Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118750" data-attributes="member: 17223"><p>Khi chép về sự kiện lập đền thờ, Việt điện u linh và những lời bàn của sử thần Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên gợi mở nhiều chi tiết liên quan đến cuộc đời Phạm Cự Lạng. Việt điện u linh có chép: “Cự Lạng thật là một người tốt, con nhà gia thế, ông là Phạm Chiêm làm châu mục đất An Vũ giúp Ngô Tiên chủ, có công khai quốc được phong Đồng giáp tướng quân. Cha là Phạm Mạn giúp vua Nam Tấn, làm tham chính đô hộ, anh là Phạm Dật giúp Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành rất có công lao, làm đến đô thống quân hiệu. Đến Cự Lạng trước giúp Đinh, sau giúp Lê sang đánh Chiêm Thành, có công to sau được phong Thái uý. Nhà ấy ba đời đều có tiếng khen”.</p><p></p><p>Tác phẩm này được hình thành trên cơ sở tham khảo chính sử và truyền thuyết nên thông tin phong phú hơn. Cũng bởi vậy mà có nhiều chi tiết khác biệt, thậm chí sai lạc, chẳng hạn việc anh trai ông phò tá Lê Hoàn. Tuy nhiên tài liệu này có hai chi tiết đáng lưu ý liên quan đến Phạm Cự Lạng, đó là việc ông từng phò tá Đinh Tiên Hoàng và có công lao trong công cuộc tấn công Chiêm Thành.</p><p></p><p>Ngô Sỹ Liên bàn luận về nhân vật Phạm Cự Lạng khi nhắc đến việc vua Lý Thái Tông cho lập đền thờ ông ở kinh thành như sau: “trong lòng không lo nghĩ gì mà tự nhiên thấy mộng, mới là chính mộng. Thái Tông suy nghĩ về việc xử kiện sao cho công bằng, nhờ vào thần linh, nên trong lúc hoảng hốt bèn nhìn thấy.</p><p></p><p>Như thế trong Chu Lễ gọi là vì nghi mà có mộng chứ không phải là chính mộng đấy. Xét ra thần thì phải là chính mộng. Thần thì phải thông minh chính trực chỉ một lòng, còn Cự Lạng lại hai lòng trong khi triều đình thay đổi vua. Nếu ở nơi âm ty mà bị Đinh Điền, Nguyễn Bặc tố cáo, thì tự mình không thể trả lời nổi cho mình, còn xét việc án nghi ngờ của nhân dân được sao?</p><p></p><p>Thái Tông quả là bậc đại nhân trung chính, thì người không trung chính, không thể xử kiện được, mà lại muốn nhờ vào thần để ngăn lấp dường gian trá, há chẳng phải là vu vơ lắm sao? Thờ chúa ngục, đầu tiên chỉ có một đền thờ ở nhà ngục phủ Đô hộ thôi, thế mà dần dần đến nay, các ty ở đâu cũng thờ phụng như thế, mà việc kiện tụng vẫn rối bời, người ngay kẻ gian lẫn lộn, chủ ngục chưa hề giết được một kẻ gian tham xảo trá nào và cũng chưa xử được một vụ oan uổng nào.</p><p></p><p>Ôi! Sách của thượng đế và vị sứ áo đỏ, có chăng? Người đó đúng là Cự Lạng hay không phải Cự Lạng? Mộng của Thái Tông không đáng tin, người đời sau vẫn tin mà thờ cúng, thật là mê hoặc lắm đấy.” (1).</p><p></p><p>Ở đây ông nhấn mạnh đến “sự ăn ở hai lòng” của Phạm Cự Lạng đối với triều Đinh. Ngoài lập trường của nhà Nho, liệu ông có còn dựa trên những tài liệu nói lên vai trò của Phạm Cự Lạng dưới triều Đinh để viết lên những dòng đó không?</p><p></p><p>Điều mà chúng ta biết chắc chắn rằng, sự kiện lập đền thờ còn rất gần với thời đại mà Phạm Cự Lạng đã sống; những thông tin về ông hẳn phong phú, chi tiết và chính xác hơn nhiều so với những ghi chép sau này. Việc lập đền thờ, ngoài cái vỏ huyền bí của việc thần ứng mộng, là sự đánh giá cao tài năng và nhân cách mà triều Lý dành cho Phạm Cự Lạng. Việc nhà vua đích thân xây dựng ngôi đền thờ Phạm Cự Lạng ở vào vị trí xung yếu, trấn cửa Nam thành - mà ngày nay được các nhà khoa học coi như một chỉ định để tìm lại dấu vết kinh thành Thăng Long cách đây một nghìn năm - gợi nhiều điều cần lý giải.</p><p></p><p>Điểm đầu tiên cần lưu ý là việc Phạm Cự Lạng được chọn làm vị thần trông coi việc xét xử phản ánh ông là người phải rất mực thanh liêm, sáng suốt. ảnh hưởng của Phạm Cự Lạng đối với thời ông sống hẳn vô cùng to lớn, ít nhất là đến thời điểm xây dựng đền thờ. Mặt khác vị trí trấn trị phía nam thành - một vị trí trọng yếu của ngôi đền thờ ông phải chăng còn mạng dấu vết mối liên hệ mật thiết của ông với vùng đất kinh thành và phía tây nam kinh thành Thăng Long? </p><p></p><p>Từ những ghi chép trong thư tịch cổ và dấu tích của ông ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội như trên, Phạm Cự Lạng nổi bật lên với vai trò của một vị công thần triều Tiền Lê và có đời sống lâu bền trong tâm tưởng của người dân Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử. Cũng chính những tư liệu này gợi mở nhiều vấn đề cần giải đáp về con người ông đặc biệt là hành trạng của ông trong thời nhà Đinh. Điều này được hé mở bởi các thần tích? truyền thuyết và hệ thống các di tích thờ ở các địa phương.</p><p></p><p></p><p>_______________________</p><p>(1) Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd. trang 218.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118750, member: 17223"] Khi chép về sự kiện lập đền thờ, Việt điện u linh và những lời bàn của sử thần Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử ký tiền biên gợi mở nhiều chi tiết liên quan đến cuộc đời Phạm Cự Lạng. Việt điện u linh có chép: “Cự Lạng thật là một người tốt, con nhà gia thế, ông là Phạm Chiêm làm châu mục đất An Vũ giúp Ngô Tiên chủ, có công khai quốc được phong Đồng giáp tướng quân. Cha là Phạm Mạn giúp vua Nam Tấn, làm tham chính đô hộ, anh là Phạm Dật giúp Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành rất có công lao, làm đến đô thống quân hiệu. Đến Cự Lạng trước giúp Đinh, sau giúp Lê sang đánh Chiêm Thành, có công to sau được phong Thái uý. Nhà ấy ba đời đều có tiếng khen”. Tác phẩm này được hình thành trên cơ sở tham khảo chính sử và truyền thuyết nên thông tin phong phú hơn. Cũng bởi vậy mà có nhiều chi tiết khác biệt, thậm chí sai lạc, chẳng hạn việc anh trai ông phò tá Lê Hoàn. Tuy nhiên tài liệu này có hai chi tiết đáng lưu ý liên quan đến Phạm Cự Lạng, đó là việc ông từng phò tá Đinh Tiên Hoàng và có công lao trong công cuộc tấn công Chiêm Thành. Ngô Sỹ Liên bàn luận về nhân vật Phạm Cự Lạng khi nhắc đến việc vua Lý Thái Tông cho lập đền thờ ông ở kinh thành như sau: “trong lòng không lo nghĩ gì mà tự nhiên thấy mộng, mới là chính mộng. Thái Tông suy nghĩ về việc xử kiện sao cho công bằng, nhờ vào thần linh, nên trong lúc hoảng hốt bèn nhìn thấy. Như thế trong Chu Lễ gọi là vì nghi mà có mộng chứ không phải là chính mộng đấy. Xét ra thần thì phải là chính mộng. Thần thì phải thông minh chính trực chỉ một lòng, còn Cự Lạng lại hai lòng trong khi triều đình thay đổi vua. Nếu ở nơi âm ty mà bị Đinh Điền, Nguyễn Bặc tố cáo, thì tự mình không thể trả lời nổi cho mình, còn xét việc án nghi ngờ của nhân dân được sao? Thái Tông quả là bậc đại nhân trung chính, thì người không trung chính, không thể xử kiện được, mà lại muốn nhờ vào thần để ngăn lấp dường gian trá, há chẳng phải là vu vơ lắm sao? Thờ chúa ngục, đầu tiên chỉ có một đền thờ ở nhà ngục phủ Đô hộ thôi, thế mà dần dần đến nay, các ty ở đâu cũng thờ phụng như thế, mà việc kiện tụng vẫn rối bời, người ngay kẻ gian lẫn lộn, chủ ngục chưa hề giết được một kẻ gian tham xảo trá nào và cũng chưa xử được một vụ oan uổng nào. Ôi! Sách của thượng đế và vị sứ áo đỏ, có chăng? Người đó đúng là Cự Lạng hay không phải Cự Lạng? Mộng của Thái Tông không đáng tin, người đời sau vẫn tin mà thờ cúng, thật là mê hoặc lắm đấy.” (1). Ở đây ông nhấn mạnh đến “sự ăn ở hai lòng” của Phạm Cự Lạng đối với triều Đinh. Ngoài lập trường của nhà Nho, liệu ông có còn dựa trên những tài liệu nói lên vai trò của Phạm Cự Lạng dưới triều Đinh để viết lên những dòng đó không? Điều mà chúng ta biết chắc chắn rằng, sự kiện lập đền thờ còn rất gần với thời đại mà Phạm Cự Lạng đã sống; những thông tin về ông hẳn phong phú, chi tiết và chính xác hơn nhiều so với những ghi chép sau này. Việc lập đền thờ, ngoài cái vỏ huyền bí của việc thần ứng mộng, là sự đánh giá cao tài năng và nhân cách mà triều Lý dành cho Phạm Cự Lạng. Việc nhà vua đích thân xây dựng ngôi đền thờ Phạm Cự Lạng ở vào vị trí xung yếu, trấn cửa Nam thành - mà ngày nay được các nhà khoa học coi như một chỉ định để tìm lại dấu vết kinh thành Thăng Long cách đây một nghìn năm - gợi nhiều điều cần lý giải. Điểm đầu tiên cần lưu ý là việc Phạm Cự Lạng được chọn làm vị thần trông coi việc xét xử phản ánh ông là người phải rất mực thanh liêm, sáng suốt. ảnh hưởng của Phạm Cự Lạng đối với thời ông sống hẳn vô cùng to lớn, ít nhất là đến thời điểm xây dựng đền thờ. Mặt khác vị trí trấn trị phía nam thành - một vị trí trọng yếu của ngôi đền thờ ông phải chăng còn mạng dấu vết mối liên hệ mật thiết của ông với vùng đất kinh thành và phía tây nam kinh thành Thăng Long? Từ những ghi chép trong thư tịch cổ và dấu tích của ông ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội như trên, Phạm Cự Lạng nổi bật lên với vai trò của một vị công thần triều Tiền Lê và có đời sống lâu bền trong tâm tưởng của người dân Thăng Long - Hà Nội trong suốt chiều dài lịch sử. Cũng chính những tư liệu này gợi mở nhiều vấn đề cần giải đáp về con người ông đặc biệt là hành trạng của ông trong thời nhà Đinh. Điều này được hé mở bởi các thần tích? truyền thuyết và hệ thống các di tích thờ ở các địa phương. _______________________ (1) Ngô Thì Sỹ: Đại Việt sử ký tiền biên, Sđd. trang 218. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top