[FONT=&]LẶNG LẼ SA PA[/FONT]
[FONT=&]( Trích )[/FONT]
[FONT=&]1.Tác giả[/FONT]
[FONT=&] - Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991 ) quê huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Ông tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp ở Nam Trung Bộ. Sau năm 1954, tập kết ra Bắc, công tác ở Hội nhà văn Việt Nam, chuyên về sáng tác và biên tập. Những truyện ngắn của Nguyễn Thành Long không gân guốc, gai góc mà thường pha chất kí, mang vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng.[/FONT]
[FONT=&] - Tác phẩm chính: Bát cơm Cụ Hồ ( 1955 ), Những tiếng vỗ cánh ( 1967 ), Giữa trong xanh (1972)…[/FONT]
[FONT=&]2.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả trong chuyến đi lên Lao Cai trong mùa hè năm 1970, sau này in trong tập Giữa trong xanh (1972) của Nguyễn Thành Long. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.[/FONT]
[FONT=&]II.Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa[/FONT]
[FONT=&]1.Truyện có cốt truyện khá đơn giản, xoay quanh một tình huống gặp gỡ bất ngờ giữa ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Bốn con người khác nhau, tình cờ gặp nhau mà bỗng trở nên thân thiết, gần gũi như trong một gia đình. Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn tinh tế trong sáng, một suy nghĩ lành mạnh sâu sắc và nhất là họ có chung một thái độ sống, lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc, một cách vô tư hồn, nhiên âm và thầm lặng lẽ. Anh thanh niên - nhân vật chính của truyện - chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện và bạn đọc những tình cảm tốt đẹp[/FONT]
[FONT=&]2.Nhân vật anh thanh niên[/FONT]
[FONT=&] Anh thanh niên là nhân vật chính chỉ hiện ra trong chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí hoạ chân dung về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thủa của núi cao Sa Pa. “ Trong cái lặng im của Sa Pa…, có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”[/FONT]
[FONT=&] Nhân vật anh thanh niên được hiện ra qua sự nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá của của các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư. Qua cách nhìn và cảm xúc của mỗi người, hình ảnh anh thanh niên thêm rõ nét và đáng mến hơn.[/FONT]
[FONT=&] * Hoàn cảnh sống và làm việc: một mình trên đỉnh núi cao, quanh nm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa Pa. Công việc của anh “ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, tham dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu”. Công việc ấy đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao ( nửa đêm đúng giờ ốp thì dù mưa tuyết, giá lạnh thế nào cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm công việc đã qui định)[/FONT]
[FONT=&] Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được sự cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – một hoàn cảnh thật đặc biệt[/FONT]
[FONT=&]* Vẻ đẹp trong tính cách của người thanh niên[/FONT]
[FONT=&]- Trước hết đó là ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được ý nghĩa cao quí trong công việc thầm lặng của mình. Anh không tô đậm cái gian khổ của công việc, nhưng anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc khi biết được mình góp phần phát hiện kịp thời một đám mây khô mà nhờ đó “ không quân ta hạ được bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng”[/FONT]
[FONT=&]- Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “ Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.[/FONT]
[FONT=&]- Anh còn biết tìm đến những niềm vui lành mạnh để cân bằng cuộc sống tinh thần của mình. Cuộc sống của anh không còn cô đơn, buồn tẻ khi anh biết lấy sách làm người bạn tâm tình, biết tổ chức cuộc sống của mình một cách ngăn nắp, tươi tắn ( trồng hoa, nuôi gà ). Thế giới riêng của anh là công việc “ Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời anh thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách”[/FONT]
[FONT=&]* Ở người thanh niên ấy còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất rất đáng mến[/FONT]
[FONT=&]- Sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người: tình thân của anh với bác lái xe, anh nhớ cả chuyện vợ bác lái xe vừa ốm dậy nên đào củ tam thất làm quà cho bác. [/FONT]
[FONT=&]- Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp, cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi những người khách xa đến thăm bất ngờ. Anh chân thành bộc lộ niềm vui mừng một cách hồn nhiên, thành thật đến cảm động: “ Tôi cắt thêm mấy cành nữa…Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi bốn năm nay”[/FONT]
[FONT=&]- Anh đếm từng phút vì sợ hết mất ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quí báu: “ Bác lái xe chỉ cho ba mươi phút thôi. Hết năm phút rồi. Cháu nói qua công việc của cháu năm phút. Còn hai mươi phút, mời cô và bác vào nhà uống chè, cho cháu nghe chuyện. Cháu thèm nghe chuyện dưới xuôi lắm”, “ Trời ơi chỉ còn có năm phút !”[/FONT]
[FONT=&]- Đến khi chia tay, anh xúc động đến nỗi phải quay mặt đi mà ấn vào tay ông họa sĩ làn trứng làm quà, và không dám tiễn khách ra xe dù chưa tới giờ ốp.[/FONT]
[FONT=&]- Anh còn người khiêm tốn thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé. Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh không dám từ chối để khỏi vô lễ, nhưng anh nhiệt thành giới thiệu những người khác mà anh thực sự cảm phục. Anh nói về ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa, về anh cán bộ nghiên cứu sét với tất cả sự say mê hào hứng và lòng cảm phục chân thành của mình.[/FONT]
[FONT=&]=> Dù anh thanh niên chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc nhưng bằng những chi tiết tiêu biểu, tác giả đã phác hoạ được chân dung nhân vật với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy nghĩ về cuộc sống, về ý nghiã của công việc.[/FONT]
[FONT=&]3.Các nhân vật khác[/FONT]
[FONT=&]a.Bác lái xe: Qua lời kể của nhân vật này, cô gái và ông hoạ sĩ trong truyện cũng như người đọc được kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Cũng qua lời kể của bác mà ta biết được những nét sơ lược về nhân vật chính và nỗi thèm người của anh khi mới lên sống một mình trên đỉnh núi cao quanh năm suốt tháng lạnh lẽo chỉ có cỏ cây và mây mù[/FONT]
[FONT=&]b.Nhân vật ông hoạ sĩ[/FONT]
[FONT=&] - Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên, bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối : “ Vì hoạ sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác”[/FONT]
[FONT=&] - Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng một nét bút kí hoạ và “ Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. Và về những điều anh suy nghĩ”[/FONT]
[FONT=&] - Những cảm xúc suy tư của nhân vật hoạ sĩ về người thanh niên và về những điều khác nữa được gợi lên từ câu chuyện của anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng.[/FONT]
[FONT=&]c.Nhân vật cô kĩ sư[/FONT]
[FONT=&] - Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác đa khiến cô bàng hoàng, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh” va quan trọng hơn nữa về con đường mà cô đã lựa chọn, cô đang đi tới ( việc lên công tác ở miền núi). Đây là cái bàng hoàng đáng lẽ cô phải biết khi yêu, nhưng bây giờ cô mới biết, nó còn giúp cô dánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm hơn về quyết định của mình. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống tâm hồn người khác.[/FONT]
[FONT=&] - Cùng với sự bàng hoàng ấy là một tình cảm hàm ơn với người thanh niên, không phải chỉ vì bó hoa to mà anh tặng cô một cách hết sức vô tư, mà còn vì “ một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô”[/FONT]
[FONT=&] Tóm lại, thông qua những cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của những nhân vật khác, hình ảnh nhân vật anh thanh niên được hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn, gợi ra nhiều ý nghĩa như là đã được lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trong trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh ấy rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu hơn. Đây là một thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.[/FONT]
[FONT=&]4.Các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm[/FONT]
[FONT=&] - Chất trữ tình được toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa được miêu tả qua cái nhìn của người họa sĩ già, nó còn thấm đượm vẻ đẹp của cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của nhân vật anh thanh niên, trong cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật mà để lại nhiều dư vị, trong những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật của các nhân vật.[/FONT]
[FONT=&] - Chất trữ tình của truyện toát lên chủ yếu từ nội dung truyện: từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của người thanh niên, từ những câu chuyện của người thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc sống một mình giữa lặng lẽ Sa Pa, và từ những tình cảm, cảm xúc mới nẩy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư đối với anh thanh niên.[/FONT]
[FONT=&]
- Tác dụng của chất trữ tình: nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người rất bình dị được miêu tả trong truyện, nhờ vậy mà chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc.[/FONT]
[FONT=&]5.Chủ đề của truyện[/FONT]
[FONT=&] - Truyện Lặng lẽ Sa Pa ngợi ca những con người lao động như anh thanh niên làm công tác khí tượng và cái thế giới những con người như anh. Tác giả muốn nói với người đọc: “ Trong cái lặng im của Sa Pa…có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước”[/FONT]
[FONT=&] - Đồng thời qua câu chuyện về anh thanh niên, tác phẩm cũng gợi ra những vấn đề về ý nghĩa và niềm vui của lao động tự giác, vì những mục đích chân chính đối với con người: dù trong hoàn cảnh đơn độc giữa thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà con người vẫn không cô đơn buồn tẻ khi người ta tìm thấy ý nghĩa của công việc và cuộc sống của mình.[/FONT]
Nguồn: Internet
Tham khảo thêm 1 số bài về LẶNG LẼ SA PA của Nguyễn Thành Long dưới đây:
1. Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
2. Cảm nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
3. Suy nghĩ về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
4. Về nhân vật Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa"
5. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Anh thanh niên
6. Đọc - hiểu truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long
7. Nghị luận về truyện ngắn Lặng Lẽ Sa Pa
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: