Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118746" data-attributes="member: 17223"><p>Quân sĩ nghe nói thế đều hô vạn tuế. Thái hậu thấy mọi ngươi đều vui lòng quy phục, sai lấy áo long cổn mặc cho Hoàn, mời Hoàn lên ngôi hoàng đế...” (1). Tư liệu này khiến tôi đặc biệt chú ý, rõ ràng rằng, lúc này vị thế và uy tín của Lê Hoàn là rất lớn trong quân đội. Sức mạnh của quân đội là đại diện cho sức mạnh của đất nước lúc bấy giờ. Nên trước lời đề nghị nghiêm trang của Phạm Cự Lượng thì toàn bộ quân sĩ đều hô “Vạn tuế’. Khi thấy mọi người đều đồng tâm nhát trí, Dương Thái hậu mới mời Lê Hoàn lên ngôi vua.</p><p></p><p>Vì vậy việc lên ngôi vua của Lê Hoàn là sự đồng tâm nhất trí từ trong triều đến ngoài quân đội. Và, như trên chúng tôi đã dẫn, tiếng nói của quân đội lúc này là tiếng nói của cả dân tộc trong lúc tình thế đất nước đứng trước họa xâm lược của nhà Tống. Dương Thái hậu cũng như toàn bộ quân đội đã không chỉ thấy được sự tài giỏi của Lê Hoàn để ủy thác vận mệnh của quốc gia cho ông mà sự thực uy tín của ông đã thu phục được nhân tâm.</p><p></p><p>Hai vấn đề này, tuy hai nhưng là một. Dương Thái hậu phải là một người thông minh, tài giỏi, một phụ nữ - người mẹ can đảm mới đi đến quyết định sáng suốt như vậy. Bà hiểu rằng con trai bà - vua Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua theo chế độ cha truyền con nối, chưa hề có công lao gì đối với đất nước. Một ông vua ở tuổi thiếu niên liệu có khả năng gánh vác trọng trách này hay không?</p><p></p><p>Nếu như trong hoàn cảnh đất nước bình yên, sự việc trên có thể cho rằng bà vì tình riêng. Nhưng như trên chúng tôi đã dẫn, bà thực hiện việc trao ngôi báu cho Lê Hoàn một cách đàng hoàng trước sự đồng tình của các tướng sĩ quân đội.</p><p></p><p>Vì vậy, Dương Vân Nga chính là người phụ nữ của chính trường, thông minh, mưu lược, vì đất nước vì nhân dân mà “hy sinh” ngôi báu của con trai mình cũng đồng nghĩa hy sinh” quyền lực chính trị của mình cho một người có đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước - Lê Hoàn. </p><p></p><p>Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, một người nắm toàn bộ quân đội trong tay, một thế lực, một sức mạnh có thể làm nghiêng ngả đất trời, nếu có âm mưu, Lê Hoàn có thể đoạt ngôi vua bất cứ lúc nào mà không cần dựa vào thế lực của Thái hậu. </p><p></p><p>Với sự lựa chọn của bà, Lê Hoàn đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt kháng chiến chống Tống thắng lợi, giữ vững nền độc lập dân tộc. Chiến công hiển hách này, đằng sau nó cần phải kể đến vai trò và công lao của bà. Tuy bà không trực tiếp cầm quân ra trận nhưng quyết định sáng suốt của bà đã động viên, cổ vũ kịp thời tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của tướng sĩ Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy tối cao của Lê Hoàn. </p><p></p><p>Nhân dân ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những người có công với nước với dân sau khi chết thường được nhân dân lập đền thờ. Hai Bà Trưng được thờ ở nhiều nơi. Trần Hưng Đạo được nhân dân từ đời này qua đời khác tôn là Đức thánh Trần và được tôn thờ ở rất nhiều địa phương trong toàn quốc. Thái hậu Dương Vân Nga cũng vậy, nhân dân tạc tượng, lập đền thờ bà ở Hoa Lư, Ninh Bình. Tượng của Bà ngự ở vị trí tôn nghiêm của ngôi đền, giữa hai ông vua, hai ông chồng - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu nhưng chỉ có Thái hậu Dương Vân Nga là được nhân dân tôn thờ.</p><p></p><p>Theo quan niệm truyền thống thì người được tôn sùng và quan trọng thường ngự ở chính giữa. Bà đã ở vị trí như vậy - trong lòng dân suốt các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần. Chỉ đến thời Lê sơ, thế kỷ XV, với giáo lý Nho giáo chi phối, tượng của bà không được thờ nữa.</p><p></p><p>Toàn thư chép: “Tục dân làm đền thờ, tô hai pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và tượng Dương hậu cùng ngồi, đến buổi quốc sơ (đầu nhà Lê) hãy còn. Sau An phủ sứ là Lê Thúc Hiền mới bỏ” (2). Sau năm 1945 , bà lại được nhân dân tôn thờ như xưa. Điều này rất phù hợp với kết quả điền dã thực tế của tác giả Nguyễn Danh Phiệt mà chúng tôi đã dẫn ở trên. Thái hậu Dương Vân Nga là một trong những phụ nữ Việt Nam không chỉ vĩ đại ở thế kỷ X mà tên tuổi của bà xứng đáng được lưu danh trong sử sách.</p><p></p><p></p><p>__________________________________________________ __________________________</p><p>(1) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 161- 162.</p><p>(2) Đại Việt sử ký toàn thư . Tập 1. Sđd. tr. 168. Lê Thúc Hiền giữ chức An phủ sứ lộ Trường Yên vào nam Bính Thìn (1436). xem Toàn thư. tập 1.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118746, member: 17223"] Quân sĩ nghe nói thế đều hô vạn tuế. Thái hậu thấy mọi ngươi đều vui lòng quy phục, sai lấy áo long cổn mặc cho Hoàn, mời Hoàn lên ngôi hoàng đế...” (1). Tư liệu này khiến tôi đặc biệt chú ý, rõ ràng rằng, lúc này vị thế và uy tín của Lê Hoàn là rất lớn trong quân đội. Sức mạnh của quân đội là đại diện cho sức mạnh của đất nước lúc bấy giờ. Nên trước lời đề nghị nghiêm trang của Phạm Cự Lượng thì toàn bộ quân sĩ đều hô “Vạn tuế’. Khi thấy mọi người đều đồng tâm nhát trí, Dương Thái hậu mới mời Lê Hoàn lên ngôi vua. Vì vậy việc lên ngôi vua của Lê Hoàn là sự đồng tâm nhất trí từ trong triều đến ngoài quân đội. Và, như trên chúng tôi đã dẫn, tiếng nói của quân đội lúc này là tiếng nói của cả dân tộc trong lúc tình thế đất nước đứng trước họa xâm lược của nhà Tống. Dương Thái hậu cũng như toàn bộ quân đội đã không chỉ thấy được sự tài giỏi của Lê Hoàn để ủy thác vận mệnh của quốc gia cho ông mà sự thực uy tín của ông đã thu phục được nhân tâm. Hai vấn đề này, tuy hai nhưng là một. Dương Thái hậu phải là một người thông minh, tài giỏi, một phụ nữ - người mẹ can đảm mới đi đến quyết định sáng suốt như vậy. Bà hiểu rằng con trai bà - vua Đinh Toàn mới 6 tuổi lên làm vua theo chế độ cha truyền con nối, chưa hề có công lao gì đối với đất nước. Một ông vua ở tuổi thiếu niên liệu có khả năng gánh vác trọng trách này hay không? Nếu như trong hoàn cảnh đất nước bình yên, sự việc trên có thể cho rằng bà vì tình riêng. Nhưng như trên chúng tôi đã dẫn, bà thực hiện việc trao ngôi báu cho Lê Hoàn một cách đàng hoàng trước sự đồng tình của các tướng sĩ quân đội. Vì vậy, Dương Vân Nga chính là người phụ nữ của chính trường, thông minh, mưu lược, vì đất nước vì nhân dân mà “hy sinh” ngôi báu của con trai mình cũng đồng nghĩa hy sinh” quyền lực chính trị của mình cho một người có đầy đủ uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước - Lê Hoàn. Mặt khác, cũng cần phải thấy rằng, một người nắm toàn bộ quân đội trong tay, một thế lực, một sức mạnh có thể làm nghiêng ngả đất trời, nếu có âm mưu, Lê Hoàn có thể đoạt ngôi vua bất cứ lúc nào mà không cần dựa vào thế lực của Thái hậu. Với sự lựa chọn của bà, Lê Hoàn đã lãnh đạo quân dân Đại Cồ Việt kháng chiến chống Tống thắng lợi, giữ vững nền độc lập dân tộc. Chiến công hiển hách này, đằng sau nó cần phải kể đến vai trò và công lao của bà. Tuy bà không trực tiếp cầm quân ra trận nhưng quyết định sáng suốt của bà đã động viên, cổ vũ kịp thời tinh thần chiến đấu chống quân xâm lược của tướng sĩ Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy tối cao của Lê Hoàn. Nhân dân ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, những người có công với nước với dân sau khi chết thường được nhân dân lập đền thờ. Hai Bà Trưng được thờ ở nhiều nơi. Trần Hưng Đạo được nhân dân từ đời này qua đời khác tôn là Đức thánh Trần và được tôn thờ ở rất nhiều địa phương trong toàn quốc. Thái hậu Dương Vân Nga cũng vậy, nhân dân tạc tượng, lập đền thờ bà ở Hoa Lư, Ninh Bình. Tượng của Bà ngự ở vị trí tôn nghiêm của ngôi đền, giữa hai ông vua, hai ông chồng - Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Không phải ngẫu nhiên mà Lê Đại Hành có 5 hoàng hậu nhưng chỉ có Thái hậu Dương Vân Nga là được nhân dân tôn thờ. Theo quan niệm truyền thống thì người được tôn sùng và quan trọng thường ngự ở chính giữa. Bà đã ở vị trí như vậy - trong lòng dân suốt các triều đại Tiền Lê, Lý, Trần. Chỉ đến thời Lê sơ, thế kỷ XV, với giáo lý Nho giáo chi phối, tượng của bà không được thờ nữa. Toàn thư chép: “Tục dân làm đền thờ, tô hai pho tượng Tiên Hoàng, Đại Hành và tượng Dương hậu cùng ngồi, đến buổi quốc sơ (đầu nhà Lê) hãy còn. Sau An phủ sứ là Lê Thúc Hiền mới bỏ” (2). Sau năm 1945 , bà lại được nhân dân tôn thờ như xưa. Điều này rất phù hợp với kết quả điền dã thực tế của tác giả Nguyễn Danh Phiệt mà chúng tôi đã dẫn ở trên. Thái hậu Dương Vân Nga là một trong những phụ nữ Việt Nam không chỉ vĩ đại ở thế kỷ X mà tên tuổi của bà xứng đáng được lưu danh trong sử sách. __________________________________________________ __________________________ (1) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập 1. Sđd. tr. 161- 162. (2) Đại Việt sử ký toàn thư . Tập 1. Sđd. tr. 168. Lê Thúc Hiền giữ chức An phủ sứ lộ Trường Yên vào nam Bính Thìn (1436). xem Toàn thư. tập 1. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top