Để hỗ trợ những học sinh vùng cao ham học, nhiều hộ gia đình ở thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, Quảng Nam) tình nguyện dành đất cho các em dựng lều ăn học. Những dãy lều mọc lên san sát trở thành một “làng học sinh” giữa bao la đại ngàn Trường Sơn. Cách đây hơn 5 năm, một số phụ huynh của các em học sinh dân tộc Cơtu, Ve, Tà Riềng đang theo học tại Trường THPT Nam Giang đã vượt khó xuống tận thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang, Quảng Nam) để liên hệ xin khu đất của người dân ở khu vực tổ Vườn Ươm, tổ Văn hoá Thông tin, làng Dung… thuộc thị trấn Thạnh Mỹ để dựng những căn lều làm nơi ăn học cho con em mình.
Đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh, cũng như khâm phục ý chí vượt khó học tập của các em mà lần lượt các hộ gia đình có khu đất trống đã đồng ý dành phần đất nhà mình giúp các em có chỗ ở, học hành. Sau mấy thế hệ anh em truyền nối nhau, đến nay, ở các khu đất ấy mọc san sát các dãy lều dựng tạm, được người dân nơi đây ví như một “làng học sinh” giữa bao la đại ngàn Trường Sơn heo hút.
Chỉ tay sang các dãy lều trọ học của các em ở phần đất của nhà mình, ông Hiên Nao nói: “Các căn lều này được gia đình tôi dành phần đất cho các em ăn ở đó. Ở khu đất nhà tôi có đến 8 căn lều của các em học sinh ở các xã Đắc P’ree, Đắc Pring xuống học. Các em rất chăm chỉ học tập, sống ngoan hiền, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau…”.
Em Hiên Xí, học sinh lớp 12, Trường THPT Nam Giang cho biết: “Ở đây mặc dù rất khó khăn nhưng mà vui lắm. Chỉ có điều, mỗi tháng chúng em đều phải tranh thủ về quê vượt đường rừng hơn 100 cây số đem gạo xuống đây ăn học”.
Thật hiếm có nơi nào mà tinh thần học tập của các em rất đáng được trân trọng đến thế. Có đi qua nơi đây thì mới thấy hết được tinh thần chịu khó và lòng ham học của các em vùng biên Nam Giang thật quý giá đến nhường nào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Zơrâm Ưới, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết trước đây, huyện Nam Giang cũng như thị trấn Thạnh Mỹ đã có những hỗ trợ ban đầu nhằm giúp đỡ, động viên các em học tập. Tuy nhiên, phần giúp đỡ của các cấp chính quyền có hạn nên các em và gia đình phải tự xoay sở để duy trì chuyện ăn học. Hằng tháng, các em đều tranh thủ về nhà lấy lương thực, hoặc có em thì nhờ người nhà xuống cõng gạo tới thị trấn cho các em ăn học. Đa phần các em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên phải tự dựng lều tạm trên phần đất đã được các hộ dân gần khu vực cho phép để nuôi con chữ.
Ông Phó chủ tịch khẳng định những em học sinh vùng cao xuống đây dựng lều học tập là những tấm gương vượt khó học tập, là hạt nhân tương lai của huyện nhà, các em chính là lực lượng mai sau sẽ làm thay đổi cuộc sống của đồng bào vùng cao, giúp họ thoát đói nghèo.
Xin được giới thiệu một số hình ảnh về những em học sinh vùng cao và căn lều “nuôi” chữ ở Quảng Nam:
Hằng ngày, sau khi đi học về, các em đều lao ngay vào bếp chuẩn bị bữa cơm đạm bạc.
Cận cảnh một căn lều nuôi chữ.
Dòng chữ “Hãy vượt lên mọi thách thức” được các em ghi trên nóc nhà như một lời động viên tinh thần.
Củi khô được các em chất trên giàn bếp để đun nấu.
Góc học tập trong căn lều nuôi chữ.
Đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của các em học sinh, cũng như khâm phục ý chí vượt khó học tập của các em mà lần lượt các hộ gia đình có khu đất trống đã đồng ý dành phần đất nhà mình giúp các em có chỗ ở, học hành. Sau mấy thế hệ anh em truyền nối nhau, đến nay, ở các khu đất ấy mọc san sát các dãy lều dựng tạm, được người dân nơi đây ví như một “làng học sinh” giữa bao la đại ngàn Trường Sơn heo hút.
Những căn lều nuôi chữ ở khu Vườn Ươm.
Ông Hiên Nao, (37 tuổi, người dân tộc Ve), ở khu Vườn Ươm, thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết: “Chuyện học sinh vùng cao xuống đây học, rồi xin đất dựng lều đã có từ hơn 5- 6 năm ni rồi. Đa phần các em đều có chung hoàn cảnh rất khó khăn. Trước đây, các em xin ở nhờ tại các nhà của một số gia đình quen hoặc bà con gần. Nhưng sau đó, phụ huynh các em đã xuống đây liên hệ và xin một số hộ dân cho phần đất để dựng lều cho các em ăn học”.
Chỉ tay sang các dãy lều trọ học của các em ở phần đất của nhà mình, ông Hiên Nao nói: “Các căn lều này được gia đình tôi dành phần đất cho các em ăn ở đó. Ở khu đất nhà tôi có đến 8 căn lều của các em học sinh ở các xã Đắc P’ree, Đắc Pring xuống học. Các em rất chăm chỉ học tập, sống ngoan hiền, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau…”.
Em Hiên Xí, học sinh lớp 12, Trường THPT Nam Giang cho biết: “Ở đây mặc dù rất khó khăn nhưng mà vui lắm. Chỉ có điều, mỗi tháng chúng em đều phải tranh thủ về quê vượt đường rừng hơn 100 cây số đem gạo xuống đây ăn học”.
“Góc học tập” của em Hiên Thị Cứ.
Một buổi trưa, chúng tôi chứng kiến cảnh các em mồ hôi ướt đẫm áo sau từ lớp học về, lại hì hục bắt tay ngay vào việc bếp núc để chuẩn bị cho bữa cơm trưa đậm bạc mà thấy chạnh lòng thương cảm.
Thật hiếm có nơi nào mà tinh thần học tập của các em rất đáng được trân trọng đến thế. Có đi qua nơi đây thì mới thấy hết được tinh thần chịu khó và lòng ham học của các em vùng biên Nam Giang thật quý giá đến nhường nào.
Trao đổi với chúng tôi, ông Zơrâm Ưới, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang cho biết trước đây, huyện Nam Giang cũng như thị trấn Thạnh Mỹ đã có những hỗ trợ ban đầu nhằm giúp đỡ, động viên các em học tập. Tuy nhiên, phần giúp đỡ của các cấp chính quyền có hạn nên các em và gia đình phải tự xoay sở để duy trì chuyện ăn học. Hằng tháng, các em đều tranh thủ về nhà lấy lương thực, hoặc có em thì nhờ người nhà xuống cõng gạo tới thị trấn cho các em ăn học. Đa phần các em có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên phải tự dựng lều tạm trên phần đất đã được các hộ dân gần khu vực cho phép để nuôi con chữ.
Ông Phó chủ tịch khẳng định những em học sinh vùng cao xuống đây dựng lều học tập là những tấm gương vượt khó học tập, là hạt nhân tương lai của huyện nhà, các em chính là lực lượng mai sau sẽ làm thay đổi cuộc sống của đồng bào vùng cao, giúp họ thoát đói nghèo.
Xin được giới thiệu một số hình ảnh về những em học sinh vùng cao và căn lều “nuôi” chữ ở Quảng Nam:
Hằng ngày, sau khi đi học về, các em đều lao ngay vào bếp chuẩn bị bữa cơm đạm bạc.
Cận cảnh một căn lều nuôi chữ.
Dòng chữ “Hãy vượt lên mọi thách thức” được các em ghi trên nóc nhà như một lời động viên tinh thần.
Củi khô được các em chất trên giàn bếp để đun nấu.
Góc học tập trong căn lều nuôi chữ.
Bài và ảnh: Alăng Ngước - Dân Trí