dulichfidi
New member
- Xu
- 0
Nằm cạnh quốc lộ 20, cách thác Prenn chừng 8 km theo hướng Đà Lạt - TPHCM, làng Darahoa thuộc xã Hiệp An - huyện Đức Trọng - Lâm Đồng là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’ho, Chill… từ gần 30 năm qua. Dù chỉ là một buôn làng nhỏ nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhưng từ lâu nơi đây đã là điểm dừng chân khá hấp dẫn của nhiều tour du lịch, đặc biệt là khách du lich nước ngoài.
Ngôi làng nhỏ ấy còn được khách du lich trìu mến đặt cho cái tên gọi mới khá ấn tượng là làng gà Darahoa.
Gọi như vậy vì ở đó có tượng một con gà trống được làm bằng ximăng cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn, có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc móng sắc nhọn được đặt trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng. Điều thú vị là tượng con gà to lớn - được các nhà sưu tập liệt kê vào sách Những kỷ lục Việt Nam - này lại do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương - tác giả của các công trình Hồ Rồng, Đường lên trăng… ở Đà Lạt thiết kế và xây dựng từ năm 1978. Ông kể, khi được chính quyền địa phương giao thiết kế và xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc ở làng Darahoa, ông đã nghiên cứu và có ý tưởng là làm thế nào để vừa có thể xây dựng được một công trình công ích và vừa là một biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc ngay dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhiều huyền thoại và cũng là khu căn cứ cách mạng trước năm 1975.
Nhưng sao lại là con gà chín cựa?… Ông Phương nhớ lại…
Cũng như nhiều buôn làng trên Tây nguyên, làng Darahoa cũng có rất nhiều truyền thuyết, nhưng có một câu chuyện mà lúc ấy các già làng thường hay kể trong những dịp hội hè… Chuyện rằng, ngày xưa ở làng Darahoa này có đôi trai tài gái sắc là nàng Hơ Bông và chàng K’Tien. Họ đang độ tuổi trăng tròn và yêu nhau thắm thiết. Cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi và đều mong cho họ sớm nên vợ nên chồng. Nhưng bố của K’Tien thì không muốn vậy, vì theo ông thì gia đình Hơ Bia quá nghèo nên của hồi môn sẽ chẳng có bao nhiêu. Nghĩ vậy nên bố của K’Tien đã bảo với Hơ Bia là nếu muốn bắt K’Tien làm chồng thì phải có 100 chiếc xà rông và một số lớn sản vật quý như trâu, bò, chiêng, chóe… để làm của hồi môn. Vì quá yêu nhau và mong sớm nên vợ nên chồng nên chẳng mấy chốc Hơ Bia đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật mà bố của K’Tien đã thách cưới. Nhưng lúc này ông bố tham lam và ích kỷ ấy lại đòi Hơ Bia phải có thêm mấy thứ lễ vật nữa như: voi chín ngà, gà chín cựa… với mục đích làm cho nàng bỏ ý định lấy K’Tien. Nhưng đôi trẻ không nản chí mà lần này chính K’Tien lại xung phong đi tìm các sản vật tận trên rừng xanh, còn Hơ Bông ở lại chăm lo việc nhà. K’Tien đi mãi mà chẳng có tin tức gì, còn Hơ Bia cũng thao thức từng đêm dài suy nghĩ mà không làm sao biết được những con vật ấy ở đâu... Rồi đến đêm nọ nàng mơ thấy K’Tien đang bị nạn trên rừng. Sợ quá, nàng vội đi tìm chàng. Nàng đi, đi mãi rồi cuối cùng họ cũng gặp được nhau. Cả hai ôm nhau khóc nức nở rồi gục chết vì đói khát và kiệt sức. Xót thương cho mối tình chung thủy và lắm trái ngang của đôi trai gái, lũ voi rừng kéo về quỳ mọp chung quanh họ trong suốt thời gian dài rồi lăn ra chết và hoá thành đá ở cách làng Darahoa không xa. Nơi ấy sau này được người đời gọi là núi Voi vì dáng núi có hình đàn voi nằm. Từ câu chuyện thương tâm ấy, ông Phương lại liên tưởng đến một truyền thuyết xa xưa của dân tộc Việt Nam trong việc thách cưới.
Thế là chính quyền lúc ấy đồng ý cho xây tượng con gà trống chín cựa ở giữa làng như để vừa nhắc nhở mọi người xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới, vừa là một công trình công ích phục vụ đời sống cho bà con các dân tộc ở địa phương đồng thời là một nét văn hóa độc đáo ở ngay cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt vốn là một thành phố du lịch khá hấp dẫn. Nhờ thế nên trong thời gian qua, khách du lịch đến Đà Lạt, nhất là khách du lich nước ngoài thường phải dừng chân để chiêm ngưỡng chú gà trống chín cựa to lớn đứng hiên ngang trên một mô đất cao, xa xa phía sau là dãy núi voi hùng vĩ và đầy những truyền thuyết bí ẩn, bất ngờ. Ngoài ra, khách du lich đến đây còn được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, Chill. Hiện cả làng Darahoa có trên 60 khung dệt thủ công để dệt nên các loại xà rông, gùi và các sản phẩm dùng làm quà lưu niệm cho khách du lich như túi xách, băng cô, những chiếc balo nhỏ xinh với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây nguyên.
Ngoài các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở từng gia đình, ở đây còn có một cơ sở đào tạo nghề và sản xuất thổ cẩm tập trung rộng gần 400m2 và các shop bán các sản phẩm thổ cẩm đặc trưng cho khách du lich. Đặc biệt là khi đến đây tìm hiểu, tham quan làng dệt thổ cẩm, nếu muốn khách du lich có thể chụp ảnh lưu niệm cùng với các nghệ nhân dệt thổ cẩm mà phần lớn trong đó là các thiếu nữ các dân tộc thiểu số ở địa phương. Quả thật, chuyện ở làng gà Darahoa chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng chính những điều đơn giản ấy đã tạo cho bản đồ du lịch Đà Lạt có thêm những điểm dừng chân khá hấp dẫn, độc đáo, thu hút nhiều khách du lich gần xa.
Ngôi làng nhỏ ấy còn được khách du lich trìu mến đặt cho cái tên gọi mới khá ấn tượng là làng gà Darahoa.
Gọi như vậy vì ở đó có tượng một con gà trống được làm bằng ximăng cao 3,2m, nặng khoảng 8 tấn, có đôi chân to khỏe đặc biệt với 9 chiếc móng sắc nhọn được đặt trên một mô đất cao 1,5m ở giữa làng. Điều thú vị là tượng con gà to lớn - được các nhà sưu tập liệt kê vào sách Những kỷ lục Việt Nam - này lại do kiến trúc sư Lữ Trúc Phương - tác giả của các công trình Hồ Rồng, Đường lên trăng… ở Đà Lạt thiết kế và xây dựng từ năm 1978. Ông kể, khi được chính quyền địa phương giao thiết kế và xây dựng một công trình cấp nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc ở làng Darahoa, ông đã nghiên cứu và có ý tưởng là làm thế nào để vừa có thể xây dựng được một công trình công ích và vừa là một biểu tượng văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc ngay dưới chân núi Voi hùng vĩ, nhiều huyền thoại và cũng là khu căn cứ cách mạng trước năm 1975.
Nhưng sao lại là con gà chín cựa?… Ông Phương nhớ lại…
Cũng như nhiều buôn làng trên Tây nguyên, làng Darahoa cũng có rất nhiều truyền thuyết, nhưng có một câu chuyện mà lúc ấy các già làng thường hay kể trong những dịp hội hè… Chuyện rằng, ngày xưa ở làng Darahoa này có đôi trai tài gái sắc là nàng Hơ Bông và chàng K’Tien. Họ đang độ tuổi trăng tròn và yêu nhau thắm thiết. Cả làng ai cũng trầm trồ khen ngợi và đều mong cho họ sớm nên vợ nên chồng. Nhưng bố của K’Tien thì không muốn vậy, vì theo ông thì gia đình Hơ Bia quá nghèo nên của hồi môn sẽ chẳng có bao nhiêu. Nghĩ vậy nên bố của K’Tien đã bảo với Hơ Bia là nếu muốn bắt K’Tien làm chồng thì phải có 100 chiếc xà rông và một số lớn sản vật quý như trâu, bò, chiêng, chóe… để làm của hồi môn. Vì quá yêu nhau và mong sớm nên vợ nên chồng nên chẳng mấy chốc Hơ Bia đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật mà bố của K’Tien đã thách cưới. Nhưng lúc này ông bố tham lam và ích kỷ ấy lại đòi Hơ Bia phải có thêm mấy thứ lễ vật nữa như: voi chín ngà, gà chín cựa… với mục đích làm cho nàng bỏ ý định lấy K’Tien. Nhưng đôi trẻ không nản chí mà lần này chính K’Tien lại xung phong đi tìm các sản vật tận trên rừng xanh, còn Hơ Bông ở lại chăm lo việc nhà. K’Tien đi mãi mà chẳng có tin tức gì, còn Hơ Bia cũng thao thức từng đêm dài suy nghĩ mà không làm sao biết được những con vật ấy ở đâu... Rồi đến đêm nọ nàng mơ thấy K’Tien đang bị nạn trên rừng. Sợ quá, nàng vội đi tìm chàng. Nàng đi, đi mãi rồi cuối cùng họ cũng gặp được nhau. Cả hai ôm nhau khóc nức nở rồi gục chết vì đói khát và kiệt sức. Xót thương cho mối tình chung thủy và lắm trái ngang của đôi trai gái, lũ voi rừng kéo về quỳ mọp chung quanh họ trong suốt thời gian dài rồi lăn ra chết và hoá thành đá ở cách làng Darahoa không xa. Nơi ấy sau này được người đời gọi là núi Voi vì dáng núi có hình đàn voi nằm. Từ câu chuyện thương tâm ấy, ông Phương lại liên tưởng đến một truyền thuyết xa xưa của dân tộc Việt Nam trong việc thách cưới.
Thế là chính quyền lúc ấy đồng ý cho xây tượng con gà trống chín cựa ở giữa làng như để vừa nhắc nhở mọi người xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới, vừa là một công trình công ích phục vụ đời sống cho bà con các dân tộc ở địa phương đồng thời là một nét văn hóa độc đáo ở ngay cửa ngõ vào thành phố Đà Lạt vốn là một thành phố du lịch khá hấp dẫn. Nhờ thế nên trong thời gian qua, khách du lịch đến Đà Lạt, nhất là khách du lich nước ngoài thường phải dừng chân để chiêm ngưỡng chú gà trống chín cựa to lớn đứng hiên ngang trên một mô đất cao, xa xa phía sau là dãy núi voi hùng vĩ và đầy những truyền thuyết bí ẩn, bất ngờ. Ngoài ra, khách du lich đến đây còn được tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, Chill. Hiện cả làng Darahoa có trên 60 khung dệt thủ công để dệt nên các loại xà rông, gùi và các sản phẩm dùng làm quà lưu niệm cho khách du lich như túi xách, băng cô, những chiếc balo nhỏ xinh với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây nguyên.
Ngoài các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ ở từng gia đình, ở đây còn có một cơ sở đào tạo nghề và sản xuất thổ cẩm tập trung rộng gần 400m2 và các shop bán các sản phẩm thổ cẩm đặc trưng cho khách du lich. Đặc biệt là khi đến đây tìm hiểu, tham quan làng dệt thổ cẩm, nếu muốn khách du lich có thể chụp ảnh lưu niệm cùng với các nghệ nhân dệt thổ cẩm mà phần lớn trong đó là các thiếu nữ các dân tộc thiểu số ở địa phương. Quả thật, chuyện ở làng gà Darahoa chỉ đơn giản vậy thôi. Nhưng chính những điều đơn giản ấy đã tạo cho bản đồ du lịch Đà Lạt có thêm những điểm dừng chân khá hấp dẫn, độc đáo, thu hút nhiều khách du lich gần xa.