Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118774" data-attributes="member: 17223"><p>ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 981 TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG CỦA QUÂN DÂN ĐẠI CỒ VIỆT QUA MỘT SỐ THƯ TỊCH CỦA TRUNG QUỐC</p><p></p><p>Th.S. Nguyễn Hữu Tâm</p><p>Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.</p><p></p><p>Thắng lợi to lớn của trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng chống quân Tống xâm lược vào cuối mùa xuân năm 981 do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy tính đến nay đã được 1.024 năm. Hơn 10 thế kỷ trôi qua, song dư âm chiến thắng vẫn còn vang vọng mãi và đã trở thành một trong những bản hùng ca vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. </p><p></p><p>Có rất nhiều công trình khoa học lớn, nhiều hội thảo và những bài nghiên cứu công phu nhằm tìm ra các nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng giặc Tống xâm lược của quân dân Đại Việt hồi thế kỷ X. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số sử liệu còn được ghi lại trong các bộ sử của Trung Quốc để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các độc giả xa gần có thể kết hợp với sử sách của Việt Nam nhằm đánh giá một cách khách quan: chăn thực về chiến thắng này.</p><p></p><p>Từ khi nhà Tống (thường gọi là Bắc Tống (960- 1127) do Triệu Khuông Dận (Tống Thái Tổ) lập ra năm 960, thì ngay ông vua đầu tiên đã thực hiện chính sách “tiền Nam hậu Bắc” (tức là trước hết tiến công phía nam, sau đó sẽ đánh lên phía bắc) nhằm thi hành việc mở rộng lãnh thổ. Sau khi Tống Thái Tổ mất năm 976, em trai là Triệu Khuông Nghĩa (Tống Thái Tông) kế vị, lại tiếp tục thực hiện mưu đồ của anh mình.</p><p> </p><p>Trong 20 năm đầu của Bắc Tống (960-979), Tống Thái Tổ và Thái Tông đã tiến hành đánh chiếm các nước phía nam và bước đầu đã thu được thành quả nhất định. Để tiếp tục thực hiện mộng bành trướng, Tống Thái Tông nhăm nhe nhòm ngó xuống Đại Cồ Việt.</p><p></p><p>Vào giữa năm 980, Thái Tông đã cử người đi dò la tình hình Đại Cồ Việt. Sách Tục tư trị thông giám trường biên do Lý Đào (1) sử gia đời Nam Tống đã chép: “Mùa hạ tháng 4 ngày Đinh Sửu năm Canh Thìn niên hiệu Thái Bình hưng quốc thứ 5 đời vua Tống Thái Tông (tức ngày 21 -5-980), Thái Tông sai Cung phụng quan là Lư Tập đi sứ Giao Châu. Khi ấy Đinh Liễn và cha là Bộ Lĩnh đều chết. Em Liễn là Toàn còn nhỏ tuổi xưng Tiết độ hành quân tư mã quyền lĩnh việc quân phủ. Đại tướng Lê Hoàn chuyên quyền nhân thế gây đảng rất thịnh, dần dần không thể khống chế được. (Lê Hoàn) cướp ngôi rồi giáng ra phủ riêng cho tộc thuộc cầm thu tóm lấy quân chúng (Bản truyện nói: Vua nghe Hoàn cướp ngôi và phế giáng chúa (Toàn) mới có ý điếu phạt (2). Xét quân Giao Châu Hầu Nhân Bảo làm đầu mối, sợ cũng là lời bày vẽ nay không lấy” (3). </p><p></p><p>Như vậy ngay trong sử liệu của đời Tống đã chỉ rõ việc Lư Tập đi sứ Giao Châu không ngoài mục đích thăm dò tình hình quốc gia Đại Việt. Tống Thái Tông sau khi nắm được nội tình đang vô cùng khó khăn của Đại Cồ Việt, thực tâm muốn nhân cơ hội dấy quân xâm chiếm, song bên ngoài lại dùng danh nghĩa nhân đạo giả vờ là xót thương dân mà đánh dẹp kẻ có tội. Nhưng Thái Tông lúc này còn chần chừ do dự vì sợ rằng đó có thể là lời bày đặt của Hầu Nhân Bảo viên tướng cai giữ Ung Châu thích muốn lập công mà thôi. Mặt khác triều đình nhà Tống còn muốn chờ thêm tin tức bổ sung của các viên quan cai trị ở phương Nam (4).</p><p></p><p></p><p>________________________</p><p>(1) Lý Đào (1125 - 1184) người đời Nam Tống , soạn bộ sách Sách Tục tư trị thông giám trường biên trong vòng gần 40 năm. tổng cộng có 520 quyển bắt đầu từ Tống Thái Tổ niên hiệu Kiến Lang 1 (960) đến Tống Khâm Tông niên hiệu Tỉnh Khang 2 (1127). Đánh giá bộ sử này của Lý Đào. các sử gia đều cho rằng: Đây là bộ sử quan trọng để nghiên cứu đời Bắc Tống, tài liệu phong phú, khảo cứu kỹ càn, có thể dùng để đính chính những sai lầm trong Tống sử, Liệt sử và các tác phẩm sử học hiện còn khác. (Theo Trung Quốc lịch sử sử đại từ điển. Lịch sử sử học, Tống sử, . . . ).</p><p>(2) Điếu phạt. rút gọn của từ “điếu dân phạt tội” nghĩa là xót thương người dân khổ cực, dấy quân đánh dẹp những kẻ có tội. </p><p>(3) Tống sử Tất Nguyên: Tục tư trị thông giám, q.X. tờ 12 dẫn theo Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980-981). Nxb Quân đội nhân dân, H.1992, tr. 64-65.</p><p>(4) Như trên.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118774, member: 17223"] ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 981 TRÊN SÔNG BẠCH ĐẰNG CỦA QUÂN DÂN ĐẠI CỒ VIỆT QUA MỘT SỐ THƯ TỊCH CỦA TRUNG QUỐC Th.S. Nguyễn Hữu Tâm Viện Sử học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Thắng lợi to lớn của trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng chống quân Tống xâm lược vào cuối mùa xuân năm 981 do Lê Hoàn trực tiếp chỉ huy tính đến nay đã được 1.024 năm. Hơn 10 thế kỷ trôi qua, song dư âm chiến thắng vẫn còn vang vọng mãi và đã trở thành một trong những bản hùng ca vĩ đại trong truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều công trình khoa học lớn, nhiều hội thảo và những bài nghiên cứu công phu nhằm tìm ra các nhân tố tạo nên sức mạnh chiến thắng giặc Tống xâm lược của quân dân Đại Việt hồi thế kỷ X. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một số sử liệu còn được ghi lại trong các bộ sử của Trung Quốc để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, các độc giả xa gần có thể kết hợp với sử sách của Việt Nam nhằm đánh giá một cách khách quan: chăn thực về chiến thắng này. Từ khi nhà Tống (thường gọi là Bắc Tống (960- 1127) do Triệu Khuông Dận (Tống Thái Tổ) lập ra năm 960, thì ngay ông vua đầu tiên đã thực hiện chính sách “tiền Nam hậu Bắc” (tức là trước hết tiến công phía nam, sau đó sẽ đánh lên phía bắc) nhằm thi hành việc mở rộng lãnh thổ. Sau khi Tống Thái Tổ mất năm 976, em trai là Triệu Khuông Nghĩa (Tống Thái Tông) kế vị, lại tiếp tục thực hiện mưu đồ của anh mình. Trong 20 năm đầu của Bắc Tống (960-979), Tống Thái Tổ và Thái Tông đã tiến hành đánh chiếm các nước phía nam và bước đầu đã thu được thành quả nhất định. Để tiếp tục thực hiện mộng bành trướng, Tống Thái Tông nhăm nhe nhòm ngó xuống Đại Cồ Việt. Vào giữa năm 980, Thái Tông đã cử người đi dò la tình hình Đại Cồ Việt. Sách Tục tư trị thông giám trường biên do Lý Đào (1) sử gia đời Nam Tống đã chép: “Mùa hạ tháng 4 ngày Đinh Sửu năm Canh Thìn niên hiệu Thái Bình hưng quốc thứ 5 đời vua Tống Thái Tông (tức ngày 21 -5-980), Thái Tông sai Cung phụng quan là Lư Tập đi sứ Giao Châu. Khi ấy Đinh Liễn và cha là Bộ Lĩnh đều chết. Em Liễn là Toàn còn nhỏ tuổi xưng Tiết độ hành quân tư mã quyền lĩnh việc quân phủ. Đại tướng Lê Hoàn chuyên quyền nhân thế gây đảng rất thịnh, dần dần không thể khống chế được. (Lê Hoàn) cướp ngôi rồi giáng ra phủ riêng cho tộc thuộc cầm thu tóm lấy quân chúng (Bản truyện nói: Vua nghe Hoàn cướp ngôi và phế giáng chúa (Toàn) mới có ý điếu phạt (2). Xét quân Giao Châu Hầu Nhân Bảo làm đầu mối, sợ cũng là lời bày vẽ nay không lấy” (3). Như vậy ngay trong sử liệu của đời Tống đã chỉ rõ việc Lư Tập đi sứ Giao Châu không ngoài mục đích thăm dò tình hình quốc gia Đại Việt. Tống Thái Tông sau khi nắm được nội tình đang vô cùng khó khăn của Đại Cồ Việt, thực tâm muốn nhân cơ hội dấy quân xâm chiếm, song bên ngoài lại dùng danh nghĩa nhân đạo giả vờ là xót thương dân mà đánh dẹp kẻ có tội. Nhưng Thái Tông lúc này còn chần chừ do dự vì sợ rằng đó có thể là lời bày đặt của Hầu Nhân Bảo viên tướng cai giữ Ung Châu thích muốn lập công mà thôi. Mặt khác triều đình nhà Tống còn muốn chờ thêm tin tức bổ sung của các viên quan cai trị ở phương Nam (4). ________________________ (1) Lý Đào (1125 - 1184) người đời Nam Tống , soạn bộ sách Sách Tục tư trị thông giám trường biên trong vòng gần 40 năm. tổng cộng có 520 quyển bắt đầu từ Tống Thái Tổ niên hiệu Kiến Lang 1 (960) đến Tống Khâm Tông niên hiệu Tỉnh Khang 2 (1127). Đánh giá bộ sử này của Lý Đào. các sử gia đều cho rằng: Đây là bộ sử quan trọng để nghiên cứu đời Bắc Tống, tài liệu phong phú, khảo cứu kỹ càn, có thể dùng để đính chính những sai lầm trong Tống sử, Liệt sử và các tác phẩm sử học hiện còn khác. (Theo Trung Quốc lịch sử sử đại từ điển. Lịch sử sử học, Tống sử, . . . ). (2) Điếu phạt. rút gọn của từ “điếu dân phạt tội” nghĩa là xót thương người dân khổ cực, dấy quân đánh dẹp những kẻ có tội. (3) Tống sử Tất Nguyên: Tục tư trị thông giám, q.X. tờ 12 dẫn theo Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (980-981). Nxb Quân đội nhân dân, H.1992, tr. 64-65. (4) Như trên. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top