Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118783" data-attributes="member: 17223"><p>Nơi mà vua Lê Đại Hành chọn để đóng đại bản doanh nói trên rõ ràng đáp ứng những điều kiện tối cần thiết của một nơi đóng quân mà các bộ binh thư cổ của phương Đông chỉ dẫn. Sách Tôn Tử binh pháp ở thiên Hành quân có viết: “Phàm bố trí quân đội, phán đoán địch tình (cần theo những nguyên tắc sau đây): “Vượt qua núi, cần men theo chỗ thấp mà đi. Chiếm lĩnh vùng núi non, cần chọn những nơi cao hướng về mặt trời, cần dựa lưng vào mỏm cao chứ không đối diện với mỏm cao. Đó là nguyên tắc đóng quân ở vùng núi” (1).</p><p></p><p>Ngay trong thiên Đồn Trú, sách Binh thư yếu lược, cũng viết: “Phàm đóng quân thì phải dùng nơi sau cao, trước thấp, trông ra hướng sáng, quay lưng hướng tối, nuôi sống ở đủ nước lửa không lo, vận tải tiếp tế không trở ngại, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. . .” (2).</p><p></p><p>Nghiên cứu nơi đóng đại bản doanh của vua Lê Đại Hành, chúng ta thấy nó “dựa lưng vào mỏm núi cao” là các ngọn Bàn Cung, Thiên Bồng, Đầu Giông, Cổ Vu và “trông ra hướng sáng” là hướng nam, phía xa có dòng Nguyệt Giang trong xanh, thoáng đãng.</p><p></p><p>Che chắn phía đông cho đại bản doanh là các ngọn núi như: Đồng Đò, Vọng Dứa, Đồng Ra và Cao Hiệu. Tất cả những núi non, gò đồi bao bọc ấy lại được dòng Nguyệt Giang và chi lưu của nó che chắn thêm khiến đại bản doanh của vua Lê Đại Hành có khả năng án binh, giấu quân làm cho quân Tống không thể tìm thấy được. Điều đó giải thích câu văn được chép trong Tống sử vừa nói ở trên: “Toàn Hưng và Lưu Trừng theo đường thủy đem quân đến thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc” (tức chủ quân và đại bản doanh của quân ta - NMT).</p><p></p><p>Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành ở xã An Lạc, nếu đi theo đường thủy xuôi dòng Nguyệt Giang ra sông Kinh Thày để đến Bạch Đằng ước chừng 30km. Còn tính theo đường chim bay từ đây đến Bạch Đằng chỉ khoảng trên 20km. Đây là địa bàn đặt sở chỉ huy, có thể nói khá đắc địa trong điều kiện của cuộc chiến tranh dưới thời Trung cổ, cả hai bên tham chiến đều sử dụng vũ khí và phương tiện vận chuyển còn thô sơ.</p><p> </p><p>Đồng Dinh (như tên gọi của nó) không phải là một di tích tồn tại đơn nhất, độc lập. Nó được nằm trong một quần thể di tích lịch sử làm chứng cứ khẳng định thêm cho vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành.</p><p></p><p>Xã An Lạc cùng với xã Tân Dân, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có vinh dự lưu giữ và bảo tồn những chứng tích quý giá đó cho chúng ta và muôn đời sau ở đây, những chứng tích liên quan tới đại bản doanh của vua Lê Đại Hành có thể chia làm hai loại: Những địa danh - lịch sử và các di tích đền, miếu, chùa. . .</p><p></p><p>Về những địa danh lịch sử của xã An Lạc và Tân Dân, hiện nay còn khá nhiều liên quan trực tiếp hoặc gợi ra cho ta những suy nghĩ về một địa bàn đóng sở chỉ huy khá lâu của một vị tướng tổng tư lệnh, vị hoàng đế thân chinh đi đánh giặc. Đó là:</p><p></p><p>Núi Cao Hiệu: núi sát với Bến Vạn, bên dòng Nguyệt Giang đổ ra sông Kinh Thày, tương truyền nơi cắm cờ và vọng gác tiền tiêu.</p><p></p><p>Nội Xưởng: Nơi tương truyền rèn, sửa vũ khí và phương tiện chiến đấu. Lò Văn: nơi một số viên quan từ hàn đi theo quân đội phụ trách việc văn thư làm việc.</p><p></p><p>Bàn Cung: nơi tương truyền vua Lê Đại Hành họp bàn việc quân với các tướng lĩnh dưới quyền.</p><p></p><p></p><p>____________________</p><p>(1) Tôn Ngô binh pháp. Nxb Công an nhân dân, N. 1994. bản dịch của Trần Ngọc Thuận. tr. 121</p><p>(2) Binh thư yếu lược. Nxb Khoa học xã hội, N. 1977, tr. 129.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118783, member: 17223"] Nơi mà vua Lê Đại Hành chọn để đóng đại bản doanh nói trên rõ ràng đáp ứng những điều kiện tối cần thiết của một nơi đóng quân mà các bộ binh thư cổ của phương Đông chỉ dẫn. Sách Tôn Tử binh pháp ở thiên Hành quân có viết: “Phàm bố trí quân đội, phán đoán địch tình (cần theo những nguyên tắc sau đây): “Vượt qua núi, cần men theo chỗ thấp mà đi. Chiếm lĩnh vùng núi non, cần chọn những nơi cao hướng về mặt trời, cần dựa lưng vào mỏm cao chứ không đối diện với mỏm cao. Đó là nguyên tắc đóng quân ở vùng núi” (1). Ngay trong thiên Đồn Trú, sách Binh thư yếu lược, cũng viết: “Phàm đóng quân thì phải dùng nơi sau cao, trước thấp, trông ra hướng sáng, quay lưng hướng tối, nuôi sống ở đủ nước lửa không lo, vận tải tiếp tế không trở ngại, tiến có thể đánh, lui có thể giữ. . .” (2). Nghiên cứu nơi đóng đại bản doanh của vua Lê Đại Hành, chúng ta thấy nó “dựa lưng vào mỏm núi cao” là các ngọn Bàn Cung, Thiên Bồng, Đầu Giông, Cổ Vu và “trông ra hướng sáng” là hướng nam, phía xa có dòng Nguyệt Giang trong xanh, thoáng đãng. Che chắn phía đông cho đại bản doanh là các ngọn núi như: Đồng Đò, Vọng Dứa, Đồng Ra và Cao Hiệu. Tất cả những núi non, gò đồi bao bọc ấy lại được dòng Nguyệt Giang và chi lưu của nó che chắn thêm khiến đại bản doanh của vua Lê Đại Hành có khả năng án binh, giấu quân làm cho quân Tống không thể tìm thấy được. Điều đó giải thích câu văn được chép trong Tống sử vừa nói ở trên: “Toàn Hưng và Lưu Trừng theo đường thủy đem quân đến thôn Đa La, nhưng nói không gặp giặc” (tức chủ quân và đại bản doanh của quân ta - NMT). Đại bản doanh của vua Lê Đại Hành ở xã An Lạc, nếu đi theo đường thủy xuôi dòng Nguyệt Giang ra sông Kinh Thày để đến Bạch Đằng ước chừng 30km. Còn tính theo đường chim bay từ đây đến Bạch Đằng chỉ khoảng trên 20km. Đây là địa bàn đặt sở chỉ huy, có thể nói khá đắc địa trong điều kiện của cuộc chiến tranh dưới thời Trung cổ, cả hai bên tham chiến đều sử dụng vũ khí và phương tiện vận chuyển còn thô sơ. Đồng Dinh (như tên gọi của nó) không phải là một di tích tồn tại đơn nhất, độc lập. Nó được nằm trong một quần thể di tích lịch sử làm chứng cứ khẳng định thêm cho vị trí đại bản doanh của vua Lê Đại Hành. Xã An Lạc cùng với xã Tân Dân, thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương có vinh dự lưu giữ và bảo tồn những chứng tích quý giá đó cho chúng ta và muôn đời sau ở đây, những chứng tích liên quan tới đại bản doanh của vua Lê Đại Hành có thể chia làm hai loại: Những địa danh - lịch sử và các di tích đền, miếu, chùa. . . Về những địa danh lịch sử của xã An Lạc và Tân Dân, hiện nay còn khá nhiều liên quan trực tiếp hoặc gợi ra cho ta những suy nghĩ về một địa bàn đóng sở chỉ huy khá lâu của một vị tướng tổng tư lệnh, vị hoàng đế thân chinh đi đánh giặc. Đó là: Núi Cao Hiệu: núi sát với Bến Vạn, bên dòng Nguyệt Giang đổ ra sông Kinh Thày, tương truyền nơi cắm cờ và vọng gác tiền tiêu. Nội Xưởng: Nơi tương truyền rèn, sửa vũ khí và phương tiện chiến đấu. Lò Văn: nơi một số viên quan từ hàn đi theo quân đội phụ trách việc văn thư làm việc. Bàn Cung: nơi tương truyền vua Lê Đại Hành họp bàn việc quân với các tướng lĩnh dưới quyền. ____________________ (1) Tôn Ngô binh pháp. Nxb Công an nhân dân, N. 1994. bản dịch của Trần Ngọc Thuận. tr. 121 (2) Binh thư yếu lược. Nxb Khoa học xã hội, N. 1977, tr. 129. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top