Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118747" data-attributes="member: 17223"><p>GÓP PHẦN TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI TƯỚNG QUÂN PHẠM CỰ LẠNG</p><p></p><p> </p><p>Đinh Thị Thùy Hiên</p><p>Khoa Lịch sử. Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội</p><p></p><p></p><p>Sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn năm 980 được các thư tịch cổ Việt Nam chép rõ ràng, thống nhất với nhau, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học từ trước tới nay. Đóng vai trò quan trọng trong việc tôn phò Lê Hoàn lên ngôi, bên cạnh Thái hậu Dương Vân Nga là vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng. Tuy vậy, bấy lâu nay Đại tướng quân Phạm Cự Lạng chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Trong quá trình khảo sát khu vực quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và các xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái... huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), chúng tôi tập hợp được một số tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bài viết này chỉ là đôi nét khắc họa chân dung vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng và thông qua đó góp phần tìm hiểu anh hùng dân tộc Lê Hoàn nhân dịp kỷ niệm tròn 1.000 năm ngày mất của ông.</p><p></p><p>1. Từ những ghi chép trong thư tịch cổ Việt Nam</p><p></p><p>So với các nhân vật khác, những ghi chép về Phạm Cự Lạng (1) trong chính sử khá nhiều. Khi quân Tống xâm lược nước ta, Phạm Cự Lạng được Lê Hoàn đề cử và được Dương Thái hậu đích thân phong làm đại tướng quân, cầm quân ra trận. Trong hoàn cảnh triều chính đang rối loạn do Đinh Tiên Hoàng mới qua đời, vua còn nhỏ tuổi, quân Tống đang chuẩn bị đưa quân xâm lược, Phạm Cự Lạng nhận thấy rõ yêu cầu lịch sử đặt ra là phải có một vị vua tài năng đủ sức chèo lái, đưa đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo. Vì vậy ông đã ph tá Lê Hoàn lên ngôi vua.</p><p></p><p>Sự kiện này được các bộ sử chép lại một cách khá thống nhất: “Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào nội phủ, nói với mọi người rằng. “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn”. Quân sĩ nghe vậy đều hô “vạn tuế”.</p><p></p><p>Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn. mời lên ngôi hoàng đế. Từ đó, Hoàn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu, giáng phong vua làm Vệ vương” (2).</p><p></p><p>Việc Lê Hoàn lên ngôi là tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. phạm Cự Lạng với việc ủng hộ ông lên ngôi vua là một hành động thức thời lúc đó. Nếu như Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở đầu triều Lý trong lịch sử dân tộc là nhờ có sự sắp đặt, chuẩn bị của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh, thì ở góc độ nhất định có thể xem Phạm Cự Lạng là người đã góp phần tạo dựng lên triều Tiền Lê trong lịch sử (3).</p><p></p><p>Sát cánh bên Lê Hoàn trong kháng chiến chống Tống, và trong công cuộc xây dựng đất nước, năm 986 ông được phong chức Thái uý. Sử chép: năm 986 “Lấy Từ Mục làm Tổng quản tri quân dân sự, ban cho tước hầu, Phạm Cự Lạng làm Thái uý” (4).</p><p></p><p>_____________________________</p><p>(1) Phạm Cự Lạng/Lượng có sách chép là Phạm Cự Bị. Trong bài viết này: chúng lối sử dụng thống nhất lên gọi Phạm Cự Lạng. </p><p>(2). Đại Việt sử ký toàn thư. tập 1 . bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, trang 217. Cũng xem Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên, Lê Văn Bảy, Nguyễn Thị Thảo, Dương Thị The, Phạm Thị Thoa dịch và chú thích, Lê Huy Chưởng hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1.997, trang 162. Việt sử lược. Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải, Nxb Văn Sử Địa. 1960, trang 54-55; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 247. </p><p>(3) Sử thần Nguyễn Nghiêm khi bàn đến sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn, vạch tội cướp ngôi của ông đã ví Phạm Cự Lạng với Thạch Thủ Tín, công thần của nhà Tống người có công phò lập Tống Thái Tông: “Xét sự thế lúc bấy giờ thì Thập đạo tướng quân lại là một quan Điểm kiểm mà trong phủ lại là một thế trận Trần Kiều. Phạm Cự Lạng lại là một Thạch Thủ Tín. Tội cướp ngôi đã rõ, chẳng phải đợi người ta bàn tán rườm rà”. xem Ngô Thì: Đại sử ký tiền biên. Sđd. trang 162.</p><p>(4) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. trang 224.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118747, member: 17223"] GÓP PHẦN TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA ĐẠI TƯỚNG QUÂN PHẠM CỰ LẠNG Đinh Thị Thùy Hiên Khoa Lịch sử. Trường Đại học KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội Sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn năm 980 được các thư tịch cổ Việt Nam chép rõ ràng, thống nhất với nhau, đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà sử học từ trước tới nay. Đóng vai trò quan trọng trong việc tôn phò Lê Hoàn lên ngôi, bên cạnh Thái hậu Dương Vân Nga là vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng. Tuy vậy, bấy lâu nay Đại tướng quân Phạm Cự Lạng chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Trong quá trình khảo sát khu vực quận Đống Đa (nội thành Hà Nội) và các xã Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thái... huyện Nghĩa Hưng (Nam Định), chúng tôi tập hợp được một số tư liệu liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bài viết này chỉ là đôi nét khắc họa chân dung vị Đại tướng quân Phạm Cự Lạng và thông qua đó góp phần tìm hiểu anh hùng dân tộc Lê Hoàn nhân dịp kỷ niệm tròn 1.000 năm ngày mất của ông. 1. Từ những ghi chép trong thư tịch cổ Việt Nam So với các nhân vật khác, những ghi chép về Phạm Cự Lạng (1) trong chính sử khá nhiều. Khi quân Tống xâm lược nước ta, Phạm Cự Lạng được Lê Hoàn đề cử và được Dương Thái hậu đích thân phong làm đại tướng quân, cầm quân ra trận. Trong hoàn cảnh triều chính đang rối loạn do Đinh Tiên Hoàng mới qua đời, vua còn nhỏ tuổi, quân Tống đang chuẩn bị đưa quân xâm lược, Phạm Cự Lạng nhận thấy rõ yêu cầu lịch sử đặt ra là phải có một vị vua tài năng đủ sức chèo lái, đưa đất nước vượt qua cơn hiểm nghèo. Vì vậy ông đã ph tá Lê Hoàn lên ngôi vua. Sự kiện này được các bộ sử chép lại một cách khá thống nhất: “Bấy giờ, Lạng Châu nghe tin quân Tống sắp kéo sang, liền làm tờ tâu báo về. Thái hậu sai Lê Hoàn chọn dũng sĩ đi đánh giặc, lấy người ở Nam Sách Giang là Phạm Cự Lạng làm đại tướng quân. Khi triều đình đang bàn kế hoạch xuất quân, Cự Lạng cùng các tướng quân khác đều mặc áo trận đi thẳng vào nội phủ, nói với mọi người rằng. “Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lập ông Thập đạo làm thiên tử, sau đó sẽ xuất quân thì hơn”. Quân sĩ nghe vậy đều hô “vạn tuế”. Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn. mời lên ngôi hoàng đế. Từ đó, Hoàn lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu, giáng phong vua làm Vệ vương” (2). Việc Lê Hoàn lên ngôi là tất yếu, phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ. phạm Cự Lạng với việc ủng hộ ông lên ngôi vua là một hành động thức thời lúc đó. Nếu như Lý Công Uẩn lên ngôi vua, mở đầu triều Lý trong lịch sử dân tộc là nhờ có sự sắp đặt, chuẩn bị của Đào Cam Mộc và sư Vạn Hạnh, thì ở góc độ nhất định có thể xem Phạm Cự Lạng là người đã góp phần tạo dựng lên triều Tiền Lê trong lịch sử (3). Sát cánh bên Lê Hoàn trong kháng chiến chống Tống, và trong công cuộc xây dựng đất nước, năm 986 ông được phong chức Thái uý. Sử chép: năm 986 “Lấy Từ Mục làm Tổng quản tri quân dân sự, ban cho tước hầu, Phạm Cự Lạng làm Thái uý” (4). _____________________________ (1) Phạm Cự Lạng/Lượng có sách chép là Phạm Cự Bị. Trong bài viết này: chúng lối sử dụng thống nhất lên gọi Phạm Cự Lạng. (2). Đại Việt sử ký toàn thư. tập 1 . bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), Ngô Đức Thọ dịch và chú thích, Hà Văn Tấn hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1998, trang 217. Cũng xem Ngô Thì Sĩ : Đại Việt sử ký tiền biên, Lê Văn Bảy, Nguyễn Thị Thảo, Dương Thị The, Phạm Thị Thoa dịch và chú thích, Lê Huy Chưởng hiệu đính, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1.997, trang 162. Việt sử lược. Trần Quốc Vượng phiên dịch và chú giải, Nxb Văn Sử Địa. 1960, trang 54-55; Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1998, trang 247. (3) Sử thần Nguyễn Nghiêm khi bàn đến sự kiện lên ngôi của Lê Hoàn, vạch tội cướp ngôi của ông đã ví Phạm Cự Lạng với Thạch Thủ Tín, công thần của nhà Tống người có công phò lập Tống Thái Tông: “Xét sự thế lúc bấy giờ thì Thập đạo tướng quân lại là một quan Điểm kiểm mà trong phủ lại là một thế trận Trần Kiều. Phạm Cự Lạng lại là một Thạch Thủ Tín. Tội cướp ngôi đã rõ, chẳng phải đợi người ta bàn tán rườm rà”. xem Ngô Thì: Đại sử ký tiền biên. Sđd. trang 162. (4) Đại Việt sử ký toàn thư. Sđd. trang 224. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top