Làm thế nào để xử lý với sự bất công

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
How to Deal with Unfairness
Override your gut reactions before you make matters worse.
Published on August 17, 2011 by Marcia Reynolds, Psy.D. in Wander Woman

Bạn đã từng có 1 phản ứng gay gắt với 1 người chen lấn bạn mà không xếp hàng? Bạn đã từng nhìn 1 ai đó đầy tức giận vì họ mua quá nhiều món hàng? Hoặc bạn đã tưởng tượng về việc bịt mồm 1 người dám cắt ngang bạn trong khi bạn đang nói và anh ta không để cho bạn nói hết?

Liệu những hành vi của người khác khiến bạn tức giận hoặc làm bạn cảm thấy quá thất vọng?

Đây là hành vi bình thường của con người dưới ảnh hưởng của sự bất công.

Khi chúng ta cảm thấy 1 điều gì đó bất công, chúng ta phản ứng lại như thể nó là 1 mối đe dọa và có kiểu “bỏ chạy hoặc chiến đấu”.

Nhiều nhà khoa học thần kinh sử dụng kĩ thuật quét não để nghiên cứu việc ra quyết định đạo đức. Họ phát hiện thấy những phản ứng cơ bản, nguyên thủy xuất hiện khi não của bạn xem 1 tình huống nào đó là “không công bằng”, cho thấy những phản ứng của bạn là do bản năng chứ không theo logic. Steven Quartz nói, "Bộ não có 1 đáp ứng mạnh mẽ như vậy trước sự bất công cho thấy cảm giác về sự bất công là 1 khả năng cơ bản được tiến hóa.”

Giây phút mà bộ não bạn xem 1 ai đó đang phá vỡ những quy tắc, thì những khả năng tính toán, cân nhắc mọi mặt của 1 vấn đề và đưa ra những quyết định chín chắn của bạn bị suy yếu.

Thêm nữa, khi bạn cảm thấy bị lừa dối thì hệ thống cảm xúc của bạn ngay lập tức khích động bạn nói “không” với những người phạm tội mà không suy nghĩ về phản ứng của bạn và những hậu quả của sự phản ứng của bạn.

VẤN ĐỀ: Không phải tất cả mọi người đều tuân theo những quy tắc giống nhau. Nền văn hóa và tôn giáo, sự nuôi dưỡng của gia đình, giáo dục và kinh nghiệm sống, tất cả kết hợp với nhau để giúp bạn hình thành nên 1 hệ thống tinh thần được gọi là “thế giới theo quan điểm của tôi.” Bên cạnh những vấn đề về pháp luật và sự an toàn, những quy tắc đó thường dựa trên định kiến cá nhân và những quan điểm của những gì bạn nghĩ là đúng và sai. Sau đó bạn hành động như thể những quy tắc đó là cố định trong khi chúng thực sự khác nhau giữa mọi người.

KẾT QUẢ: Bạn đưa ra những quyết định và phản ứng cảm xúc nhanh chóng, sau đó hợp lý hóa và biện hộ cho phản ứng của bạn bằng cách sử dụng bộ não logic của bạn.

CÁC MẸO:

Cố gắng trở nên ý thức về những gì bộ não bạn đang làm khi bạn cảm thấy 1 điều gì đó là bất công hoặc thiếu tôn trọng các quyền lợi của bạn. Bắt chộp được bản thân bạn đang phản ứng lại với sự tức giận hoặc thất vọng. Sau đó hít 1 hơi thở trước khi bạn nói hoặc làm bất kì điều gì làm cho tình huống tồi tệ hơn.

Xác định xem liệu sự mất mát của bạn là có thực hay không. Liệu bạn nghĩ quy tắc bị phá vỡ là rất quan trọng? Liệu người vi phạm lấy của bạn bất kì thứ gì ngoài 1 vài phút thời gian của bạn? Liệu hành động khiến bạn tức giận là 1 sự vi phạm cố ý hay là người đó có thể hành động mà không nhận ra sự tác động lên bạn? Bạn có bị mất lòng tự trọng hoặc sự tôn trọng từ người khác? Nếu mất mát là không thật hoặc quá nhỏ, hãy thư giãn và bỏ qua. Sau đó tập trung vào 1 điều gì đó thú vị hơn.

Ngược lại, nếu người đó cố ý cắt ngang bạn mà không xếp hàng, bạn có thể chọn cách nói cho người đó biết hành vi đó ảnh hưởng đến bạn thế nào. La hét, mỉa mai hoặc càu nhàu tạo ra xung đột; nó không giải quyết được điều gì. Nếu sự mất mát là có thật, hãy đứng lên vì bản thân bằng cách giải thích về tác động của hành vi và muốn thay đổi hành vi. Hy vọng điều này sẽ bắt đầu 1 cuộc đối thoại hữu ích.

Đôi khi, tốt hơn là nên chọn trở nên khỏe mạnh thay vì đúng đắn. Bạn quyết định nơi nào đáng để đầu tư nguồn lực quý giá nhất của bạn – năng lượng của bạn. Từ bỏ những thứ mà bạn không thể kiểm soát.

Cuối cùng, 1 trong những món quà lớn nhất mà bạn có thể tặng bản thân là học cách phân biệt nhanh chóng giữa khi nào thì từ bỏ với khi nào thì phản ứng lại. Có những lúc bạn cần đứng lên vì những thứ bất công. Có những lúc bạn bỏ qua và đi tiếp.

Điều này đòi hỏi sự tập luyện. Đừng chì chiết bản thân vì đã có 1 phản ứng cảm xúc. Bộ não của bạn chỉ đang làm những việc nó được đòi hỏi phải làm – để bảo vệ bạn. Thay vào đó, nhận ra khi nào bạn đang có 1 phản ứng cảm xúc, hít 1 hơi thở và chọn cách đáp ứng tốt nhất bạn muốn.

Đã đến lúc chúng ta chịu trách nhiệm cho bộ não của chúng ta, đem lại nhiều bình an cho cuộc sống của chúng ta và thế giới.


Nguồn: Psychologytoday

 
Đức Phật đã giảng: Quay đầu là bờ.
Đức Jesus từng nói: Phía trước là Thiên Đường.

Vậy nếu trong trường hợp bất công hay gặp khó khăn thì chúng ta nên làm gì và nên nghe theo Đức Phật hay Jusus ?
 
Theo tớ, Phật và Jesu có 2 kiểu động cơ khác nhau để đạt được mục tiêu (mục tiêu ở đây là hạnh phúc).


Phật có động cơ tập trung ngăn ngừa, tức là bạn xem xét những mục tiêu của bạn theo quan điểm của những thứ bạn phải mất. Để có hạnh phúc thì bạn phải diệt tham sân si. Phật nhấn mạnh về nỗi khổ của con người và cách tránh khổ. Tránh được đau khổ thì sẽ có hạnh phúc. Như vậy, Phật suy nghĩ theo quan điểm phòng ngừa.


Còn Jesus có động cơ tập trung đẩy mạnh. Bạn xem những mục tiêu của bạn theo quan điểm những thứ bạn có thể lấy được. Bạn quan tâm đến việc tiến lên, tối đa hóa khả năng của bạn và thu được những phần thưởng (thiên đường). Bạn không bao giờ bỏ qua 1 cơ hội để có 1 chiến thắng, ngay cả khi làm vậy nghĩa là bạn phải tin vào 1 điều gì đó chưa được chứng minh hoặc mơ hồ. Làm theo Jesus có nghĩa là bạn phải chấp nhận rủi ro để có hạnh phúc.


Theo tớ thì tuỳ từng mục tiêu mà mình áp dụng kiểu động cơ nào. Nếu phần thưởng lớn hơn cái giá phải trả thì hãy áp dụng kiểu của Jesus (chỉ tập trung vào những thứ bạn muốn lấy được và loại bỏ tất cả những ý nghĩ về những thứ bạn có thể mất). Và ngược lại.

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top