Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118753" data-attributes="member: 17223"><p>Theo các cụ già người địa phương, nơi thờ chính, sớm nhất trước kia là đình Hưng Nghĩa (Nghĩa Thịnh). Đình nằm cách đình Hưng Lộc chừng 500m, khá nhỏ. Ngoài bức đại tự có đề Hiển thần uy, một số câu đối nhắc tới cuộc đời hoạt động của ông, tại đền còn giữ được 15 đạo sắc phong cho Lâm Giang thủ tướng Phạm Cự Lạng, đạo sớm nhất vào năm 1670 (1). </p><p></p><p>Điều đáng quý hơn là việc Phạm Cự Lạng về vùng đất này, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước; cũng như việc ông hết lòng giúp triều Đinh xây dựng đất nước cũng được phản ánh khá rõ nét. Vào các ngày kỷ niệm vị thần này, nhân dân địa phương thường đọc bài văn tế có nội dung sau:</p><p></p><p>“Kính trông:</p><p></p><p>Đại vương là thánh là thần, rất thiêng rất đẹp. Giỏi giang văn võ gồm hai, giúp rập Đinh, Lê hai chúa. Ngôi Thái uý oanh liệt triều xưa ở nơi quân ngũ. Việc Nam đài mệnh vang thượng đế tiếng để muôn năm.</p><p></p><p>Hiển thánh ở núi Đồng [Cổ] hổ báo đều khiếp vía. Giáng thần từ cây ngọc tăm kình vắng bóng chốn nhân gian. Muôn năm đền miếu toả hương thưm, các bậc đế vương ban sắc tặng.</p><p></p><p>Thần hiển ứng mưu lược khôn lường, giúp dân nước yên vui mãi mãi.</p><p></p><p>Vì bốn dân dày lộc tiền gạo thành kho.</p><p>Giúp một cõi rất yên của người thịnh đạt.</p><p>Nép mình trông đợi, thượng hưởng.” (2)</p><p></p><p></p><p>Không thấy trong tâm thức dân gian có việc lên án ông tôn phò Lê Hoàn lên ngôi vua, ngược lại luôn thấy sự ca ngợi công lao của ông đối với cả hai triều đại, đặc biệt là với dân trong vùng dưới thời nhà Đinh.</p><p></p><p>Tại đền Hải Lạng (Nghĩa Thịnh), còn có đôi câu đối, vừa nhắc lại tích lập đền thờ ông, vừa ca ngợi công đức của ông đối với dân sáu thôn nơi đây dưới hai triều Đinh - Lê:</p><p></p><p>Nhân dạ phong lôi lập mộc hiển thần(3) thiên cổ hách</p><p>Lưỡng triều bảo quốc an ninh xã tắc lục thôn đồng</p><p></p><p> (Qua một đêm mưa gió, cây dựng đứng, vị thần vẻ vang nghìn năm hiển hách.</p><p>Trải hai triều giữ nước, dân no ấm, non sông yên ổn, sáu thôn chung lòng).</p><p></p><p>Bản Ngọc phả Đương Chu đại vương (Hướng Nghĩa, Minh Thuận, Vụ Bản) cũng phản ánh bóng dáng của anh em Phạm Cự Lạng ở đây, khi cho biết Phạm Hạp, Đỗ Thích được Đinh Bộ Lĩnh phái đi đánh Nguyễn Gia Loan ở Vĩnh Mộ. Về mặt địa lý, các tài liệu cho biết khu vực này nằm trên đường bờ biển thế kỷ X. Vùng đất này chính là cửa biển Đại Ác thời nhà Đinh - Tiền Lê, sau được vua nhà Lý đổi thành Đại An. Dấu tích biển còn đậm nét ở vùng đất này. Câu đối ở đền thờ thôn Hải Lạng có ghi lại việc khai khẩn lập làng từ đời Tiền Lê:</p><p></p><p>Quy trúc bốc trạch Tiền Lê đại</p><p>Thương các chiêm ân hậu Nguyễn triều</p><p></p><p>________________________________</p><p>(1) Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnn, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định). 1993. Lưu tại phòng Văn hoá Nghĩa Hưng. Nam Định.</p><p>(2) Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Tnịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà. Tài liệu đã dẫn. </p><p>(3) Theo Hưng Lộc hưng thần từ sự tích và các truyền thuyết địa phương, Phạm Cự Lạng mất năm 984 tại Đồng Cổ (Thanh Hoá). Vào niên hiệu Đại Bảo (triều Lê), ở vùng Đồng Cổ mưa to nước lớn. Khi ấy tại khu bến Bạch Vân có ông già cất vó bị một cây gỗ lớn chắn lối; ông kéo cây gỗ ra xa, song cây gô lại trôi về chỗ cũ. Qua một đêm mưa to gió lớn, người trong làng đều trông thấy cây gỗ dựng đứng lên. Hiện tượng ấy ứng với việc Phạm Cự Lạng về báo mộng cho dân. Nhân dân các xã ra rước về. lập đền thờ. Nhân dân làng Hưng Nghĩa, gần khu bến Bạch lấy miệng giả làm tiếng trống, tiếng kèn mà kéo được cây gỗ, sau dùng làm tượng Lâm Giang thủ tướng. Các làng khác chỉ xin được cái bạnh gỗ nên chỉ làm được một phần của ngai. Vì vậy mà các làng Hưng Lộc. Hải Lạng, Nhân Hậu. Bình A... đều coi đền thờ Hưng Nghĩa là đền thờ chính, là xã đàn anh.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118753, member: 17223"] Theo các cụ già người địa phương, nơi thờ chính, sớm nhất trước kia là đình Hưng Nghĩa (Nghĩa Thịnh). Đình nằm cách đình Hưng Lộc chừng 500m, khá nhỏ. Ngoài bức đại tự có đề Hiển thần uy, một số câu đối nhắc tới cuộc đời hoạt động của ông, tại đền còn giữ được 15 đạo sắc phong cho Lâm Giang thủ tướng Phạm Cự Lạng, đạo sớm nhất vào năm 1670 (1). Điều đáng quý hơn là việc Phạm Cự Lạng về vùng đất này, giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn sứ quân, thống nhất đất nước; cũng như việc ông hết lòng giúp triều Đinh xây dựng đất nước cũng được phản ánh khá rõ nét. Vào các ngày kỷ niệm vị thần này, nhân dân địa phương thường đọc bài văn tế có nội dung sau: “Kính trông: Đại vương là thánh là thần, rất thiêng rất đẹp. Giỏi giang văn võ gồm hai, giúp rập Đinh, Lê hai chúa. Ngôi Thái uý oanh liệt triều xưa ở nơi quân ngũ. Việc Nam đài mệnh vang thượng đế tiếng để muôn năm. Hiển thánh ở núi Đồng [Cổ] hổ báo đều khiếp vía. Giáng thần từ cây ngọc tăm kình vắng bóng chốn nhân gian. Muôn năm đền miếu toả hương thưm, các bậc đế vương ban sắc tặng. Thần hiển ứng mưu lược khôn lường, giúp dân nước yên vui mãi mãi. Vì bốn dân dày lộc tiền gạo thành kho. Giúp một cõi rất yên của người thịnh đạt. Nép mình trông đợi, thượng hưởng.” (2) Không thấy trong tâm thức dân gian có việc lên án ông tôn phò Lê Hoàn lên ngôi vua, ngược lại luôn thấy sự ca ngợi công lao của ông đối với cả hai triều đại, đặc biệt là với dân trong vùng dưới thời nhà Đinh. Tại đền Hải Lạng (Nghĩa Thịnh), còn có đôi câu đối, vừa nhắc lại tích lập đền thờ ông, vừa ca ngợi công đức của ông đối với dân sáu thôn nơi đây dưới hai triều Đinh - Lê: Nhân dạ phong lôi lập mộc hiển thần(3) thiên cổ hách Lưỡng triều bảo quốc an ninh xã tắc lục thôn đồng (Qua một đêm mưa gió, cây dựng đứng, vị thần vẻ vang nghìn năm hiển hách. Trải hai triều giữ nước, dân no ấm, non sông yên ổn, sáu thôn chung lòng). Bản Ngọc phả Đương Chu đại vương (Hướng Nghĩa, Minh Thuận, Vụ Bản) cũng phản ánh bóng dáng của anh em Phạm Cự Lạng ở đây, khi cho biết Phạm Hạp, Đỗ Thích được Đinh Bộ Lĩnh phái đi đánh Nguyễn Gia Loan ở Vĩnh Mộ. Về mặt địa lý, các tài liệu cho biết khu vực này nằm trên đường bờ biển thế kỷ X. Vùng đất này chính là cửa biển Đại Ác thời nhà Đinh - Tiền Lê, sau được vua nhà Lý đổi thành Đại An. Dấu tích biển còn đậm nét ở vùng đất này. Câu đối ở đền thờ thôn Hải Lạng có ghi lại việc khai khẩn lập làng từ đời Tiền Lê: Quy trúc bốc trạch Tiền Lê đại Thương các chiêm ân hậu Nguyễn triều ________________________________ (1) Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Thịnn, huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Hà (nay là Nam Định). 1993. Lưu tại phòng Văn hoá Nghĩa Hưng. Nam Định. (2) Bảo tàng Nam Hà: Tư liệu khảo sát đình Hưng Lộc, xã Nghĩa Tnịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Hà. Tài liệu đã dẫn. (3) Theo Hưng Lộc hưng thần từ sự tích và các truyền thuyết địa phương, Phạm Cự Lạng mất năm 984 tại Đồng Cổ (Thanh Hoá). Vào niên hiệu Đại Bảo (triều Lê), ở vùng Đồng Cổ mưa to nước lớn. Khi ấy tại khu bến Bạch Vân có ông già cất vó bị một cây gỗ lớn chắn lối; ông kéo cây gỗ ra xa, song cây gô lại trôi về chỗ cũ. Qua một đêm mưa to gió lớn, người trong làng đều trông thấy cây gỗ dựng đứng lên. Hiện tượng ấy ứng với việc Phạm Cự Lạng về báo mộng cho dân. Nhân dân các xã ra rước về. lập đền thờ. Nhân dân làng Hưng Nghĩa, gần khu bến Bạch lấy miệng giả làm tiếng trống, tiếng kèn mà kéo được cây gỗ, sau dùng làm tượng Lâm Giang thủ tướng. Các làng khác chỉ xin được cái bạnh gỗ nên chỉ làm được một phần của ngai. Vì vậy mà các làng Hưng Lộc. Hải Lạng, Nhân Hậu. Bình A... đều coi đền thờ Hưng Nghĩa là đền thờ chính, là xã đàn anh. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top