rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
Zero Worship: Did Surviving Cancer Make Armstrong a Hero?
Why we so easily accord role-model status to survivors
Published on January 17, 2013 by David B. Feldman, Ph.D. in Supersurvivors
(Co-written with Lee Daniel Kravetz, writer and journalist)
Khi vận động viên bơi lội người Hà Lan Maarten van der Weijden lần đầu tiên xuống nước khi còn là đứa trẻ, anh đã được định trước để trở thành 1 vận động viên bơi chuyên nghiệp. Thật vậy, Maarten đã là 1 nhà vô địch ở tuổi 19.
Nhưng lời hứa của anh bị cắt ngắn khi anh bị chẩn đoán mắc ung thư máu và chỉ có 30% cơ hội sống.
Đáng chú ý, sau nhiều năm hóa trị và cấy ghép tế bào gốc, các bác sĩ tuyên bố anh đã khỏi bệnh ung thư. Thậm chí ấn tượng hơn, Maarten quay lại với bơi lội và với nỗ lực to lớn, đã thi đấu tốt hơn trước. Cuối cùng anh giành 1 huy chương vàng Olympics 2008.
Người Hà Lan gọi anh là người hùng dân tộc. Tuy nhiên, chiến thắng của Maarten chỉ chịu trách nhiệm 1 phần cho địa vị này. Anh biết mình được gọi là người hùng cũng vì anh là người sống sót khỏi bệnh ung thư. Mọi người gọi anh là "người truyền cảm hứng" và 1 "tấm gương" trong số rất nhiều lời khen ngợi khác. Điều này làm Maarten yêu cầu 1 phóng viên London Telegraph dừng việc so sánh anh với Lance Armstrong.
Armstrong đã dùng doping. Armstrong đã nói dối. Nhưng nhiều người trong chúng ta không tức giận về điều này. Tại sao như vậy?
1 lý do có thể là địa vị của anh í như là 1 người sống sót khỏi bệnh ung thư. Năm 1996, sau nhiều năm đạp xe chuyên nghiệp, anh bị chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn đã di căn đến phổi và não. Nhưng sau phẫu thuật (bao gồm 1 ca phẫu thuật não) và hoá trị, anh hồi phục và lại tham gia vào cuộc đạp xe chuyên nghiệp thế giới năm 1998 và chiến thắng Tour de France rất nhiều lần.
Khi những người sống sót trải qua những sự hồi phục đáng kinh ngạc, chúng ta thường nhanh chóng gọi họ là "những người truyền cảm hứng." Và không chỉ theo 1 cách "thật-ngạc nhiên-là-bạn-còn sống". Nhiều người trong chúng ta nhanh chóng giả định rằng họ cũng gây kinh ngạc và truyền cảm hứng ở nhiều mặt khác.
Tóm lại, chúng ta giả định rằng họ cũng phải là những người tốt. Các nhà tâm lý có 1 thuật ngữ cho điều này - hiệu ứng hào quang - và nó lần đầu tiên được chứng minh bởi nhà nghiên cứu Edward Thorndike (1920).
Hiệu ứng hào quang là 1 kiểu thành kiến nhận thức mà ở đó sự đánh giá của chúng ta về tính cách của 1 người nào đó bị ảnh hưởng quá mức bởi ấn tượng toàn thể của chúng ta về anh/ cô í. Hầu hết các nghiên cứu về hiện tượng liên quan đến ngoại hình cơ thể đã cho thấy hiệu ứng hào quang thực sự quan trọng. Ví dụ, 1 số nghiên cứu cho thấy các bồi thẩm viên có nhiều khả năng tuyên án khoan dung nhiều hơn đối với những người quyến rũ hơn những người ít quyến rũ. Vì những người xinh đẹp hoặc đẹp trai, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể giả định rằng họ cũng là người tốt.
Chúng ta có vẻ đang làm điều tương tự đối với những người sống sót. Vì câu chuyện sống sót của 1 ai đó gây cảm hứng, chúng ta nhanh chóng đi đến kết luận mà không có lý do xác đáng rằng anh hoặc cô í, cũng phải gây cảm hứng ở những mặt khác. Chúng ta có xu hướng trao cho những người sống sót địa vị lớn hơn, ngay cả khi chúng ta không có bằng chứng thực sự họ xứng đáng với điều đó.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng điều này thường không phải là 1 trải nghiệm thú vị đối với nhiều người sống sót. Ngược lại, nó có thể gây áp lực khủng khiếp lên họ vào thời điểm họ có thể cố gắng quay lại cuộc sống bình thường. Maarten được gọi là người truyền cảm hứng vì sống sót khỏi bệnh ung thư. Bệnh ung thư là 1 điều gì đó đã xảy đến với anh, và anh đã làm những điều hầu hết mọi người sẽ làm: chiến đấu giành lại cuộc sống của mình. Khi Thủ tướng Hà Lan gọi anh là 1 người hùng không chỉ vì 1 chiến thắng mà còn sống sót khỏi bệnh ung thư, Maarten biết mình đang có nguy cơ rơi vào 1 cái bẫy. Anh vẫn là con người giống như trước khi bị ung thư. Còn sống sót không làm anh trở thành siêu nhân hoăc hoàn hảo theo bất kỳ cách nào, ngay cả nếu những người khác nghĩ như vậy.
Ngược lại, Armstrong đã chấp nhận hình tượng người hùng này. Chúng ta không phủ nhận rằng anh í đã làm được 1 số việc tốt với danh tiếng của mình, bao gồm việc quyên góp được hàng trăm triệu đô cho nghiên cứu ung thư. Nhưng mọi người bị cám dỗ giả định rằng anh í phải là 1 thiên thần. Và khi chúng ta biết sự thật về việc anh dùng doping, chúng ta có thể thấy sự nguy hiểm trong lối suy nghĩ như vậy, chỉ vì anh còn sống thì anh là người đặc biệt về mọi mặt. Armstrong là con người và có những khuyết điểm.
Đối với Maarten, "Tôi nhận thấy trở thành 1 người hùng không phải là 1 điều tốt để hoàn thành 1 việc nào đó." "Khi mọi người nói rằng bạn quá tốt, bạn không thể tiến bộ." Vì vậy ngay sau khi chiến thắng huy chương vàng Olympic, anh rời bỏ bơi lội chuyên nghiệp và làm điều gì đó khác cũng gây ấn tượng giống như đánh bại ung thư. Anh đã từ bỏ sự nổi tiếng để trở thành 1 người quản lý thành công tại Unilever, công ty thực phẩm lớn của châu Âu.
Nguồn: PsychologyToday
Zero Worship: Did Surviving Cancer Make Armstrong a Hero?
Why we so easily accord role-model status to survivors
Published on January 17, 2013 by David B. Feldman, Ph.D. in Supersurvivors
(Co-written with Lee Daniel Kravetz, writer and journalist)
Khi vận động viên bơi lội người Hà Lan Maarten van der Weijden lần đầu tiên xuống nước khi còn là đứa trẻ, anh đã được định trước để trở thành 1 vận động viên bơi chuyên nghiệp. Thật vậy, Maarten đã là 1 nhà vô địch ở tuổi 19.
Nhưng lời hứa của anh bị cắt ngắn khi anh bị chẩn đoán mắc ung thư máu và chỉ có 30% cơ hội sống.
Đáng chú ý, sau nhiều năm hóa trị và cấy ghép tế bào gốc, các bác sĩ tuyên bố anh đã khỏi bệnh ung thư. Thậm chí ấn tượng hơn, Maarten quay lại với bơi lội và với nỗ lực to lớn, đã thi đấu tốt hơn trước. Cuối cùng anh giành 1 huy chương vàng Olympics 2008.
Người Hà Lan gọi anh là người hùng dân tộc. Tuy nhiên, chiến thắng của Maarten chỉ chịu trách nhiệm 1 phần cho địa vị này. Anh biết mình được gọi là người hùng cũng vì anh là người sống sót khỏi bệnh ung thư. Mọi người gọi anh là "người truyền cảm hứng" và 1 "tấm gương" trong số rất nhiều lời khen ngợi khác. Điều này làm Maarten yêu cầu 1 phóng viên London Telegraph dừng việc so sánh anh với Lance Armstrong.
Armstrong đã dùng doping. Armstrong đã nói dối. Nhưng nhiều người trong chúng ta không tức giận về điều này. Tại sao như vậy?
1 lý do có thể là địa vị của anh í như là 1 người sống sót khỏi bệnh ung thư. Năm 1996, sau nhiều năm đạp xe chuyên nghiệp, anh bị chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn đã di căn đến phổi và não. Nhưng sau phẫu thuật (bao gồm 1 ca phẫu thuật não) và hoá trị, anh hồi phục và lại tham gia vào cuộc đạp xe chuyên nghiệp thế giới năm 1998 và chiến thắng Tour de France rất nhiều lần.
Khi những người sống sót trải qua những sự hồi phục đáng kinh ngạc, chúng ta thường nhanh chóng gọi họ là "những người truyền cảm hứng." Và không chỉ theo 1 cách "thật-ngạc nhiên-là-bạn-còn sống". Nhiều người trong chúng ta nhanh chóng giả định rằng họ cũng gây kinh ngạc và truyền cảm hứng ở nhiều mặt khác.
Tóm lại, chúng ta giả định rằng họ cũng phải là những người tốt. Các nhà tâm lý có 1 thuật ngữ cho điều này - hiệu ứng hào quang - và nó lần đầu tiên được chứng minh bởi nhà nghiên cứu Edward Thorndike (1920).
Hiệu ứng hào quang là 1 kiểu thành kiến nhận thức mà ở đó sự đánh giá của chúng ta về tính cách của 1 người nào đó bị ảnh hưởng quá mức bởi ấn tượng toàn thể của chúng ta về anh/ cô í. Hầu hết các nghiên cứu về hiện tượng liên quan đến ngoại hình cơ thể đã cho thấy hiệu ứng hào quang thực sự quan trọng. Ví dụ, 1 số nghiên cứu cho thấy các bồi thẩm viên có nhiều khả năng tuyên án khoan dung nhiều hơn đối với những người quyến rũ hơn những người ít quyến rũ. Vì những người xinh đẹp hoặc đẹp trai, nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể giả định rằng họ cũng là người tốt.
Chúng ta có vẻ đang làm điều tương tự đối với những người sống sót. Vì câu chuyện sống sót của 1 ai đó gây cảm hứng, chúng ta nhanh chóng đi đến kết luận mà không có lý do xác đáng rằng anh hoặc cô í, cũng phải gây cảm hứng ở những mặt khác. Chúng ta có xu hướng trao cho những người sống sót địa vị lớn hơn, ngay cả khi chúng ta không có bằng chứng thực sự họ xứng đáng với điều đó.
Điều quan trọng cần lưu ý rằng điều này thường không phải là 1 trải nghiệm thú vị đối với nhiều người sống sót. Ngược lại, nó có thể gây áp lực khủng khiếp lên họ vào thời điểm họ có thể cố gắng quay lại cuộc sống bình thường. Maarten được gọi là người truyền cảm hứng vì sống sót khỏi bệnh ung thư. Bệnh ung thư là 1 điều gì đó đã xảy đến với anh, và anh đã làm những điều hầu hết mọi người sẽ làm: chiến đấu giành lại cuộc sống của mình. Khi Thủ tướng Hà Lan gọi anh là 1 người hùng không chỉ vì 1 chiến thắng mà còn sống sót khỏi bệnh ung thư, Maarten biết mình đang có nguy cơ rơi vào 1 cái bẫy. Anh vẫn là con người giống như trước khi bị ung thư. Còn sống sót không làm anh trở thành siêu nhân hoăc hoàn hảo theo bất kỳ cách nào, ngay cả nếu những người khác nghĩ như vậy.
Ngược lại, Armstrong đã chấp nhận hình tượng người hùng này. Chúng ta không phủ nhận rằng anh í đã làm được 1 số việc tốt với danh tiếng của mình, bao gồm việc quyên góp được hàng trăm triệu đô cho nghiên cứu ung thư. Nhưng mọi người bị cám dỗ giả định rằng anh í phải là 1 thiên thần. Và khi chúng ta biết sự thật về việc anh dùng doping, chúng ta có thể thấy sự nguy hiểm trong lối suy nghĩ như vậy, chỉ vì anh còn sống thì anh là người đặc biệt về mọi mặt. Armstrong là con người và có những khuyết điểm.
Đối với Maarten, "Tôi nhận thấy trở thành 1 người hùng không phải là 1 điều tốt để hoàn thành 1 việc nào đó." "Khi mọi người nói rằng bạn quá tốt, bạn không thể tiến bộ." Vì vậy ngay sau khi chiến thắng huy chương vàng Olympic, anh rời bỏ bơi lội chuyên nghiệp và làm điều gì đó khác cũng gây ấn tượng giống như đánh bại ung thư. Anh đã từ bỏ sự nổi tiếng để trở thành 1 người quản lý thành công tại Unilever, công ty thực phẩm lớn của châu Âu.
Nguồn: PsychologyToday