Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118764" data-attributes="member: 17223"><p>Lăng mộ Lê Đại Hành hoàng đế đặt tại núi Hoàn Ỷ hay còn gọi là núi Phẩm Sơn (1). Đại Nam nhất thống chí chép là đặt ở phía bắc chân núi Quai Điếu, thuộc địa phận xã Trường Yên Hạ, phía tây huyện Gia Viễn. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), sửa đắp và dựng bia. Còn miếu Lê Đại Hành ở dưới núi Đại Vân. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) liệt thờ vào miếu Lịch đại đế vương, còn miếu sở tại thì cấp sắc cho dân địa phương phụng thờ, năm thứ 18 (1837) cấp cho 500 quan tiền để tu bổ (2).</p><p></p><p>Bản kê khai của xã Yên Hạ, tổng Trường Yên (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) cho biết, xã thờ Lê Đại Hành làm thần Thành hoàng làng, thờ ở đình, nghè, miếu v.v..., thờ ngài bằng tượng. Nơi ấy trước đây là kinh đô của ngài. Người kê khai còn thông tin thêm: có các làng Yên Thành, Yên Trạch và Trung Trữ thờ ngài, song các làng không có giao hiếu gì với nhau.</p><p></p><p>Bản kê của làng Yên Thành (xã) còn cho biết thông tin về xã Yên Thượng và Yên Trung cũng thờ Lê Hoàn. Làng Dĩ Ninh, vốn trước đây chưa có đền thờ, đến năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) thì xin nhang từ đền vua Lê (xã Trường Yên) về thờ vọng ngài.</p><p></p><p>4. Thái bình giữ vị trí quan trọng, là nơi diễn ra trận đánh chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất của Lê Đại Hành - trận Lục Đầu Giang - phá tan âm mưu của Hầu Nhân Bảo muốn lập công chiếm Hoa Lư khi viện binh Tống chưa đến, giải nguy cho Hoa Lư và đất nước. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực diễn ra trận Lục Giang thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là hai tổng Xích Bích và Ỷ Đôn.</p><p></p><p>Ở danh sách này mới thống kê được 10 địa danh thờ Lê Hoàn. Trong cuốn Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, PGS.TS. Trần Bá Chí cho biết thêm thông tin: “Ngoài hai tổng Ỷ Đôn và Xích Bích, toàn huyện Thần Khê có tới 10 đền thờ Lê Đại Hành” (3), tuy nhiên Phó giáo sư không cung cấp tên địa danh thờ.</p><p></p><p>Làng An Thọ thờ Lê Đại Hành làm thần thành hoàng, thờ ngài ở đình và miếu công. Bản kê khai thần tích, lần sắc của làng An Thọ cho biết, ngoài làng An Thọ, còn có các làng Đông Thịnh, Vinh Tiến, Phú Thọ cũng thờ Lê Đại Hành. Cả 4 làng này nguyên trước đều thuộc 1 xã (có lẽ là xã Tạ Xá?). Ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, 4 làng đều cùng rước đến đình chung của 4 làng tế lễ đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng. Tế lễ xong, làng nào lại rước về làng ấy.</p><p></p><p>Bản kê thần tích, thần sắc của làng Y Đôn Kênh cho biết, ngoài làng Y Đốn Kênh, còn có làng Mỹ Thịnh, làng Ninh Thôn, làng Ngoại Thôn cùng tổng thờ cúng Lê Hoàn.</p><p></p><p>5. Thanh Hoá, theo truyền thuyết, là nơi sinh trưởng của Lê Hoàn.</p><p></p><p>Đại Nam nhất thống chí: “Miếu Lê Đại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ của tiên tổ nhà vua; có thuyết nói chỗ này là nhà cũ của Lê Đại Hành, sau nhân đấy lập miếu, nay vẫn còn bia đá” (4). Bia đá gồm 2 cái, một cái dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn; một cái dựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn.</p><p></p><p>______________________</p><p>(1) Việt sử cương mục tiết yếu chép: “Mùa xuân. tháng 3 , vua mất (thọ 65 tuổi), táng ở sơn lăng Hoa Lư (ở núi Hoàn Ỷ. huyện Gia Viễn). Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “lăng Đại Hành ở núi Phẩm Sơn. thuộc xã Trường Yên Hạ” (tập 1. tr.243).</p><p>(2) Đại Nam nhất thống chí, tập III, Nxb KHXH. HN, 1971. tr.256, 257.</p><p>(3) Trần Bá Chí. Cuộc kháng chiến chống Tống Lần thứ nhất. Nxb Quân đội nhân dân. 2003: tr.195.</p><p>(4) Đại Nam nhất thống chí. tập II. Nxb KHXH. HN. 1970. tr.251.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118764, member: 17223"] Lăng mộ Lê Đại Hành hoàng đế đặt tại núi Hoàn Ỷ hay còn gọi là núi Phẩm Sơn (1). Đại Nam nhất thống chí chép là đặt ở phía bắc chân núi Quai Điếu, thuộc địa phận xã Trường Yên Hạ, phía tây huyện Gia Viễn. Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), sửa đắp và dựng bia. Còn miếu Lê Đại Hành ở dưới núi Đại Vân. Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) liệt thờ vào miếu Lịch đại đế vương, còn miếu sở tại thì cấp sắc cho dân địa phương phụng thờ, năm thứ 18 (1837) cấp cho 500 quan tiền để tu bổ (2). Bản kê khai của xã Yên Hạ, tổng Trường Yên (nay là xã Trường Yên, huyện Hoa Lư) cho biết, xã thờ Lê Đại Hành làm thần Thành hoàng làng, thờ ở đình, nghè, miếu v.v..., thờ ngài bằng tượng. Nơi ấy trước đây là kinh đô của ngài. Người kê khai còn thông tin thêm: có các làng Yên Thành, Yên Trạch và Trung Trữ thờ ngài, song các làng không có giao hiếu gì với nhau. Bản kê của làng Yên Thành (xã) còn cho biết thông tin về xã Yên Thượng và Yên Trung cũng thờ Lê Hoàn. Làng Dĩ Ninh, vốn trước đây chưa có đền thờ, đến năm Minh Mệnh thứ 5 (1824) thì xin nhang từ đền vua Lê (xã Trường Yên) về thờ vọng ngài. 4. Thái bình giữ vị trí quan trọng, là nơi diễn ra trận đánh chiến lược trong cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ nhất của Lê Đại Hành - trận Lục Đầu Giang - phá tan âm mưu của Hầu Nhân Bảo muốn lập công chiếm Hoa Lư khi viện binh Tống chưa đến, giải nguy cho Hoa Lư và đất nước. Điều này có thể giải thích cho việc nhân dân quanh khu vực diễn ra trận Lục Giang thờ cúng Lê Hoàn, đặc biệt là hai tổng Xích Bích và Ỷ Đôn. Ở danh sách này mới thống kê được 10 địa danh thờ Lê Hoàn. Trong cuốn Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, PGS.TS. Trần Bá Chí cho biết thêm thông tin: “Ngoài hai tổng Ỷ Đôn và Xích Bích, toàn huyện Thần Khê có tới 10 đền thờ Lê Đại Hành” (3), tuy nhiên Phó giáo sư không cung cấp tên địa danh thờ. Làng An Thọ thờ Lê Đại Hành làm thần thành hoàng, thờ ngài ở đình và miếu công. Bản kê khai thần tích, lần sắc của làng An Thọ cho biết, ngoài làng An Thọ, còn có các làng Đông Thịnh, Vinh Tiến, Phú Thọ cũng thờ Lê Đại Hành. Cả 4 làng này nguyên trước đều thuộc 1 xã (có lẽ là xã Tạ Xá?). Ngày mùng 4 tháng Giêng hàng năm, 4 làng đều cùng rước đến đình chung của 4 làng tế lễ đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng. Tế lễ xong, làng nào lại rước về làng ấy. Bản kê thần tích, thần sắc của làng Y Đôn Kênh cho biết, ngoài làng Y Đốn Kênh, còn có làng Mỹ Thịnh, làng Ninh Thôn, làng Ngoại Thôn cùng tổng thờ cúng Lê Hoàn. 5. Thanh Hoá, theo truyền thuyết, là nơi sinh trưởng của Lê Hoàn. Đại Nam nhất thống chí: “Miếu Lê Đại Hành hoàng đế ở xã Trung Lập, huyện Thuỵ Nguyên, chỗ này là nền nhà cũ của tiên tổ nhà vua; có thuyết nói chỗ này là nhà cũ của Lê Đại Hành, sau nhân đấy lập miếu, nay vẫn còn bia đá” (4). Bia đá gồm 2 cái, một cái dựng năm 1602 do Phùng Khắc Khoan soạn; một cái dựng năm 1626 do Nguyễn Thực soạn. ______________________ (1) Việt sử cương mục tiết yếu chép: “Mùa xuân. tháng 3 , vua mất (thọ 65 tuổi), táng ở sơn lăng Hoa Lư (ở núi Hoàn Ỷ. huyện Gia Viễn). Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: “lăng Đại Hành ở núi Phẩm Sơn. thuộc xã Trường Yên Hạ” (tập 1. tr.243). (2) Đại Nam nhất thống chí, tập III, Nxb KHXH. HN, 1971. tr.256, 257. (3) Trần Bá Chí. Cuộc kháng chiến chống Tống Lần thứ nhất. Nxb Quân đội nhân dân. 2003: tr.195. (4) Đại Nam nhất thống chí. tập II. Nxb KHXH. HN. 1970. tr.251. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top