Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="ngan trang" data-source="post: 118745" data-attributes="member: 17223"><p>Cuối cùng, ở Thái hậu Dương Vân Nga còn có một giá trị tổng thể, nằm trong sự đánh giá, định vị và lưu giữ của cộng đồng dân tộc Việt . . . Nhân dân đồng cảm và đồng tình với mối tình cao đẹp của Thái hậu...” (1).</p><p></p><p>Trên đây chúng tôi đã điểm qua những đánh giá, nhận định về Thái hậu Dương Vân Nga và mối quan hệ của bà với Lê Hoàn qua một số thư tịch và công trình nghiên cứu của các tác giả. Một điều dễ thấy là, hầu như các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung lý giải mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Thái hậu, một vài công trình khẳng định được công lao của Dương Thái hậu đối với đất nước nhưng còn dè dặt như tác giả Song Cối.</p><p></p><p>Trong vài thập kỷ gần đây việc nghiên cứu về vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga đối với đất nước càng được nhìn nhận và đánh giá cao như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Danh Phiệt và Lee Seon Hee. Trong bài viết này, thêm một lần chúng tôi khẳng định vai trò to lớn của bà đối với đất nước Đại Cồ Việt đương thời. Và, chắc rằng có những điểm được kế thừa kết quả của các tác giả đi trước.</p><p></p><p>Theo tôi, để khách quan, thiết nghĩ cần phải đặt nhân vật trung tâm - Thái hậu Dương Vân Nga trong bối cạnh lịch sử lúc bấy giờ.</p><p></p><p>Chúng ta biết rằng, sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, đất nước Đại Cồ Việt đứng trước những nguy biến, tình trạng đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Vua cha mất, Đinh Toàn, con thứ, mới 6 tuổi lên nối ngôi cha, Phó vương Lê Hoàn nhiếp chính, cũng vì thế mà nội bộ triều Đinh rối ren từ đây.</p><p></p><p>Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Phạm Thạp nghi ngờ uy thế của Lê Hoàn sẽ ảnh hưởng đến ngôi báu của vị vua nhỏ tuổi liền tổ chức quân đội tấn công Lê Hoàn tại kinh đô Hoa Lư. Thái hậu Dương Vân Nga bàn với Lê Hoàn phương cách đưa đất nước thoát khỏi tình thế nội loạn này. Lê Hoàn nói: “Thần là Phó vương nhiếp chính dù sống chết họa biến thế nào, đều phải chịu trách nhiệm” (2).</p><p></p><p>Kết quả là, quân đội do Lê Hoàn chỉ huy thắng trận. Nguyễn Bặc và Đinh Điền đều bị chết, Phạm Thạp bị bắt giải về kinh đô. Tạm yên vấn đề triều chính thì ở phía nam đất nước, phò mã Ngô Nhật Khánh vì mối tư thù trước đây đã dẫn hơn nghìn chiến thuyền cùng quân Chiêm Thành tiến đánh Lê Hoàn. Mặc dù trên đường hành quân Ngô Nhật Khánh và chiến thuyền gặp gió bão khiến cho thuyền và người chìm đắm gần hết, nhưng sự kiện này cũng khiến triều đình Hoa Lư phải tìm cách ứng phó.</p><p></p><p>Ở phía bắc, lợi dụng tình hình nước Đại Cồ Việt có biến, nhà Tống đã nắm lấy cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước Đại Cồ Việt. Tri Ung châu Hầu Nhân Bảo dâng thư lên vua Tống nói rằng: “An Nam quận vương và con là Liễn đều bị giết, nước đã gần mất, có thể nhân lúc này đem quân địa phương đánh lấy được” (3), rồi nhà Tống tích cực điều binh khiển tướng chuẩn bị tấn công nước ta.</p><p></p><p>Về phía triều đình Đại Cồ Việt để tiến hành kháng chiến chống quân Tống xâm lược, Thái hậu Dương Vân Nga giao trách nhiệm cao nhất cho Lê Hoàn thống lĩnh quân đội chống giặc. Phạm Cự Lạng (em của Phạm Thạp), được Lê Hoàn cử làm Đại tướng quân, cùng với Lê Hoàn bàn kế hoạch xuất quân.</p><p></p><p>Cũng lúc này, xuất hiện tình huống như ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư (viết tắt là Toàn thư): “Cự Lạng cùng với các tướng đều mặc nhung phục đi thẳng vào trong phủ bảo mọi người rằng: thưởng người có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh là kỷ luật hành quân. Nay chúa thượng trẻ thơ. chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài. may lập được chút công thì ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo tướng quân làm thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn”.</p><p></p><p>__________________________________________________ ________________________________</p><p>(1) Lee Seon Hee. Thái hậu Dương Vân Nga và vai trò của người phụ nữ Việt Nam hồi thế kỷ X. Tạp chí Nghiêncứu Lịch sử. số 5-2000, tr. 50-54.</p><p>(2) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội. 1972, tr. l9. </p><p>(3) Đại Việt sử ký toàn thư . Tập 1. Sđd. tr. 160.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="ngan trang, post: 118745, member: 17223"] Cuối cùng, ở Thái hậu Dương Vân Nga còn có một giá trị tổng thể, nằm trong sự đánh giá, định vị và lưu giữ của cộng đồng dân tộc Việt . . . Nhân dân đồng cảm và đồng tình với mối tình cao đẹp của Thái hậu...” (1). Trên đây chúng tôi đã điểm qua những đánh giá, nhận định về Thái hậu Dương Vân Nga và mối quan hệ của bà với Lê Hoàn qua một số thư tịch và công trình nghiên cứu của các tác giả. Một điều dễ thấy là, hầu như các kết quả nghiên cứu chủ yếu tập trung lý giải mối quan hệ giữa Lê Hoàn và Dương Thái hậu, một vài công trình khẳng định được công lao của Dương Thái hậu đối với đất nước nhưng còn dè dặt như tác giả Song Cối. Trong vài thập kỷ gần đây việc nghiên cứu về vai trò của Thái hậu Dương Vân Nga đối với đất nước càng được nhìn nhận và đánh giá cao như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Danh Phiệt và Lee Seon Hee. Trong bài viết này, thêm một lần chúng tôi khẳng định vai trò to lớn của bà đối với đất nước Đại Cồ Việt đương thời. Và, chắc rằng có những điểm được kế thừa kết quả của các tác giả đi trước. Theo tôi, để khách quan, thiết nghĩ cần phải đặt nhân vật trung tâm - Thái hậu Dương Vân Nga trong bối cạnh lịch sử lúc bấy giờ. Chúng ta biết rằng, sau khi Đinh Tiên Hoàng băng hà, đất nước Đại Cồ Việt đứng trước những nguy biến, tình trạng đất nước như “ngàn cân treo sợi tóc”. Vua cha mất, Đinh Toàn, con thứ, mới 6 tuổi lên nối ngôi cha, Phó vương Lê Hoàn nhiếp chính, cũng vì thế mà nội bộ triều Đinh rối ren từ đây. Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền và Phạm Thạp nghi ngờ uy thế của Lê Hoàn sẽ ảnh hưởng đến ngôi báu của vị vua nhỏ tuổi liền tổ chức quân đội tấn công Lê Hoàn tại kinh đô Hoa Lư. Thái hậu Dương Vân Nga bàn với Lê Hoàn phương cách đưa đất nước thoát khỏi tình thế nội loạn này. Lê Hoàn nói: “Thần là Phó vương nhiếp chính dù sống chết họa biến thế nào, đều phải chịu trách nhiệm” (2). Kết quả là, quân đội do Lê Hoàn chỉ huy thắng trận. Nguyễn Bặc và Đinh Điền đều bị chết, Phạm Thạp bị bắt giải về kinh đô. Tạm yên vấn đề triều chính thì ở phía nam đất nước, phò mã Ngô Nhật Khánh vì mối tư thù trước đây đã dẫn hơn nghìn chiến thuyền cùng quân Chiêm Thành tiến đánh Lê Hoàn. Mặc dù trên đường hành quân Ngô Nhật Khánh và chiến thuyền gặp gió bão khiến cho thuyền và người chìm đắm gần hết, nhưng sự kiện này cũng khiến triều đình Hoa Lư phải tìm cách ứng phó. Ở phía bắc, lợi dụng tình hình nước Đại Cồ Việt có biến, nhà Tống đã nắm lấy cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước Đại Cồ Việt. Tri Ung châu Hầu Nhân Bảo dâng thư lên vua Tống nói rằng: “An Nam quận vương và con là Liễn đều bị giết, nước đã gần mất, có thể nhân lúc này đem quân địa phương đánh lấy được” (3), rồi nhà Tống tích cực điều binh khiển tướng chuẩn bị tấn công nước ta. Về phía triều đình Đại Cồ Việt để tiến hành kháng chiến chống quân Tống xâm lược, Thái hậu Dương Vân Nga giao trách nhiệm cao nhất cho Lê Hoàn thống lĩnh quân đội chống giặc. Phạm Cự Lạng (em của Phạm Thạp), được Lê Hoàn cử làm Đại tướng quân, cùng với Lê Hoàn bàn kế hoạch xuất quân. Cũng lúc này, xuất hiện tình huống như ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư (viết tắt là Toàn thư): “Cự Lạng cùng với các tướng đều mặc nhung phục đi thẳng vào trong phủ bảo mọi người rằng: thưởng người có công, giết kẻ không theo mệnh lệnh là kỷ luật hành quân. Nay chúa thượng trẻ thơ. chúng ta dù hết sức liều chết chống kẻ địch bên ngoài. may lập được chút công thì ai biết cho. Chi bằng trước hãy tôn Thập đạo tướng quân làm thiên tử, rồi sau sẽ đem quân đi đánh thì hơn”. __________________________________________________ ________________________________ (1) Lee Seon Hee. Thái hậu Dương Vân Nga và vai trò của người phụ nữ Việt Nam hồi thế kỷ X. Tạp chí Nghiêncứu Lịch sử. số 5-2000, tr. 50-54. (2) Đại Việt sử ký toàn thư. Tập I. Nxb. Khoa học xã hội. Hà Nội. 1972, tr. l9. (3) Đại Việt sử ký toàn thư . Tập 1. Sđd. tr. 160. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Lịch sử Việt Nam
Việt Nam Cổ Đại (Nguyên Thủy - Đầu thế kỷ X)
Lê Hoàn và bối cảnh định đô Thănh Long
Top