Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118786" data-attributes="member: 17223"><p>Được tin quân Tống sắp kéo sang xâm lược, Dương thái hậu “sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm Đại tướng quân” (1). Trong khi triều đình đang họp bàn kế hoạch đánh giặc thì Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác yêu cầu tôn lập Lê Hoàn làm hoàng đế trước khi xuất quân. Lê Hoàn lúc này là người duy nhất trong triều đình Hoa Lư hội đủ được uy tín và tài năng, tinh thần và lực lượng bảo vệ và gìn giữ nền độc lập dân tộc, nền thống nhất đất nước trước cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống.</p><p></p><p>Dương thái hậu nhận rõ thực tế này và đã phó thác toàn bộ vận mệnh của đất nước và triều đình Hoa Lư vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. “Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi hoàng đế, (2). ông lên ngôi hoàng đế lúc này là chấp nhận một sự phó thác nghiệt ngã của lịch sử, trước hết vì sự tồn vong của giống nòi, của chính sự nghiệp thống nhất đất nước cao cả mà vua Đinh Tiên Hoàng vừa khởi dựng. </p><p> </p><p>Lên ngôi hoàng đế trong khung cảnh đất nước đang lâm nguy, Lê Hoàn lập tức lao vào tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Triều Tiền Lê trên thực tế là sự tiếp nối triều đình nhà Đinh. Lê Hoàn vẫn giữ nguyên tên nước là Đại Cồ Việt, vẫn cho tu sửa, gia cố thêm kinh thành Hoa Lư. Ông quyết định đổi niên hiệu là Thiên Phúc và lấy năm 980 là năm Thiên Phúc nguyên niên, giáng phong Đinh Toàn làm Vệ vương (thực chất là cho Đinh Toàn trở lại tước cũ, đã được nhận phong từ vua cha Đinh Tiên Hoàng hai năm trước) và vẫn lấy danh nghĩa Vệ vương của Đinh Toàn trong quan hệ bang giao với nhà Tống.</p><p></p><p>Triều đình Hoa Lư, chỉ trừ Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp kiên quyết chống lại Lê Hoàn ngay từ sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, còn tất cả đều tôn phò ông, tập hợp xung quanh ông trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cao cả. Lê Hoàn nêu cao ngọn cờ đoàn kết, khai thác, tập hợp và sử dụng toàn bộ tập thể triều đình nhà Đinh vào trong vương triều mới của mình.</p><p></p><p>Dương thái hậu, người đại diện cho cả hai dòng họ Đinh và họ Dương vẫn tiếp tục ngồi lại trong triều và chăm lo việc quân lương. Đại tướng quân Phạm Cự Lạng vẫn là tướng chỉ huy cao nhất. Các nhà sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh vẫn tiếp tục làm cố vấn cho Lê Hoàn dự bàn mưu kế. Hồng Hiến là người phương Bắc được Lê Hoàn tin dùng, phong làm Thái sư, giúp vua về mưu lược đánh Tống. Tất cả đều đặt dưới quyền Tổng chỉ huy của Lê Hoàn và đã sẵn sàng vào trận.</p><p></p><p>Một mặt quân dân Đại Cồ Việt chủ động sẵn sàng đánh bại quân xâm lược Tống bất cứ lúc nào khi chúng xâm phạm bờ cõi, nhưng mặt khác Lê Hoàn rất cần thời gian vật chất để hoàn tất công việc chuẩn bị. Đề phòng cả việc bị bất ngờ tấn công từ mặt nam, ông sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chăm Pa thăm dò tình hình và đặt quan hệ hoà hiếu (3).</p><p></p><p>Trước tối hậu thư của vua Tống, ông cử ngay người sang Trung Quốc tìm mòi cách “để hoà hoãn tình thế”, kích thích thêm tính chủ quan kiêu ngạo của quân Tống và tranh thủ thời gian chuẩn bị thêm lực lượng.</p><p></p><p>Cuối năm 980, theo kế hoạch tốc chiến, bất ngờ, 3 vạn quân Tống theo hai đường thuỷ bộ dưới sự chỉ huy của Hầu Nhân Bảo ồ ạt xâm lược Đại Cồ Việt. Sử sách chép về các cánh quân bộ và diễn biến chiến trận có nhiều mâu thuẫn nên cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều cách lý giải khác nhau về việc tổ chức kháng chiến của Lê Hoàn. Một vấn đề hết sức mấu chốt cần phải làm rõ là liệu có phải Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tấn công vào nước ta theo đường Lạng Sơn như một số bộ sử của ta chép hay không? </p><p></p><p></p><p>______________________</p><p>(1) Đại Việt sử ký toàn thư. T 1. bản dịch. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993 . tr 217.</p><p>(2) Như trên, tr 217.</p><p>(1) Đại việt sử ký toàn thư, T 1, bản dịch. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993, tr, 222.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118786, member: 17223"] Được tin quân Tống sắp kéo sang xâm lược, Dương thái hậu “sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm Đại tướng quân” (1). Trong khi triều đình đang họp bàn kế hoạch đánh giặc thì Phạm Cự Lạng cùng các tướng quân khác yêu cầu tôn lập Lê Hoàn làm hoàng đế trước khi xuất quân. Lê Hoàn lúc này là người duy nhất trong triều đình Hoa Lư hội đủ được uy tín và tài năng, tinh thần và lực lượng bảo vệ và gìn giữ nền độc lập dân tộc, nền thống nhất đất nước trước cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống. Dương thái hậu nhận rõ thực tế này và đã phó thác toàn bộ vận mệnh của đất nước và triều đình Hoa Lư vào tay Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. “Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi hoàng đế, (2). ông lên ngôi hoàng đế lúc này là chấp nhận một sự phó thác nghiệt ngã của lịch sử, trước hết vì sự tồn vong của giống nòi, của chính sự nghiệp thống nhất đất nước cao cả mà vua Đinh Tiên Hoàng vừa khởi dựng. Lên ngôi hoàng đế trong khung cảnh đất nước đang lâm nguy, Lê Hoàn lập tức lao vào tổ chức kháng chiến chống quân xâm lược Tống. Triều Tiền Lê trên thực tế là sự tiếp nối triều đình nhà Đinh. Lê Hoàn vẫn giữ nguyên tên nước là Đại Cồ Việt, vẫn cho tu sửa, gia cố thêm kinh thành Hoa Lư. Ông quyết định đổi niên hiệu là Thiên Phúc và lấy năm 980 là năm Thiên Phúc nguyên niên, giáng phong Đinh Toàn làm Vệ vương (thực chất là cho Đinh Toàn trở lại tước cũ, đã được nhận phong từ vua cha Đinh Tiên Hoàng hai năm trước) và vẫn lấy danh nghĩa Vệ vương của Đinh Toàn trong quan hệ bang giao với nhà Tống. Triều đình Hoa Lư, chỉ trừ Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp kiên quyết chống lại Lê Hoàn ngay từ sau khi Đinh Tiên Hoàng qua đời, còn tất cả đều tôn phò ông, tập hợp xung quanh ông trong sự nghiệp đánh giặc, giữ nước cao cả. Lê Hoàn nêu cao ngọn cờ đoàn kết, khai thác, tập hợp và sử dụng toàn bộ tập thể triều đình nhà Đinh vào trong vương triều mới của mình. Dương thái hậu, người đại diện cho cả hai dòng họ Đinh và họ Dương vẫn tiếp tục ngồi lại trong triều và chăm lo việc quân lương. Đại tướng quân Phạm Cự Lạng vẫn là tướng chỉ huy cao nhất. Các nhà sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh vẫn tiếp tục làm cố vấn cho Lê Hoàn dự bàn mưu kế. Hồng Hiến là người phương Bắc được Lê Hoàn tin dùng, phong làm Thái sư, giúp vua về mưu lược đánh Tống. Tất cả đều đặt dưới quyền Tổng chỉ huy của Lê Hoàn và đã sẵn sàng vào trận. Một mặt quân dân Đại Cồ Việt chủ động sẵn sàng đánh bại quân xâm lược Tống bất cứ lúc nào khi chúng xâm phạm bờ cõi, nhưng mặt khác Lê Hoàn rất cần thời gian vật chất để hoàn tất công việc chuẩn bị. Đề phòng cả việc bị bất ngờ tấn công từ mặt nam, ông sai Từ Mục và Ngô Tử Canh sang Chăm Pa thăm dò tình hình và đặt quan hệ hoà hiếu (3). Trước tối hậu thư của vua Tống, ông cử ngay người sang Trung Quốc tìm mòi cách “để hoà hoãn tình thế”, kích thích thêm tính chủ quan kiêu ngạo của quân Tống và tranh thủ thời gian chuẩn bị thêm lực lượng. Cuối năm 980, theo kế hoạch tốc chiến, bất ngờ, 3 vạn quân Tống theo hai đường thuỷ bộ dưới sự chỉ huy của Hầu Nhân Bảo ồ ạt xâm lược Đại Cồ Việt. Sử sách chép về các cánh quân bộ và diễn biến chiến trận có nhiều mâu thuẫn nên cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn còn tồn tại nhiều cách lý giải khác nhau về việc tổ chức kháng chiến của Lê Hoàn. Một vấn đề hết sức mấu chốt cần phải làm rõ là liệu có phải Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tấn công vào nước ta theo đường Lạng Sơn như một số bộ sử của ta chép hay không? ______________________ (1) Đại Việt sử ký toàn thư. T 1. bản dịch. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993 . tr 217. (2) Như trên, tr 217. (1) Đại việt sử ký toàn thư, T 1, bản dịch. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1993, tr, 222. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top