• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Làng Vạc tầm vóc và triển vọng

chuotvip

New member
Xu
0
Năm 1999, Lễ hội Làng Vạc được tổ chức lần đầu tiên tại Khu di chỉ khảo cổ quốc gia Làng Vạc và đến nay đã trở thành một lễ hội truyền thống hàng năm. Đây là lễ hội thể hiện lòng hiếu nghĩa của con cháu Lạc Việt nhớ về cội nguồn tổ tiên đã có công khai phá, xây dựng, bảo vệ non sông đất nước.

Vị trí: Nằm trên địa bàn xã Nghĩa Hoà Thi xa Thai Hoa. Cách thành phố Vinh 90km về phía Tây Bắc.
Cách đi đến: Từ ngã Ba Yên Lý, theo đường quốc lộ 48, đến thị trấn Thái Hoà, rẽ về phía Tây Bắc đến địa phận xã Nghĩa Hoà, huyện Nghĩa Đàn.


viewanh_t.asp
Khu di chỉ văn hoá khảo cổ Làng VạcĐây là khu di tích khảo cổ học quý giá, nằm trên vùng đất rộng khoảng 3ha. Qua nhiều lần khai quật và nghiên cứu, tại đây đã phát hiện được hơn 1.000 hiện vật bằng đồng, trong đó đáng chú ý nhất là trống đồng có niên đại khoảng 2.100 năm, và các vòng tay, dao găm có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên. Ngoài ra còn có bao tay, vòng cổ tay, hoa tai... Các hiện vật này hiên nay được lưu giữ tại bảo tàng Nghệ An. Đây thực sự là dấu tích của người Việt cổ. Tại khu di tích khảo cổ học làng Vạc, huyện Nghĩa Đàn đã xây dựng nhà bia, nhà triển lãm.


Truyền thuyết xưa


Tương truyền, ngày xưa, xưa lắm, Thái Hoà là một thung sâu, xanh tươi màu mỡ, bốn bề có núi bao bọc, mặt đất uốn lượn tạo ra nhiều con khe, con suối. Có 3 con suối lớn gặp nhau ở chân núi Đại Vạn (xã Nghĩa Hoà ngày nay). Bỗng một năm mưa lớn chưa từng thấy, nước ngập nhà, ngập cửa, ba con suối lớn đổi dòng nhập thành con sông lớn. Sông mỗi ngày một sâu, nước chảy hiền hoà, dưới sông cơ man nào là tôm, cá, rùa...

Khẩn trương hoàn thành các hạng mục chuẩn bị lễ hội.
Ảnh: S.M

Từ đó, làng bản ngày một ấm no, có thêm nhiều nghề như làm gốm, đúc đồng. Dân làng biết ơn dòng sông Cả nên làm lễ tạ ơn và xin thần sông đặt tên sông là Hiếu. Các già làng họp lại để tổ chức làm lễ tạ ơn trời đất, thần linh đã phù hộ cho dân làng làm ăn khấm khá. Một đêm nọ, thần linh báo mộng cho trưởng làng tập trung dân làng bên đầm làng, ngài sẽ trao báu vật của trời đất để làng tổ chức lễ hội.

Sáng ra, khi dân làng đã tụ hội đông đủ, bỗng thấy giữa đầm nổi lên chiếc vạc đồng to như một gian nhà, trong vạc to lại có 10 Vạc nhỏ và cơ man nào là bát, đĩa, âu... Dân làng tưng bừng mở lễ hội, tổ chức suốt trong ba ngày ba đêm. Những ngày ấy trời thật đẹp, nắng tràn trên thung lũng, lóng lánh dưới dòng sông Hiếu.

Sau ba ngày mở tiệc, dân làng làm lễ tạ ơn và trả báu vật lại cho thần linh. Con trai, con gái rước vạc về đầm, đang sụp lạy thì vạc đồng từ từ trôi ra giữa đầm rồi chìm xuống. Từ đó, để nhớ thần linh, tạ ơn trời đất, làng đặt tên đầm là đầm Vạc, rồi làng cũng được gọi tên là làng Vạc. Hằng năm, cứ đến ngày đã định, dân làng lại tổ chức lễ hội để nhớ thần sông, thần núi đã mang lại cuộc sống ấm no cho bản làng.

langvac1.jpg
Trải qua nhiều thay đổi về địa giới hành chính, vùng đất Thái Hoà có một cộng đồng người Việt Nam thuộc nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh tồn và phát triển, cùng dựng xây và đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước. Thái Hoà và nhiều điạ phương lân cận là nơi đã phát hiện được những hiện vật, những di tích, di chỉ về con người và nền văn hoá thuộc thời đại nguyên thuỷ, thời đại đồ đá, đồ đồng. Làng Vạc (xã Nghĩa Hoà) nằm bên bờ sông Hiếu là một khu di chỉ khảo cổ còn lưu giữ nhiều hiện vật bằng gốm, bằng đồng, kể cả trống đồng của cư dân nông nghiệp thời các Vua Hùng dựng nước.
Làng Vạc một làng quê nhỏ của thị xã Thái Hoà - khu di chỉ khảo cổ học cấp Quốc gia. Không những thế làng Vạc đã trở thành tên gọi của một trung tâm văn hoá Đông Sơn lớn lên trên lưu vực sông Cả. Cho đến nay làng Vạc là di tích phát hiện được nhiều mộ táng nhất của nền văn hoá Đông Sơn trên đất nước ta. Trên diện tích 1.438m2 qua 5 lần khai quật đã phát hiện ra 247 ngô mộ với hơn 1.228 hiện vật phong phú và đa dạng bằng: đồng, gốm, đá, thuỷ tinh và bằng sắt, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ như: trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người, tượng voi, hổ…là một làng nhỏ như bao làng quê khác trên đất Việt, nhưng từ khi ngẫu nhiên phát hiện được những công cụ và vũ khí bằng đồng trong lúc đào đất xây dựng đập nước Đại Vạn năm 1972 và 4 cuộc khai quật khảo cổ tiếp theo vào các năm 1973, 1980-1981, 1990 và 1991, đã phát hiện được 347 ngôi mộ với các kiểu chôn cất khác nhau, thu lượm được hàng ngàn hiện vật bằng đồng, bằng gốm, bằng đá, bằng thuỷ tinh và bằng sắt, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm tiêu biểu cho nền văn minh Việt cổ như trống đồng, rìu xéo, dao găm cán tượng người, tượng voi hổ, bao tay, bao chân, vòng thuỷ tinh,... thì địa danh làng Vạc đã trở thành tên gọi của một trung tâm văn hoá lớn của văn hoá Đông Sơn trên lưu vực sông Cả. Về trung tâm văn hoá này tôi đã trình bày tương đối đầy đủ trong bài "Tầm vóc làng Vạc - một trung tâm văn hoá lớn trên lưu vực sông Cả". (Tạp chí Văn hoá Nghệ An số 56 tháng 1 năm 2005).
Di tích làng vạc với những cuộc khai quật đầu tiên được xác định là một khu mộ táng to lớn tuỳ táng nhiều đồ đồng quý hiếm của người Đông Sơn, đã được đánh giá là khu mộ địa to lớn vào bậc nhất nước ta. Khu mộ chính tập trung ở xóm làng và một phần ở xóm Đình. Cuộc khai quật cuối cùng xóm Đình cho thấy đây là một di chỉ cư trú của người Đông Sơn. ở đây không những phát hiện được tầng văn hoá chứa đồ gốm, đồ đồng, đồ thuỷ tinh của người Đông Sơn, mà còn phát hiện được khuôn đúc đồng, phế tích lò, có thể là lò luyện đồng.
Qua đó, có thể nói làng Vạc vừa là một di chỉ cư trú, một trung tâm luyện đồng, vừa là một khu mộ táng lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn. Có thể nói trên đất nước ta loại di tích có tính chất tổng hợp nhiều chức năng như vậy không nhiều.
Chỉ với thế này thôi. tầm vóc làng Vạc cũng đã lớn hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.
Song làng Vạc không chỉ có thế. Không phải ngẫu nhiên mà có được một làng Vạc thời văn hoá Đông Sơn từ vùng trung du đất đỏ bazan toả sáng khắp vùng xứ nghệ ra tận lưu vực sông Hồng, sông Mã như thế. Có cái gì tồn tại trên vùng trung du giàu tiềm năng này, trước lúc được người văn hoá Đông Sơn làng Vạc khai phá?
Đây là một câu hỏi mà không chỉ người dân bình thường đặt ra, mà những người làm công tác khảo cổ cũng luôn nghĩ tới sau khi phát hiện được di tích làng Vạc.
Như chúng ta biết, trên đất Nghệ An đã phát hiện được dấu tích văn hoá và răng người cổ ở Thẩm Òm cư dân nguyên thuỷ từ vùng núi lan toả khắp vùng trung du xuống đồng bằng châu thổ sông Cả. Nhưng sau bao năm tìm kiếm chúng ta cũng chỉ mới phát hiện được vài công cụ văn hoá Sơn Vi ở Đồi Dùng thuộc huyện Thanh Chương.
Nhưng may mắn và cũng rất ngẫu nhiên là khoảng đầu năm 1990, trong khi khảo sát thực địa chuẩn bị cho cuộc khai quật di chỉ làng Vạc, cán bộ khảo cổ đã tình cờ phát hiện được tổng cộng 12 hiện vật cuội ghè dẽo trên sườn đồi phía Đông di tích làng Vạc, tiếp giáp với xóm Đình. Những hiện vật đá này được tìm thấy trên bề mặt sườn đồi đã bị máy san ủi. Những công cụ đá cuội ghè đẽo này chủ yếu bằng đá thạch anh, chỉ 1 chiếc bằng đá quarzit. Công cụ bằng thạch anh ở đây có một lớp vỏ patin màu vàng, có phần khác với công cụ văn hoá Sơn Vi đã biết hầu hết bằng đá quarzit màu xám. Về loại hình có 2 công cụ chặt thô mũi nhọn, 7 công cụ chặt thô có lưỡi cong lồi, 1 công cụ chặt lưỡi dọc, 1 hạch đá, 1 công cụ mảnh tước.
Hiện vật thu lượm được còn khá khiêm tốn và lại nằm rải rác trên mặt đất nên độ tin cậy không cao, nhưng với linh cảm nghề nghiệp, các nhà phát hiện vẫn vững tin đây là những công cụ văn hoá Sơn Vi trên vùng đất đỏ bazan Thái Hoà lần đầu tiên được biết đến.
Không phải đợi lâu, cuộc khai quật làng Vạc cuối năm đó đã cho chúng ta những minh chứng cho nhận định trên. Sau lúc đào hết lớp đất văn hoá Đông Sơn ở trên, đến độ sâu từ 0,70 đến 1m xuất hiện một lớp đất laterit màu vàng sẫm trong có chứa nhiều công cụ cuội ghè đẽo. Trong diện tích khai quật 156 mét vuông đã thu lượm được trên 300 hiện vật đá. Không kể các loại cuội phế liệu, dựa theo hình dáng, chức năng giả định, kỹ thuật chế tác được phân làm một số loại hình sau:
- Mũi nhọn 5 chiếc;
- Công cụ chặt thô rìa lưỡi thẳng thân dài 15 chiếc;
- Công cụ chặt thô rìa lưỡi thẳng thân ngắn 11 chiếc;
- Công cụ chặt thô rìa lưỡi cong 4 chiếc;
- Công cụ chặt thô rìa lưỡi xiên 2 chiếc;
- Công cụ chặt thô có đốc bị chặt 3 chiếc;
- Công cụ 2 rìa lưỡi 1 chiếc;
- Công cụ ghè 2 mặt có dáng của bôn 2 chiếc;
- Công cụ nạo 13 chiếc;
- Nạo hình móng ngựa 5 chiếc;
- Nạo 1/4 viên cuội 2 chiếc;
- Nạo nhỏ (kích thước dưới 6cm) 6 chiếc;
- Hạch đá 8 chiếc;
- Công cụ mảnh tước 3 chiếc;
- Cuội có dấu ghè đẽo 20 chiếc;
Đáng chú ý là hầu như toàn bộ công cụ đá ở đây đều được chế tác từ cuội thạch anh. Phải nói rằng thạch anh không phải là nguyên liệu lý tưởng để chế tạo công cụ đá, vì thạch anh cứng nhưng quá dòn, cho nên các vết ghè thường hay bị đứt gãy đột ngột, do vậy trên mặt ghè rìa lưỡi rất ít khi bằng phẳng. Tuy vật ở đây cũng có một vài công cụ bằng đá quarzit là loại nguyên liệu thường được cư dân văn hoá Sơn Vi sử dụng. Hiện tượng hiếm công cụ được làm từ đá quarzit ở đây có thể liên quan đến nguồn nguyên liệu. Qua khảo sát, nguồn nguyên liệu ở đây có thể được lấy từ lòng sông Hiếu gần đó, hoặc khai thác lớp cuội ở sườn đồi phía sau di chỉ làng Vạc.
Về kỹ thuật chế tác công cụ ở đây nhìn chung là khá thô sơ, chủ yếu ghè một lớp trên một mặt cuội bằng vài ba nhát ghè đơn giản, ít tu chỉnh gia công lần thứ hai. ở đây cũng sử dụng kỹ thuật bổ cuội và cũng bắt đầu có ghè từ hai mặt cuội.
Loại hình công cụ ở đây khá phong phú, gồm đủ các loại đã có trong văn hoá Sơn Vi nhưng không thật điển hình. Có đủ công cụ chặt thô lưỡi dọc, công cụ chặt thô lưỡi ngang, công cụ chặt thô lưỡi, công cụ 1/4 viên cuội, công cụ núm cuội. Có thể do nguyên liệu nên mới nhìn thoáng qua nó không thật giống công cụ văn hoá Sơn Vi vùng trung du Bắc Bộ. nhưng đi sâu phân loại cụ thể có thể nhìn thấy tính chất Sơn Vi của bộ công cụ đá cuội ghè đẽo này.
Bộ sưu tập này dường như không thấy các loại hình công cụ tiêu biểu cho đặc trưng kỹ thuật và loại hình công cụ văn hoá Hoà Bình. Như các phần trên đã phân tích nó có nhiều yếu tố gần gũi với công cụ văn hoá Sơn Vi. Tuy thuộc phạm trù văn hoá Sơn Vi, nhưng phân tích kỹ thì thấy bộ công cụ ở đây thiếu những công cụ văn hoá Sơn Vi tiêu biểu. Chẳng hạn ở đây cũng có công cụ chặt rìa lưỡi dọc, nhưng không giống kiểu rìa lưỡi dọc hình múi bưởi trong văn hoá Sơn Vi vùng đồi gò Phú Thọ, hoặc như công cụ 1/4 viên cuội hay công cụ hai rìa lưỡi không những ít mà cũng không thật điển hình. Theo một số nhà chuyên nghiện cứu về văn hoá Sơn Vi thì bộ công cụ đá cuội ghè đẽo làng Vạc này có nhiều nét gần gũi với bộ công cụ đá Đồi Thông ở vùng núi Hà Giang được xem là thuộc giai đoạn sớm của văn hoá Sơn Vi.
Sự có mặt của cư dân Sơn Vi trên đất làng Vạc không phải là một hiện tượng đơn độc, riêng lẻ. Những cuộc điều tra mới đây cho thấy quanh vùng làng Vạc trong một bán kính từ 3-5km cũng đã phát hiện được một số công cụ văn hoá Sơn Vi tương tự bộ công cụ đá làng Vạc. Đó là các di tích ở Cồn Kho, Đồng Vong, Mồ Vạn, Thôn Chợ, Quang Tiến.
Việc phát hiện di tích làng Vạc góp phần quan trọng cho việc tìm hiểu thời đại Hùng Vương dựng nước. Với truyền thuyết Âu Cơ - Lạc Long Quân thì có thể làng Vạc là một điểm đến của một trong số 50 người con lên rừng chăng?. Nếu vậy thì trong cõi tâm linh ta đến với làng Vạc là đến với tổ tiên nòi giống Lạc Hồng. Và lễ hội lang Vạc có thể được coi là lễ tế hàng năm của đồng bào các dân tộc thái Hoà.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top