Thậm chí ở vào thời điểm cách ngày nay hơn chục thế kỷ, khi Đồ Sơn còn đang là đảo giữa biển cả mênh mông, thuyền vào cửa biển Bạch Đằng có thể dễ dàng cắt đường chạy qua Kiến Thuỵ Tiên Lãng đến sông Thái Bình rồi theo dòng sông Luộc để đi vào vùng hạ châu thổ sông Hồng (4).</p><p></p><p>Chúng tôi dự đoán vùng trận địa ngăn chặn quân Tống của Lê Hoàn không thể nằm ngoài khu vực trung lưu và hạ lưu sông bạch Đằng hiện nay - nghĩa là không cách xa trận địa của Ngô Quyền năm 938. Điểm khác nhau chủ yếu trong việc bố trí lực lượng ở cửa sông Bạch Đằng giữa Lê Hoàn và Ngô Quyền chính là Ngô Quyền đã dồn toàn bộ lực lượng ra cửa sông Bạch Đằng đánh một trận quyết định kết thúc chiến tranh, còn ngoài việc chặn địch ở cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn không thể không căng sức ra đối phó với các cánh quân của Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ tiến theo đường bộ và sẵn sàng phối hợp với cánh quân thuỷ của Lưu Trừng ở khu vực Lục Đầu Giang.</p><p></p><p></p><p>____________________</p><p>(1) Đại việt sử ký toàn thư. T.1. Sđd, tr 220- 221 . </p><p>(2) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1, Sđd, tr 251. </p><p>(3) Đại Nam nhất thống chí, T.4, bản dịch Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, trg. 25.</p><p>(4) Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo mô tả đường đi của Tống Cảo như sau: “Lúc bấy giờ sứ nhà Tống từ sông Bạch Đằng huyện Thuỷ Đường (tỉnh Hải Dương) vào sông Tranh (Vĩnh Lại) sang sông thuộc tỉnh Hưng Yên, xuống sông Châu Cầu Hà Nội. (sông Châu Cầu ở Lý Nhân) để vào Hoa Lư”. Đây cũng chính là con đường giao thông huyết mạch mà mãi đến thế kỷ XVII. XVIII. người phương Tây đến làm ăn buôn bán ở nước ta vẫn gọi chung là sông Đàng Ngoài với ý nghĩa là đường giao thương quan trọng nhất của toàn bộ khu vực Đàng Ngoài cho đến lúc bấy giờ.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118788, member: 17223"] Tuy nhiên tuyến phòng thủ vòng ngoài này chỉ có thể hoàn thành được sứ mệnh của nó nếu nó gắn bó một cách hữu cơ với các tuyến phòng thủ ở trung tâm châu thổ sông Hồng và phòng thủ trực tiếp ở kinh đô Hoa Lư. Các tuyến phòng thủ này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tương hỗ cho nhau, cùng triệt để khai thác mặt thuận lợi của địa hình sông nước và sự tham gia đóng góp của toàn dân trên địa bàn căn bản của đất nước là vùng châu thổ sông Hồng. Dù là có chức năng bảo vệ vòng ngoài, vòng giữa hay vòng trong thì các tuyến phòng thủ này đều là các tấm áo giáp che chắn cho kinh đô Hoa Lư. Để có thể chặn đứng và đánh bại quân địch trên cả hai tuyến thuỷ, bộ ở vùng đất địa đầu miền Đông Bặc, Lê Hoàn đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, Kinh Thày kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang, trong đó lực lượng tập trung cao nhất ở vùng cửa biển Bạch Đằng là nơi đoàn thuyền chiến của quân Tống vừa mới từ biển tiến vào và vùng Lục Đầu Giang là nơi hợp điểm của hai đoàn quân thuỷ, bộ. Vì ý thức được vị trí trọng yếu của toàn tuyến phòng thủ từ cửa sông Bạch Đằng cho đến Lục Đầu Giang nên Lê Hoàn đã trực tiếp chỉ huy các cuộc chặn đánh quân Tống ở đây. Tại vùng cửa biển Bạch Đằng, học tập kinh nghiệm của Ngô Quyền hơn 40 năm trước, Lê Hoàn đã cho bố trí trận địa cọc ở cửa sông. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: mùa xuân, tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn (Lãng Sơn), Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng. Vua (tức Lê Hoàn) tự làm tướng đi chặn giặc, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông” (1). Sách Việt sử thông giám cương mục cũng chép tương tự như vậy nhưng có phần cụ thể hơn:“Tháng 3, mùa xuân. Quân Tống xâm lược. Nhà vua tự làm tướng, đánh bại quân địch. Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn (Lãng Sơn); Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng. Nhà vua tự làm tướng ra kháng chiến: sai quân sĩ đóng cọc ở sông Bạch Đằng để ngăn cản địch. . .” (2). Cửa sông Bạch Đằng là cửa ngõ yết hầu từ phương Bắc vào nước ta. Càng ngược về xa xưa nó càng có vị trí kỳ cực kỳ quan trọng. Các nhà địa lý học lịch sử đời Nguyễn biên soạn bộ sách Đại Nam nhất thống chí đã nhận xét rất xác đáng rằng: ‘nước ta khống chế người Bắc, sông này là chỗ cổ họng” (3). Từ cửa biển Bạch Đằng dùng thuyền có thể tiến sâu vào nội địa bằng cả hai đường sông Cấm và sông Bạch Đằng. Thậm chí ở vào thời điểm cách ngày nay hơn chục thế kỷ, khi Đồ Sơn còn đang là đảo giữa biển cả mênh mông, thuyền vào cửa biển Bạch Đằng có thể dễ dàng cắt đường chạy qua Kiến Thuỵ Tiên Lãng đến sông Thái Bình rồi theo dòng sông Luộc để đi vào vùng hạ châu thổ sông Hồng (4). Chúng tôi dự đoán vùng trận địa ngăn chặn quân Tống của Lê Hoàn không thể nằm ngoài khu vực trung lưu và hạ lưu sông bạch Đằng hiện nay - nghĩa là không cách xa trận địa của Ngô Quyền năm 938. Điểm khác nhau chủ yếu trong việc bố trí lực lượng ở cửa sông Bạch Đằng giữa Lê Hoàn và Ngô Quyền chính là Ngô Quyền đã dồn toàn bộ lực lượng ra cửa sông Bạch Đằng đánh một trận quyết định kết thúc chiến tranh, còn ngoài việc chặn địch ở cửa sông Bạch Đằng, Lê Hoàn không thể không căng sức ra đối phó với các cánh quân của Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng, Trần Khâm Tộ tiến theo đường bộ và sẵn sàng phối hợp với cánh quân thuỷ của Lưu Trừng ở khu vực Lục Đầu Giang. ____________________ (1) Đại việt sử ký toàn thư. T.1. Sđd, tr 220- 221 . (2) Khâm định Việt sử thông giám cương mục, T.1, Sđd, tr 251. (3) Đại Nam nhất thống chí, T.4, bản dịch Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, trg. 25. (4) Đặng Xuân Bảng trong Sử học bị khảo mô tả đường đi của Tống Cảo như sau: “Lúc bấy giờ sứ nhà Tống từ sông Bạch Đằng huyện Thuỷ Đường (tỉnh Hải Dương) vào sông Tranh (Vĩnh Lại) sang sông thuộc tỉnh Hưng Yên, xuống sông Châu Cầu Hà Nội. (sông Châu Cầu ở Lý Nhân) để vào Hoa Lư”. Đây cũng chính là con đường giao thông huyết mạch mà mãi đến thế kỷ XVII. XVIII. người phương Tây đến làm ăn buôn bán ở nước ta vẫn gọi chung là sông Đàng Ngoài với ý nghĩa là đường giao thương quan trọng nhất của toàn bộ khu vực Đàng Ngoài cho đến lúc bấy giờ. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top