Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118781" data-attributes="member: 17223"><p>ĐẠI BẢN DOANH CỦA VUA LÊ ĐẠI HÀNH TRONG TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 981</p><p></p><p>PGS. TS. Nguyễn Minh Tường</p><p>Viện Sử học Viện Khoa học xã hội Việt Nam</p><p></p><p>Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, dưới thời vua Lê Đại Hành năm 981, là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng một vấn đề được đặt ra là: Trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân Tiền Lê với quân xâm lược nhà Tống diễn ra tại đâu? Bởi trận quyết chiến chiến lược ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng; nó quyết định cục diện của cuộc chiến tranh chống Tống lần thứ nhất: Giặc Tống bị đánh bại phải cuốn xéo về nước, chủ quyền và độc lập dân tộc của ta được khẳng định.</p><p></p><p>Từ xưa cho đến nay, trong giới sử học luôn luôn tồn tại hai ý kiến về vị trí của trận quyết chiến chiến lược vào mùa xuân năm 981 ấy, đó là:</p><p></p><p>- Ý kiến thứ nhất cho rằng: Quân ta đánh bại giặc Tống tại địa điểm Chi Lăng - Lạng Sơn.</p><p></p><p>- Ý kiến thứ hai lại cho rằng: Đại quân Tống bị thảm bại và chủ tướng của giặc Hầu Nhân Bảo bị tiêu diệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. </p><p></p><p>Ý kiến thứ nhất là căn cứ vào những dòng ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn, đó là hai bộ chính sử có giá trị của nước ta.</p><p></p><p>Hai bộ sử trên đã dựng lại chiến sự thời Lê Hoàn chống Tống trên cơ sở thực địa nước ta ở thế kỷ XV - XVII, nên đã có những nhầm lẫn cơ bản: tuyến đường bộ vào ải Nam Quan, Quyết Lý, Chi Lăng, Cần Trạm qua Thị Cầu vào Thăng Long do Lý Thái Tổ mở làm sứ lộ, mới hoàn thành vào năm 1020. Như vậy, quân đội nhà Tống tiến quân xâm lược nước ta vào năm 981, chỉ có thể đi bằng con đường cổ ven biển Quảng Ninh ngày nay.</p><p></p><p>Cụ thể, bộ binh của Tôn Toàn Hưng đã tiến binh theo con đường qua Tiên Yên - Đông Triều, đây cũng chính là con đường hồi thế kỷ I đầu Công nguyên, Mã Viện từng hành quân vào Giao Châu để đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thủy binh của Hầu Nhân Bảo đi qua Lãng Sơn vào sông Bạch Đằng. Con đường này trùng với đường thủy lộ mà trước đó hơn 40 năm, năm 938, quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy từng tràn vào vùng biển Đông Bắc nước ta. </p><p></p><p>Ý kiến thứ hai, được nhiều nhà sử học khẳng định trong khoảng hơn 20 năm nay. Nhận định này dựa trên cơ sở nghiên cứu lại những dòng ghi chép trong các bộ sử của Trung Quốc, nhất là sử chép về vương triều Tống; về cuộc hành quân xâm lược phương nam vào mùa xuân năm Tân Tỵ (981) này.</p><p></p><p>Thêm nữa, các nhà sử học còn đọc lại chính bản của bộ Đại Việt sử lược (còn gọi là Việt sử lược), bộ chính sử ra đời khoảng năm 1377 (có nghĩa trước cả hai bộ Toàn thư và Cương mục kể trên); đồng thời kết hợp với kết quả thu được trong các đợt điền dã trên thực địa. Người có công đầu trong việc nghiên cứu nói trên, phải kể tới Phó Giáo sư Trần Bá Chí, tác giả công trình Cuộc kháng chiên chống Tống lần thứ nhất (980-981), được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành lần đầu năm 1992. </p><p></p><p>Cần ghi nhận Phó Giáo sư Trần Bá Chí là một trong những người đi tiên phong chủ trương rằng một bộ phận lớn quân đội nhà Tống và chủ tướng Hầu Nhân Bảo bị quân dân ta do Lê Đại Hành chỉ huy, tiêu diệt trên dòng sông Bạch Đằng. Và đó là Trận Bạch Đằng lần thứ II trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta (trận thứ nhất xảy ra dưới thời Ngô Quyền năm 938 và trận thứ ba thời Trần năm l288).</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118781, member: 17223"] ĐẠI BẢN DOANH CỦA VUA LÊ ĐẠI HÀNH TRONG TRẬN BẠCH ĐẰNG NĂM 981 PGS. TS. Nguyễn Minh Tường Viện Sử học Viện Khoa học xã hội Việt Nam Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống, dưới thời vua Lê Đại Hành năm 981, là một trong những chiến công hiển hách bậc nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Nhưng một vấn đề được đặt ra là: Trận quyết chiến chiến lược giữa quân và dân Tiền Lê với quân xâm lược nhà Tống diễn ra tại đâu? Bởi trận quyết chiến chiến lược ấy có ý nghĩa vô cùng quan trọng; nó quyết định cục diện của cuộc chiến tranh chống Tống lần thứ nhất: Giặc Tống bị đánh bại phải cuốn xéo về nước, chủ quyền và độc lập dân tộc của ta được khẳng định. Từ xưa cho đến nay, trong giới sử học luôn luôn tồn tại hai ý kiến về vị trí của trận quyết chiến chiến lược vào mùa xuân năm 981 ấy, đó là: - Ý kiến thứ nhất cho rằng: Quân ta đánh bại giặc Tống tại địa điểm Chi Lăng - Lạng Sơn. - Ý kiến thứ hai lại cho rằng: Đại quân Tống bị thảm bại và chủ tướng của giặc Hầu Nhân Bảo bị tiêu diệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Ý kiến thứ nhất là căn cứ vào những dòng ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thời Hậu Lê và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thời Nguyễn, đó là hai bộ chính sử có giá trị của nước ta. Hai bộ sử trên đã dựng lại chiến sự thời Lê Hoàn chống Tống trên cơ sở thực địa nước ta ở thế kỷ XV - XVII, nên đã có những nhầm lẫn cơ bản: tuyến đường bộ vào ải Nam Quan, Quyết Lý, Chi Lăng, Cần Trạm qua Thị Cầu vào Thăng Long do Lý Thái Tổ mở làm sứ lộ, mới hoàn thành vào năm 1020. Như vậy, quân đội nhà Tống tiến quân xâm lược nước ta vào năm 981, chỉ có thể đi bằng con đường cổ ven biển Quảng Ninh ngày nay. Cụ thể, bộ binh của Tôn Toàn Hưng đã tiến binh theo con đường qua Tiên Yên - Đông Triều, đây cũng chính là con đường hồi thế kỷ I đầu Công nguyên, Mã Viện từng hành quân vào Giao Châu để đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Thủy binh của Hầu Nhân Bảo đi qua Lãng Sơn vào sông Bạch Đằng. Con đường này trùng với đường thủy lộ mà trước đó hơn 40 năm, năm 938, quân xâm lược Nam Hán do Hoằng Thao chỉ huy từng tràn vào vùng biển Đông Bắc nước ta. Ý kiến thứ hai, được nhiều nhà sử học khẳng định trong khoảng hơn 20 năm nay. Nhận định này dựa trên cơ sở nghiên cứu lại những dòng ghi chép trong các bộ sử của Trung Quốc, nhất là sử chép về vương triều Tống; về cuộc hành quân xâm lược phương nam vào mùa xuân năm Tân Tỵ (981) này. Thêm nữa, các nhà sử học còn đọc lại chính bản của bộ Đại Việt sử lược (còn gọi là Việt sử lược), bộ chính sử ra đời khoảng năm 1377 (có nghĩa trước cả hai bộ Toàn thư và Cương mục kể trên); đồng thời kết hợp với kết quả thu được trong các đợt điền dã trên thực địa. Người có công đầu trong việc nghiên cứu nói trên, phải kể tới Phó Giáo sư Trần Bá Chí, tác giả công trình Cuộc kháng chiên chống Tống lần thứ nhất (980-981), được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành lần đầu năm 1992. Cần ghi nhận Phó Giáo sư Trần Bá Chí là một trong những người đi tiên phong chủ trương rằng một bộ phận lớn quân đội nhà Tống và chủ tướng Hầu Nhân Bảo bị quân dân ta do Lê Đại Hành chỉ huy, tiêu diệt trên dòng sông Bạch Đằng. Và đó là Trận Bạch Đằng lần thứ II trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta (trận thứ nhất xảy ra dưới thời Ngô Quyền năm 938 và trận thứ ba thời Trần năm l288). [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top