Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118784" data-attributes="member: 17223"><p>Địa điểm Bàn Cung hiện nay còn lại vết tích trên núi Bàn Cung. Đây là quả núi chính mà đại bản doanh tựa vào. Đúng ra phải gọi là Hành Cung, nhưng vì tránh tên húy của vua Lê Đại Hành, nên đọc chệch ra là Bàn Cung. Trên lưng chừng quả núi này, cách mặt đất chừng 15 - 20 m, người ta bại núi ở hai bên để -dựng hành cung cho nhà vua và cũng làm nơi bàn bạc việc quân. Nền mỗi dãy hành cung còn lại ước chừng 1 sào Bặc Bộ (360m2).</p><p></p><p>Nền Bà Chúa: nơi ở của các vị nữ tướng. Núi Sơn Đụn: nơi tương truyền là kho quân lương của quân đội . . . về các di tích đền, miếu, đình, chùa thì ở xã An Lạc có thể nói khá nhiều như: đền Cao, đền Bến Tràng, đền Bến Cả, đền Cả, chùa Nguyệt, chùa Sơn Đụn. . . Có một điều đáng lưu ý hầu hết các ngôi đền nói trên đều thờ các vị tướng tham gia cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do vua Lê Đại Hành lãnh đạo.</p><p></p><p>Trong số các di tích lịch sử đó, đáng chú ý hơn cả cần nói đến khu Đền Cao mà phần trên chúng tôi đã có dịp nhắc tới. Đền Cao được xây dựng trên đỉnh ngọn Thiên Bồng, có độ cao 47m so với mặt biển. Đền tọa lạc trên bãi đất bằng phẳng rộng ước chừng 5.414 m2. Cảnh đền Cao trên núi Thiên Bồng luôn gợi cho du khách một cảm giác u tịch, thanh vắng. Phải chăng chính vì vậy, núi được đặt tên với ý nghĩa “cảnh tiên bồng lai trên thiên giới?”. Phủ kín quả núi và xung quanh đền Cao là 54 cây lim cổ, tuổi ước cũng vài trăm năm, càng tôn thêm vẻ tĩnh mịch của chốn danh thắng được mệnh danh là nơi tách khỏi bụi trần này.</p><p></p><p>Bản Ngọc phả hiện còn lưu giữ tại đền Cao là do Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được vị Thiếu khanh Nguyễn Hiền giữ chức Quản giám bách thần sao lại vào năm Vĩnh Hựu thứ ba (1737) cho biết: Vị thần được thờ ở đây là họ Vương, húy là Đức Minh. Cũng theo Ngọc phả, trong cuộc kháng chiến chống Tống vào mùa xuân năm Tân Tỵ (981), vua Lê Đại Hành đã đem quân về lập đại bản doanh tại An Lạc. Bấy giờ An Lạc, còn có tên là Dược Đậu trang thuộc đất Bàng Châu, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương.</p><p></p><p>Ở Dược Đậu trang có 5 anh chị em họ Vương tham gia quân đội đánh giặc cứu nước. Sau khi dẹp xong giặc Tống tàn bạo, bà chị cả là Vương Thị Đào được phong làm Đào Hoa Trinh Thuận công chúa, bà chị thứ hai là Vương Thị Liễu làm Liễu Hoa Linh ứng công chúa. Người em trai thứ ba là Vương Đức Minh được phong làm Thiên Bồng Đại tướng quân đại vương, ông thứ tư là Vương Đức Xuân làm Dực Thánh Dũng Mãnh đại vương, ông thứ năm là Vương Đức Hồng làm Anh Vũ Dũng Lược đại vương.</p><p></p><p>Người em thứ ba là Vương Đức Minh được thờ tại đền Cao, còn các em trai, chị gái ông được thờ ở các đền như đền Bến Tràng, đền Bến Cả, đền Cả. . .</p><p></p><p>Trong đền Cao còn treo 13 bộ câu đối gỗ sơn son thiếp vàng, nội dung phần lớn nói lên tấm lòng ngưỡng mộ của khách thập phương đối với tướng Vương Đức Minh “sinh vi tướng, tử vi thần” được thờ ở đền. Tinh thần bao trùm lên các câu đối ở đền là ca ngợi khí thế hào hùng của quân đội thời Tiền Lê dưới sự chỉ huy của chủ soái Lê Đại Hành và các danh tướng của ông. Chúng ta thử đọc lại một hai câu dưới đây:</p><p></p><p> “Quyền chưởng trung hoa thảo tặc đại danh thuỳ vũ trụ;</p><p> Đại lao thánh giá, phù Lê chính khí đối càn khôn”.</p><p></p><p> Nghĩa là:</p><p></p><p> “Quyền giữ quốc gia, giết giặc lưu danh cùng vũ trụ;</p><p> Tôn phò thánh giá, giúp Lê chính khí sánh càn khôn”.</p><p> </p><p>Thực là tràn đầy khí thế và sáng ngời chính nghĩa, hay câu sau:</p><p></p><p> “Nhạc giáng duy thần, khước Tống anh danh trường lẫm liệt,</p><p> Tinh di kỷ độ, Tiền Lê hiển miếu túc thanh cao”.</p><p>Nghĩa là:</p><p></p><p> Sơn nhạc giáng thần, phá Tống anh uy còn lẫm liệt</p><p> Đổi thay mấy độ, Tiền Lê miếu dựng vẫn uy nghi.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118784, member: 17223"] Địa điểm Bàn Cung hiện nay còn lại vết tích trên núi Bàn Cung. Đây là quả núi chính mà đại bản doanh tựa vào. Đúng ra phải gọi là Hành Cung, nhưng vì tránh tên húy của vua Lê Đại Hành, nên đọc chệch ra là Bàn Cung. Trên lưng chừng quả núi này, cách mặt đất chừng 15 - 20 m, người ta bại núi ở hai bên để -dựng hành cung cho nhà vua và cũng làm nơi bàn bạc việc quân. Nền mỗi dãy hành cung còn lại ước chừng 1 sào Bặc Bộ (360m2). Nền Bà Chúa: nơi ở của các vị nữ tướng. Núi Sơn Đụn: nơi tương truyền là kho quân lương của quân đội . . . về các di tích đền, miếu, đình, chùa thì ở xã An Lạc có thể nói khá nhiều như: đền Cao, đền Bến Tràng, đền Bến Cả, đền Cả, chùa Nguyệt, chùa Sơn Đụn. . . Có một điều đáng lưu ý hầu hết các ngôi đền nói trên đều thờ các vị tướng tham gia cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 do vua Lê Đại Hành lãnh đạo. Trong số các di tích lịch sử đó, đáng chú ý hơn cả cần nói đến khu Đền Cao mà phần trên chúng tôi đã có dịp nhắc tới. Đền Cao được xây dựng trên đỉnh ngọn Thiên Bồng, có độ cao 47m so với mặt biển. Đền tọa lạc trên bãi đất bằng phẳng rộng ước chừng 5.414 m2. Cảnh đền Cao trên núi Thiên Bồng luôn gợi cho du khách một cảm giác u tịch, thanh vắng. Phải chăng chính vì vậy, núi được đặt tên với ý nghĩa “cảnh tiên bồng lai trên thiên giới?”. Phủ kín quả núi và xung quanh đền Cao là 54 cây lim cổ, tuổi ước cũng vài trăm năm, càng tôn thêm vẻ tĩnh mịch của chốn danh thắng được mệnh danh là nơi tách khỏi bụi trần này. Bản Ngọc phả hiện còn lưu giữ tại đền Cao là do Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572) và được vị Thiếu khanh Nguyễn Hiền giữ chức Quản giám bách thần sao lại vào năm Vĩnh Hựu thứ ba (1737) cho biết: Vị thần được thờ ở đây là họ Vương, húy là Đức Minh. Cũng theo Ngọc phả, trong cuộc kháng chiến chống Tống vào mùa xuân năm Tân Tỵ (981), vua Lê Đại Hành đã đem quân về lập đại bản doanh tại An Lạc. Bấy giờ An Lạc, còn có tên là Dược Đậu trang thuộc đất Bàng Châu, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Ở Dược Đậu trang có 5 anh chị em họ Vương tham gia quân đội đánh giặc cứu nước. Sau khi dẹp xong giặc Tống tàn bạo, bà chị cả là Vương Thị Đào được phong làm Đào Hoa Trinh Thuận công chúa, bà chị thứ hai là Vương Thị Liễu làm Liễu Hoa Linh ứng công chúa. Người em trai thứ ba là Vương Đức Minh được phong làm Thiên Bồng Đại tướng quân đại vương, ông thứ tư là Vương Đức Xuân làm Dực Thánh Dũng Mãnh đại vương, ông thứ năm là Vương Đức Hồng làm Anh Vũ Dũng Lược đại vương. Người em thứ ba là Vương Đức Minh được thờ tại đền Cao, còn các em trai, chị gái ông được thờ ở các đền như đền Bến Tràng, đền Bến Cả, đền Cả. . . Trong đền Cao còn treo 13 bộ câu đối gỗ sơn son thiếp vàng, nội dung phần lớn nói lên tấm lòng ngưỡng mộ của khách thập phương đối với tướng Vương Đức Minh “sinh vi tướng, tử vi thần” được thờ ở đền. Tinh thần bao trùm lên các câu đối ở đền là ca ngợi khí thế hào hùng của quân đội thời Tiền Lê dưới sự chỉ huy của chủ soái Lê Đại Hành và các danh tướng của ông. Chúng ta thử đọc lại một hai câu dưới đây: “Quyền chưởng trung hoa thảo tặc đại danh thuỳ vũ trụ; Đại lao thánh giá, phù Lê chính khí đối càn khôn”. Nghĩa là: “Quyền giữ quốc gia, giết giặc lưu danh cùng vũ trụ; Tôn phò thánh giá, giúp Lê chính khí sánh càn khôn”. Thực là tràn đầy khí thế và sáng ngời chính nghĩa, hay câu sau: “Nhạc giáng duy thần, khước Tống anh danh trường lẫm liệt, Tinh di kỷ độ, Tiền Lê hiển miếu túc thanh cao”. Nghĩa là: Sơn nhạc giáng thần, phá Tống anh uy còn lẫm liệt Đổi thay mấy độ, Tiền Lê miếu dựng vẫn uy nghi. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top