Làm thế nào để xử lí với sự thay đổi

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo
How To Handle Change
It doesn't have to be head first
Published on September 6, 2012 by Tamar Chansky, Ph.D in Worry Wise

Chúng ta đang cảm thấy sự thay đổi đang đến và chúng ta không thích nó. Chúng ta không thích nó ngay bây giờ.

Giống như đang ngồi đợi đến lượt để bác sĩ khám. Chúng ta ngồi đợi với nỗi lo về điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Chúng ta không thể suy nghĩ, tất cả những gì chúng ta có thể làm là ngồi và chờ đợi cho cảm xúc đó trôi qua. Chúng ta tưởng tượng rằng cuộc sống sau sự thay đổi đó (thêm vào đây sự thay đổi cụ thể của bạn) sẽ hoàn toàn khác, hoàn toàn không quen thuộc và chúng ta sẽ hoàn toàn không được chuẩn bị cho những thách thức chưa biết đó. Tại sao chúng ta ngồi đây với nỗi lo về điều gì sẽ xảy đến tiếp theo? Vì chúng ta không có thông tin về sự thay đổi sẽ diễn ra như thế nào.

Biết những sự chuyển tiếp hoạt động như thế nào.

Tại sao bạn không cảm thấy tốt, dù nó là 1 sự thay đổi tốt? Vì bạn đã không đặt bản thân bạn ở trong bối cảnh mới của bạn. Bạn đang ở trong sự chuyển tiếp. Bạn không hoàn toàn đi lạc và mất phương hướng, bạn đơn thuần chỉ là đang ở giữa những bối cảnh. Sự thay đổi mà bạn từng trải nghiệm- dù nó là 1 năm học mới, 1 mối quan hệ mới- thì sự điều chỉnh của chúng ta tốn nhiều thời gian hơn. Những sự chuyển tiếp đại khái có 3 giai đoạn có thể dự đoán được: biết được bạn đang ở trong giai đoạn nào sẽ làm giảm cảm giác của sự mất phương hướng.

Giai đoạn 1: Kháng cự/Phản kháng: Được đặc trưng bởi sự nghi ngờ và không thoải mái khi bạn chủ động chống đối và so sánh 1 cách tiêu cực hoàn cảnh mới của bạn với hoàn cảnh cũ. Bạn không nhìn, bạn chỉ đang đánh giá và nó trông có vẻ không tốt.

Giai đoạn 2: Điều chỉnh/Khám phá: Được đặc trưng bởi hành động nhiều hơn cảm nhận: Bạn đang thu thập thông tin về làm thế nào để làm điều này có hiệu quả, đưa ra những lựa chọn, thực hiện sự kết nối, đặt câu hỏi, tìm tòi.

Giai đoạn 3: Sống tốt với cái Mới Cũ: Đây là giai đoạn bạn không nhận ra vì nó không cảm thấy giống như 1 giai đoạn. Bạn đang chấp nhận và hợp nhất với cái mới, bạn không còn xem nó là cái mới: cái mới bây giờ là cái (mới) cũ.

Liệu nó sẽ hiệu quả hơn không khi bạn chỉ cần bỏ qua 2 giai đoạn kia để đi đến giai đoạn cuối? Chắc chắn hiệu quả, nhưng chúng ta không làm theo cách đó. Nhưng bằng cách hiểu sự thay đổi hoạt động như thế nào, bạn sẽ không bị nhầm lẫn khi bạn đang ở trong những giai đoạn đầu. Khi bạn xem sự không thoải mái của bạn như 1 dấu hiệu của rắc rối hoặc 1 bước đi sai, bạn đơn giản chỉ cần nói "Đây là cách sự thay đổi diễn ra."

Lấy ví dụ khi bạn đi bơi: khi bạn lần đâu tiên bước xuống hồ bơi, bạn không cảm thấy tốt. Bạn thấy lạnh. Bạn nghĩ liệu mình có nên đi lên, nhưng sau đó, mong đợi những điều phía trước - cảm giác khoan khoái của sự nổi không trọng lượng trên mặt nước - bạn nán lại và phần thưởng tuyệt vời đến. Bạn cảm thấy tốt. Tại sao? Ai đó đã thay đổi nhiệt độ nước? Không, chúng ta đã điều chỉnh. Vì vậy, với sự thay đổi, chúng ta phải sẵn sàng để chấp nhận cảm giác khó chịu ban đầu, vượt qua nó và tin tưởng là chúng ta sẽ điều chỉnh.

Sau đây là 1 số ý tưởng để bôi dầu cho những bánh xe của sự thay đổi đó để chúng chuyển động hiệu quả hơn 1 chút.

Đừng mong đợi cảm thấy tuyệt lúc đầu: hãy mong đợi điều ngược lại

Dự đoán thời gian điều chỉnh: Đánh giá bạn nghĩ mình sẽ mất bao lâu để thích nghi với sự thay đổi mới - 1 tuần? 1 tháng?

Đừng suy nghĩ, hãy làm và làm 1 điều gì đó nhỏ



Nguồn: PsychologyToday

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top