Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118759" data-attributes="member: 17223"><p>Ví dụ khác cũng chỉ thấy duy nhất vị sử thần triều Lê Trung hưng này bình là việc Lê Hoàn khi làm vua đã xa hoa, lãng phí trong việc xây cất cung điện, dù đã “quá tuổi tri thiên mệnh” mà vẫn giữ “tính trẻ con”, “lửa ham muốn bùng lên” khi mà xương tuỷ dân đã kiệt” (1).</p><p></p><p>Hay như sự kiện năm 1001, trong khi các bộ sử thời Lê và đầu thời Nguyễn đều chỉ chép là vào năm ấy, Lê Đại Hành đi đánh giặc Cử Long (nay thuộc huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá). Trong đội quân Nam chinh ấy có Vệ vương Đinh Toàn. Khi quân đội nhà Lê truy đuổi giặc đến Cùng Giang đã bị chúng vây hãm hai bên bờ sông, Đinh Toàn trúng tên chết tại trận. Lê Hoàn kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ (2). Ngoài ra không thấy bình luận gì thêm. </p><p></p><p>Thế nhưng, đến bộ Khâm định Vệ sử thông giám cương mục, các sử thần triều Nguyễn đã dành thêm những lời sau đây để bình luận về sự kiện này: “Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thư” (3).</p><p></p><p> </p><p>2.4. Đối với những sự kiện được bình luận nhiều lần, có hai trường hợp sau xảy ra:</p><p></p><p>Trường hợp thứ nhất, là tuy các sử gia thời sau dẫn lại lời bình của các sử gia thời trước trong sách của mình, song đó không phải là những lời dẫn nguyên văn, mà thường đã được thêm bớt, chỉnh sửa, và đặc biệt là đã được gia cố thêm bàng những động/tính từ phiếm chỉ mạnh: “trái thường quá lắm”, “điên đảo sai lầm quá lắm”, “không thể coi được”, “chẳng ra gì,, xấu như cầm thú mọi rợ”, “chép vào sử sách để cho nghìn thu chê cười”...</p><p></p><p>Trường hợp thứ hai, là cùng một sự kiện nhưng nhiều khi các sử gia lại đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, biện bác ý kiến của nhau. Chẳng hạn như khi cùng đánh giá về sự kiện Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thay cho nhà Đinh, Lê Văn Hưu cho rằng đó là do Lê Hoàn đã đánh dẹp nội loạn bên trong (giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc) và đánh đuổi giặc ngoại xâm, dẹp yên bờ cõi (thắng tướng giặc là Quân Biện, Phụng Huân) mà có được. Đó là những vũ công oanh liệt mà “dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được” (4).</p><p></p><p>Thế nhưng, Ngô Sĩ Liên lại đánh giá khác. ông cho ràng Lê Đại Hành đã không giữ đạo tam cương, ngay khi còn giữ chức nhiếp chính đã ráp tâm làm điều bất lợi với vị ấu chúa Đinh Toàn. Do đó mà Đinh Điền, Nguyễn Bặc vì lòng trung đã không thể “nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn”, lui về dấy quân chống lại Lê Hoàn, mưu giữ xã tắc họ Đinh.</p><p></p><p>Ngô Sĩ Liên khẳng định “đó là bầy tôi trung nghĩa” và vì việc không thành mà họ phải hy sinh, khiến vị sử thần triều Lê khen ngợi đó chính là “bề tôi tử tiết”. Ông không đồng ý với người tiền nhiệm của mình khi đã đánh đồng Đinh Điền, Nguyễn Bặc với hàng loạn tặc, và theo ông điều đó “khiến cho nhân luân không được sáng tỏ với đời sau, gây mầm mống tiếm đoạt”, “quét sạch cương thường” cho nên “không thể không biện bác” (5).</p><p></p><p>Lời bình của Ngô Thì Sĩ lại nhận định: “Nhà vua nhân trong triều xảy ra tai nạn mà lấy đước nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà vỗ yên nhân dân, trong nước yên ổn, Bắc Nam được vô sự”. Song, ông cũng nghiêm khắc phê phán Lê Hoàn đối với “đạo tam cương không được đúng đắn, quan hệ vợ chồng, cha con, vua tôi đều chẳng ra gì”, “cho nên con cháu lục đục với nhau đến nỗi mất nước” (6).</p><p></p><p>______________</p><p></p><p>(1) Ngô Thì Sĩ : Đại việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997. tr. 173.</p><p>(2) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 177.</p><p>(3) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tập 1. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 1998. tr. 267.</p><p>(4) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 221 .</p><p>(5) Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd, tr. 166.</p><p>(6) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định việt sử thông giám cương mục</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118759, member: 17223"] Ví dụ khác cũng chỉ thấy duy nhất vị sử thần triều Lê Trung hưng này bình là việc Lê Hoàn khi làm vua đã xa hoa, lãng phí trong việc xây cất cung điện, dù đã “quá tuổi tri thiên mệnh” mà vẫn giữ “tính trẻ con”, “lửa ham muốn bùng lên” khi mà xương tuỷ dân đã kiệt” (1). Hay như sự kiện năm 1001, trong khi các bộ sử thời Lê và đầu thời Nguyễn đều chỉ chép là vào năm ấy, Lê Đại Hành đi đánh giặc Cử Long (nay thuộc huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá). Trong đội quân Nam chinh ấy có Vệ vương Đinh Toàn. Khi quân đội nhà Lê truy đuổi giặc đến Cùng Giang đã bị chúng vây hãm hai bên bờ sông, Đinh Toàn trúng tên chết tại trận. Lê Hoàn kêu trời ba tiếng rồi thúc quân đánh, giặc tan vỡ (2). Ngoài ra không thấy bình luận gì thêm. Thế nhưng, đến bộ Khâm định Vệ sử thông giám cương mục, các sử thần triều Nguyễn đã dành thêm những lời sau đây để bình luận về sự kiện này: “Lê Hoàn lợi dụng cơ hội, đã cướp lấy nước người ta, lại không khéo đối đãi chúa cũ, đẩy vào chỗ chết, thế nào mà Toàn chẳng đến tử vong? Còn việc cất tiếng kêu trời, gieo mình xuống đất, chỉ là một ngón giả trá. Thật khó che đậy được công luận nghìn thư” (3). 2.4. Đối với những sự kiện được bình luận nhiều lần, có hai trường hợp sau xảy ra: Trường hợp thứ nhất, là tuy các sử gia thời sau dẫn lại lời bình của các sử gia thời trước trong sách của mình, song đó không phải là những lời dẫn nguyên văn, mà thường đã được thêm bớt, chỉnh sửa, và đặc biệt là đã được gia cố thêm bàng những động/tính từ phiếm chỉ mạnh: “trái thường quá lắm”, “điên đảo sai lầm quá lắm”, “không thể coi được”, “chẳng ra gì,, xấu như cầm thú mọi rợ”, “chép vào sử sách để cho nghìn thu chê cười”... Trường hợp thứ hai, là cùng một sự kiện nhưng nhiều khi các sử gia lại đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau, biện bác ý kiến của nhau. Chẳng hạn như khi cùng đánh giá về sự kiện Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế thay cho nhà Đinh, Lê Văn Hưu cho rằng đó là do Lê Hoàn đã đánh dẹp nội loạn bên trong (giết Đinh Điền, bắt Nguyễn Bặc) và đánh đuổi giặc ngoại xâm, dẹp yên bờ cõi (thắng tướng giặc là Quân Biện, Phụng Huân) mà có được. Đó là những vũ công oanh liệt mà “dẫu là nhà Hán, nhà Đường cũng không hơn được” (4). Thế nhưng, Ngô Sĩ Liên lại đánh giá khác. ông cho ràng Lê Đại Hành đã không giữ đạo tam cương, ngay khi còn giữ chức nhiếp chính đã ráp tâm làm điều bất lợi với vị ấu chúa Đinh Toàn. Do đó mà Đinh Điền, Nguyễn Bặc vì lòng trung đã không thể “nhẫn tâm điềm nhiên mà nhìn”, lui về dấy quân chống lại Lê Hoàn, mưu giữ xã tắc họ Đinh. Ngô Sĩ Liên khẳng định “đó là bầy tôi trung nghĩa” và vì việc không thành mà họ phải hy sinh, khiến vị sử thần triều Lê khen ngợi đó chính là “bề tôi tử tiết”. Ông không đồng ý với người tiền nhiệm của mình khi đã đánh đồng Đinh Điền, Nguyễn Bặc với hàng loạn tặc, và theo ông điều đó “khiến cho nhân luân không được sáng tỏ với đời sau, gây mầm mống tiếm đoạt”, “quét sạch cương thường” cho nên “không thể không biện bác” (5). Lời bình của Ngô Thì Sĩ lại nhận định: “Nhà vua nhân trong triều xảy ra tai nạn mà lấy đước nước, đánh đuổi giặc ngoại xâm mà vỗ yên nhân dân, trong nước yên ổn, Bắc Nam được vô sự”. Song, ông cũng nghiêm khắc phê phán Lê Hoàn đối với “đạo tam cương không được đúng đắn, quan hệ vợ chồng, cha con, vua tôi đều chẳng ra gì”, “cho nên con cháu lục đục với nhau đến nỗi mất nước” (6). ______________ (1) Ngô Thì Sĩ : Đại việt sử ký tiền biên. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội, 1997. tr. 173. (2) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 177. (3) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục. Tập 1. Nxb Giáo dục. Hà Nội. 1998. tr. 267. (4) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. tr.230. Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd. tr. 221 . (5) Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên. Sđd, tr. 166. (6) Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định việt sử thông giám cương mục [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top