Lập kế hoạch cho cuộc sống
Chuyện thứ nhất: cuộc đua một năm
Câu chuyện này được ghi từ một tiết giảng có tên “Cuộc đua một năm”.
Yêu cầu: mỗi người hãy xác định cho mình ba mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong vòng một năm sắp tới. Bước thứ hai là xếp hạng ba mục tiêu đó. Và đây là phần thực hành lập kế hoạch với mục tiêu xếp hàng đầu của một sinh viên 21 tuổi.
Cuối năm ngoái, anh chàng này đã gửi tặng chúng tôi những hình ảnh thú vị của chuyến du hành lên thị xã sương mù với lời đề tặng: “Kết quả của một kế hoạch tốt”. Người bạn này còn tiết lộ việc đã dùng phương pháp này để lập kế hoạch dài hơn trong ba năm, năm năm và mười năm tiếp theo để vươn tới cái đích cuối cùng: “Tôi muốn đứng đâu trong cuộc sống?”.
Mục tiêu: Khám phá SaPa
Lý do: Đó là ước mơ từ nhỏ
Điểm mạnh: Có một người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp.
Điểm yếu: Hạn chế về thời gian và kinh phí.
Khắc phục: Lập kế hoạch chi tiết về chuyến đi (kinh phí, thời gian) và kế hoạch tiết kiệm.
Mục tiêu dự phòng: Đi Hội An
Chuyện thứ hai: Kế hoạch là một phần cuộc đời tôi
“Tôi bắt đầu lập kế hoạch từ lúc cảm thấy thời gian của mình không còn nhiều như mình tưởng nữa. Sức lực cũng có hạn, trong khi những điều mà tôi muốn làm cho gia đình và bản thân quá nhiều. Tôi quyết định làm từng thứ một, để nếu không kịp làm tất cả thì những gì đã làm được cũng thật sự hoàn thành.
Tôi vào công ty năm 1999 với mức lương 80USD và mong muốn sau hai năm phải là 400USD. Nghe có vẻ hoang tưởng, nhưng tôi biết sáu tháng công ty xét lên lương một lần. Tôi phấn đấu vì mục tiêu lên lương mỗi sáu tháng. Và bây giờ toại nguyện. Một kinh nghiệm là nếu bạn muốn làm gì thì cần phải tính toán và điều quan trọng nhất là hãy bắt tay vào làm ngay”.
Gọi kế hoạch là “chiếc bản đồ” mà không có nó ta không biết sẽ đi đâu. Phóng đã xác định các yếu tố như thế nào?
Thời gian: việc này làm vào thời gian nào trong mỗi ngày, bao lâu thì xong? Nếu không, bao lâu thì bỏ qua kế hoạch này?
Cần những gì để hỗ trợ việc thực hiện?
Công việc phải khả thi, vừa sức và không hoang tưởng. Có thể biến những mục tiêu lớn lao thành những mục tiêu nhỏ hơn để không bị sức ép quá lớn. Phải làm ngay, vì những kế hoạch dễ dàng bị rơi vào quên lãng và chúng ta không còn hứng thú với việc thực hiện nó nữa.
Chuyện thứ ba: Hãy sống chủ động hơn
Câu chuyện này được ghi từ một tiết giảng có tên “Cuộc đua một năm”.
Yêu cầu: mỗi người hãy xác định cho mình ba mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong vòng một năm sắp tới. Bước thứ hai là xếp hạng ba mục tiêu đó. Và đây là phần thực hành lập kế hoạch với mục tiêu xếp hàng đầu của một sinh viên 21 tuổi.
Cuối năm ngoái, anh chàng này đã gửi tặng chúng tôi những hình ảnh thú vị của chuyến du hành lên thị xã sương mù với lời đề tặng: “Kết quả của một kế hoạch tốt”. Người bạn này còn tiết lộ việc đã dùng phương pháp này để lập kế hoạch dài hơn trong ba năm, năm năm và mười năm tiếp theo để vươn tới cái đích cuối cùng: “Tôi muốn đứng đâu trong cuộc sống?”.
Mục tiêu: Khám phá SaPa
Lý do: Đó là ước mơ từ nhỏ
Điểm mạnh: Có một người bạn đồng hành tâm đầu ý hợp.
Điểm yếu: Hạn chế về thời gian và kinh phí.
Khắc phục: Lập kế hoạch chi tiết về chuyến đi (kinh phí, thời gian) và kế hoạch tiết kiệm.
Mục tiêu dự phòng: Đi Hội An
Chuyện thứ hai: Kế hoạch là một phần cuộc đời tôi
Đây là tâm sự của bạn Lê Thành Nam Giải Phóng, chuyên viên quản lý đại lý bảo hiểm của Công ty bảo hiểm nhân thọ Manulife:
Tôi vào công ty năm 1999 với mức lương 80USD và mong muốn sau hai năm phải là 400USD. Nghe có vẻ hoang tưởng, nhưng tôi biết sáu tháng công ty xét lên lương một lần. Tôi phấn đấu vì mục tiêu lên lương mỗi sáu tháng. Và bây giờ toại nguyện. Một kinh nghiệm là nếu bạn muốn làm gì thì cần phải tính toán và điều quan trọng nhất là hãy bắt tay vào làm ngay”.
Gọi kế hoạch là “chiếc bản đồ” mà không có nó ta không biết sẽ đi đâu. Phóng đã xác định các yếu tố như thế nào?
Thời gian: việc này làm vào thời gian nào trong mỗi ngày, bao lâu thì xong? Nếu không, bao lâu thì bỏ qua kế hoạch này?
Cần những gì để hỗ trợ việc thực hiện?
Công việc phải khả thi, vừa sức và không hoang tưởng. Có thể biến những mục tiêu lớn lao thành những mục tiêu nhỏ hơn để không bị sức ép quá lớn. Phải làm ngay, vì những kế hoạch dễ dàng bị rơi vào quên lãng và chúng ta không còn hứng thú với việc thực hiện nó nữa.
Chuyện thứ ba: Hãy sống chủ động hơn
Giáo sư Donald E. Wetmore, chuyên gia về môn quản trị của các trường đại học Mỹ, đưa ra một câu nói nổi tiếng: “Chúng ta không thất bại vì kế hoạch, mà đa phần đều thất bại trong việc lập kế hoạch”. Năm lời khuyên của ông cho một ngày như sau:
- Lên kế hoạch vào... buổi tối. Sẽ rất hiệu quả vì bạn sẽ yên tâm đi ngủ mà không bận tâm về những chuyện của ngày mai nữa. Đặc biệt, giấc ngủ sẽ giúp bạn hiệu chỉnh những sai sót của bản kế hoạch. Hôm sau tỉnh dậy, bạn sẽ thấy nó... hay hơn nhiều.
- Phải viết ra giấy. Khái niệm “năng lượng viết mực” khá thú vị: khi viết sẽ xuất hiện những điều tuyệt diệu mà bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
- Hãy tính đến hai loại công việc: “phải” và “muốn”. Một bên là trách nhiệm, còn một bên là nhu cầu. Tính toán và cân nhắc cho kỹ nhé!
- Lập một kế hoạch... quá tải. Đó là một sự thách thức. Nếu bạn chỉ có một việc trong kế hoạch, thể nào cũng tốn nguyên ngày. Nếu ba việc thì khác, thời gian sẽ chia làm ba.
- Nhưng nếu bạn ghi ra 12 món thì sao nhỉ? Chỉ có thể làm xong chín món thôi, nhưng dần dà khả năng làm việc của bạn sẽ được nâng cao rõ rệt đấy.
- Xác định ưu tiên. Đề ra nhiều nhưng bạn phải xác định cái nào là yêu cầu hàng đầu và bức thiết nhất để có thể làm được.
Sưu tầm