Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118770" data-attributes="member: 17223"><p>Từ ngày tham gia nghĩa quân họ Đinh, Lê Hoàn góp phần huấn luyện, giảng dạy binh pháp, tổ chức sĩ tốt, xây dựng lực lượng hùng hậu để dẹp loạn. Đến ngày ra quân, Đinh Bộ Lĩnh giao Lê Hoàn chỉ huy 2.000 quân thiện chiến, cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó... Đến năm 967 thì cục diện cát cứ của các sứ quân đều bị tiêu tan.</p><p></p><p>Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tổ chức triều đình, Lê Hoàn được phong đến Thập đạo tướng quân, chức cao nhất ngành võ thời bấy giờ. Ngót 10 năm củng cố hoà bình, Lê Hoàn đã tổ chức xây dựng cho quốc gia độc lập Đại Cồ Việt một đội quân hùng mạnh để về sau đủ sức phá Tống bảo vệ Tổ quốc.</p><p></p><p>Triều đại nhà Đinh đến những năm cuối (979-980) suy yếu rõ rệt. Các triều thần sinh tệ bè phái, nội bộ hoàng gia lục đục mâu thuẫn, Nam Việt vương Đinh Liễn nhẫn tâm giết chết em, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn lại bị tên Đỗ Thích làm phản đầu độc... Bên ngoài thì quân Tống lăm le xâm phạm, vận mệnh đất nước lúc này chẳng khác “ngàn cân treo sợi tóc”...</p><p></p><p>Trong cơn chao đảo nguy nan của đất nước, mọi người thấy rõ chỉ có Lê Hoàn là người kiệt hiệt yêu nước, là người đủ tài năng để xoay chuyển tình thế. Nên khoảng tháng 7 năm Canh Thìn (8/980), Đại tướng Phạm Cự Lượng cùng ba quân suy tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, Thái hậu Dương Vân Nga thấy văn võ ba quân đã thuận tình, liền dâng áo hoàng bào khuyến khích Lê Hoàn đảm đương đại sự, thay thế cho con mình còn nhỏ dại.</p><p></p><p>Lê Hoàn lên ngôi, ngoài cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh; mặt trong huy động quân dân khẩn cấp bố phòng, lập đồn luỹ, chứa lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước.</p><p></p><p>Toàn thư chép: Tân Tỵ, Thiên Phúc năm thứ hai (981 ): mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng (1).</p><p></p><p>Khi chiến sự nổ ra, Lê Hoàn là hoàng đế thân chinh, tự làm tướng chỉ huy xông pha trận mạc. Với tài thao lược hơn 20 năm cầm quân, Lê Hoàn đã đánh thắng quân Tống ở các trận lớn: trận Đồ Lỗ (sông Lục Đầu) vào cuối năm Canh Thìn (7/2/981 ), trận Lục Giang giữa mùa xuân Tân Tỵ, trận quyết chiến chiến lược giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo giữa sông Bạch Đằng ngày 28/4/981 để kết thúc chiến tranh.</p><p></p><p>Trong kế hoạch ngăn chặn quân Tống tiến công vào Hoa Lư thì công trình đắp thành Bình Lỗ đã có hiệu quả lớn, về sau được nhà quân sự Trần Quốc Tuấn ngợi khen. đánh giá cao (2). </p><p></p><p></p><p>______________________</p><p>(1) Đại Việt sử ký Toàn thư. Sđd, trg. 220</p><p>Sách Toàn thư đoạn này chép sai lầm nhiều. Có lẽ đến thời này sách cũ đã nát hỏng quá: nên đoạn chép về Lê Hoàn chống Tống không đúng về tình hình địa lý?. Căn cứ các sách địa lý Trung Hoa đời Hán. Đường. Tống thì chỉ từ năm 1020 về sau. người Trung Hoa mới qua lại nước Đại Việt bằng con đường Quảng Châu qua ải Nam Quan. qua ải núi Kháo tỉnh Lạng Sơn. rồi qua ải Chi Lăng, qua Ái Cần Trạm để đến Gia Quất vào làng Thăng Long. Đường sứ bộ này do Lý Công Uẩn mới mở vào năm Canh Thân 1020 để thông sứ với Trung Hoa gần hơn, dễ đi hơn so với đường cũ. Đường sứ bộ cũ trước năm 1020 phải đi qua các huyện Đông Triều, Tiên Yên. vượt Quỷ tôn Quan thuộc huyện Bặc Lưu nước Trung Hoa. Đường này đã xa hơn lài nhiều nguy hiểm. Các sứ đoàn Trung Hoa đã kêu lên với triều đình họ: “quỷ Môn Quan, thập nhân khứ, cửu bất hoàn”. Mã Viện thời Hán, Lưu Phương đời Tuỳ và Đinh, Lê nước Đại Cồ Việt đều phải thông sứ bằng tuyến đường vất vả nguy hiểm này”</p><p>Xem Hán thư. Địa lý chí, Đường thư, Địa lý chí: Tống thư. Địa lý chí.</p><p>Xem Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến nông Tống lần thứ nhât. trg. 108.109. 117. 118.</p><p>Văn Tân: Tạp chí NCLS. số 93 (12/1996)</p><p>(2) Đại việt sử ký toàn thư. sđd. T.2. trg. 79-85.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118770, member: 17223"] Từ ngày tham gia nghĩa quân họ Đinh, Lê Hoàn góp phần huấn luyện, giảng dạy binh pháp, tổ chức sĩ tốt, xây dựng lực lượng hùng hậu để dẹp loạn. Đến ngày ra quân, Đinh Bộ Lĩnh giao Lê Hoàn chỉ huy 2.000 quân thiện chiến, cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh đâu thắng đó... Đến năm 967 thì cục diện cát cứ của các sứ quân đều bị tiêu tan. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tổ chức triều đình, Lê Hoàn được phong đến Thập đạo tướng quân, chức cao nhất ngành võ thời bấy giờ. Ngót 10 năm củng cố hoà bình, Lê Hoàn đã tổ chức xây dựng cho quốc gia độc lập Đại Cồ Việt một đội quân hùng mạnh để về sau đủ sức phá Tống bảo vệ Tổ quốc. Triều đại nhà Đinh đến những năm cuối (979-980) suy yếu rõ rệt. Các triều thần sinh tệ bè phái, nội bộ hoàng gia lục đục mâu thuẫn, Nam Việt vương Đinh Liễn nhẫn tâm giết chết em, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn lại bị tên Đỗ Thích làm phản đầu độc... Bên ngoài thì quân Tống lăm le xâm phạm, vận mệnh đất nước lúc này chẳng khác “ngàn cân treo sợi tóc”... Trong cơn chao đảo nguy nan của đất nước, mọi người thấy rõ chỉ có Lê Hoàn là người kiệt hiệt yêu nước, là người đủ tài năng để xoay chuyển tình thế. Nên khoảng tháng 7 năm Canh Thìn (8/980), Đại tướng Phạm Cự Lượng cùng ba quân suy tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế, Thái hậu Dương Vân Nga thấy văn võ ba quân đã thuận tình, liền dâng áo hoàng bào khuyến khích Lê Hoàn đảm đương đại sự, thay thế cho con mình còn nhỏ dại. Lê Hoàn lên ngôi, ngoài cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh; mặt trong huy động quân dân khẩn cấp bố phòng, lập đồn luỹ, chứa lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước. Toàn thư chép: Tân Tỵ, Thiên Phúc năm thứ hai (981 ): mùa xuân tháng 3, Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng đến Lạng Sơn, Trần Khâm Tộ đến Tây Kết, Lưu Trừng đến sông Bạch Đằng (1). Khi chiến sự nổ ra, Lê Hoàn là hoàng đế thân chinh, tự làm tướng chỉ huy xông pha trận mạc. Với tài thao lược hơn 20 năm cầm quân, Lê Hoàn đã đánh thắng quân Tống ở các trận lớn: trận Đồ Lỗ (sông Lục Đầu) vào cuối năm Canh Thìn (7/2/981 ), trận Lục Giang giữa mùa xuân Tân Tỵ, trận quyết chiến chiến lược giết chết chủ tướng Hầu Nhân Bảo giữa sông Bạch Đằng ngày 28/4/981 để kết thúc chiến tranh. Trong kế hoạch ngăn chặn quân Tống tiến công vào Hoa Lư thì công trình đắp thành Bình Lỗ đã có hiệu quả lớn, về sau được nhà quân sự Trần Quốc Tuấn ngợi khen. đánh giá cao (2). ______________________ (1) Đại Việt sử ký Toàn thư. Sđd, trg. 220 Sách Toàn thư đoạn này chép sai lầm nhiều. Có lẽ đến thời này sách cũ đã nát hỏng quá: nên đoạn chép về Lê Hoàn chống Tống không đúng về tình hình địa lý?. Căn cứ các sách địa lý Trung Hoa đời Hán. Đường. Tống thì chỉ từ năm 1020 về sau. người Trung Hoa mới qua lại nước Đại Việt bằng con đường Quảng Châu qua ải Nam Quan. qua ải núi Kháo tỉnh Lạng Sơn. rồi qua ải Chi Lăng, qua Ái Cần Trạm để đến Gia Quất vào làng Thăng Long. Đường sứ bộ này do Lý Công Uẩn mới mở vào năm Canh Thân 1020 để thông sứ với Trung Hoa gần hơn, dễ đi hơn so với đường cũ. Đường sứ bộ cũ trước năm 1020 phải đi qua các huyện Đông Triều, Tiên Yên. vượt Quỷ tôn Quan thuộc huyện Bặc Lưu nước Trung Hoa. Đường này đã xa hơn lài nhiều nguy hiểm. Các sứ đoàn Trung Hoa đã kêu lên với triều đình họ: “quỷ Môn Quan, thập nhân khứ, cửu bất hoàn”. Mã Viện thời Hán, Lưu Phương đời Tuỳ và Đinh, Lê nước Đại Cồ Việt đều phải thông sứ bằng tuyến đường vất vả nguy hiểm này” Xem Hán thư. Địa lý chí, Đường thư, Địa lý chí: Tống thư. Địa lý chí. Xem Trần Bá Chí: Cuộc kháng chiến nông Tống lần thứ nhât. trg. 108.109. 117. 118. Văn Tân: Tạp chí NCLS. số 93 (12/1996) (2) Đại việt sử ký toàn thư. sđd. T.2. trg. 79-85. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top