rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Nhà phân tâm học Melanie Klein từng có một mối quan hệ đặc biệt với con quái vật mắt xanh, sự ganh tỵ. Bà dành rất nhiều thời gian để lắng nghe mọi người ở mọi lứa tuổi. Bà nghe từ họ những kinh nghiệm phổ biến về sự ganh tỵ trong cuộc sống hằng ngày.
Sự ghen tỵ gây đau khổ vì 2 nguyên nhân chính – một là chúng ta có thể đều ý thức được mình đang ghen tỵ, và hai là sự ghen tỵ nằm trong vô thức, chúng ta ít nhận ra được. Trải nghiệm có ý thức về sự ghen tỵ là khao khát mãnh liệt muốn có thứ mà người khác có. Nó là nỗi mong muốn nhức nhối, sự khao khát đau khổ, nỗi thèm muốn đến phát điên khi thấy người khác có thứ đó, tận hưởng thứ đó, thậm chí khoe khoang thứ đó. Sắc đẹp, tiền bạc, của cải vật chất, quyền lực – chúng ta ngưỡng mộ chúng và muốn có chúng.
Một cách có ý thức, điều rất đau khổ về khía cạnh này của sự ghen tỵ là nó dựa trên một cảm giác bị tước đoạt. Chúng ta cảm thấy nhỏ bé. Chúng ta cảm thấy không đủ đầy. Chúng ta cảm thấy nghèo. Chúng ta cảm thấy có một điều gì đó sai trái với chúng ta. Chúng ta thậm chí cảm thấy một thứ gì đó đau đớn sâu sắc hơn nhiều: chúng ta có thể cảm thấy mình như kẻ thất bại.
Khía cạnh này của sự ghen tỵ có xu hướng huỷ hoại cảm giác tốt đẹp về bản thân của chúng ta. Nó phá hoại khả năng biết ơn của chúng ta với những thứ chúng ta có vì chúng ta quá tập trung vào sự kiện một ai đó có thứ chúng ta không có. Nếu trải nghiệm ghen tỵ kết thúc ở đó thì nó sẽ đủ đau khổ.
Nhưng Klein khám phá ra đây chỉ là sự khởi đầu.
Vấn đề với sự ghen tỵ bắt đầu leo thang khi chúng ta tưởng tượng là nếu chúng ta có thể có thứ mà hàng xóm của chúng ta có, thì khi đó chúng ta sẽ hạnh phúc. Trong vô thức, hạnh phúc được đánh đồng với tính trọn vẹn. Nếu chúng ta có thể có thứ mà họ có thì khi đó chúng ta sẽ sở hữu mọi thứ, không thiếu thứ gì. Đây là hạnh phúc lý tưởng mà tất cả chúng ta khao khát.
Chúng ta tưởng tượng rằng một ai đó, ở một nơi nào đó – đối tượng của sự ghen tỵ của chúng ta – có được mọi thứ và không thiếu thứ gì. Và chúng ta không thể đối mặt với thực tế là điều này không thể có thật. Người giàu có hoặc xinh đẹp hoặc tài năng hoặc sở hữu những ngôi nhà đẹp có thể có một thứ gì đó đặc biệt. Nhưng tất cả mọi người đều đang thiếu một thứ gì đó. Đó là thân phận con người.
Nhưng người ghen tỵ không nhìn thấy bức tranh tổng thể. Sự ghen tỵ tập trung vào những bộ phận nhỏ làm tăng thêm cảm giác bị tước đoạt của chúng ta, dụ dỗ chúng ta tin vào khả năng chúng ta có thể “có được tất cả,” và làm chúng ta thất vọng, đau khổ vì ai đó có thứ chúng ta không có—và nó làm cho họ đầy đủ một cách hoàn hảo! Đây là nơi mà phát hiện thứ hai của Melanie Klein có thể được nhìn thấy. Klein tin rằng – ở một mức độ vô thức sâu xa – sự ghen tỵ không chỉ dựa trên khao khát sở hữu một thứ gì đó tốt đẹp. Nó còn dựa trên sự căm ghét điều tốt đẹp.
Đây là lí do tại sao sự ghen tỵ được cảm thấy là nguy hiểm nhất trong 7 tội lỗi nguy hiểm chết người. Nó là một sự tấn công vào bản thân điều tốt đẹp. Khi đối mặt với thực tế rằng ai đó có thứ gì đó mà chúng ta muốn nhưng không thể có, thì phản ứng thông thường của con người là muốn huỷ hoại thứ đó. Họ không chỉ muốn có thứ đó cho bản thân, mà còn muốn huỷ hoại thứ đó vì bản thân. Ở quy mô nhỏ, đây là nguồn gốc của tin đồn nhảm, tính nhỏ nhen, tung tin gièm pha. Ở quy mô lớn hơn, nó là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, đế quốc và phân biệt chủng tộc.
Sự ghen tỵ nguy hiểm nhất khi nó vẫn chưa được ý thức. Khi chúng ta không chịu trách nhiệm cho những thôi thúc ghen tỵ của chúng ta thì chúng ta có xu hướng phóng chúng sang người khác: Cô ta ghen tỵ tôi; tôi không ghen tỵ với cô ấy. Chúng ta có thể bị những người đó tấn công vì họ ghen tỵ chúng ta, không phải vì chúng ta đang ghen tỵ họ. Thật dễ mắc kẹt trong niềm tin rằng chúng ta đang bảo vệ bản thân chống lại sự ghen tỵ của người khác và không nhìn thấy con quái vật mắt xanh trong bản thân chúng ta.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng thoả mãn với những thứ chúng ta có dù nó ít hơn so với những gì chúng ta mong ước.
Sự ghen tỵ có ở tất cả chúng ta. Bạn không thể thoát khỏi nó. Nó có thể dịu đi với tuổi tác, kinh nghiệm và sự nỗ lực khi chúng ta trở nên biết ơn nhiều hơn về những gì chúng ta có và yên tâm hơn trong bản thân chúng ta. Nhưng ở một mức độ nào đó, sự ghen tỵ vẫn sẽ luôn luôn tồn tại trong chúng ta, tác động đến chúng ta như một phần thiết yếu của đời sống cảm xúc bên trong chúng ta. Kết quả là, thuốc giải độc duy nhất cho sự ghen tỵ là ý thức được nó. Cách tốt nhất để làm dịu sức mạnh của ghen tỵ là nhận ra nó đang ở trong chúng ta, chứ không chỉ có ở người khác. Nếu chúng ta thừa nhận sự ghen tỵ là của chúng ta, thì chúng ta có thể tác động đến nó, kiềm chế nó.
Nguồn
How to Tame Your Envy
Envy is inside every one of us, but with conscious effort, you can contain it.
Published on April 16, 2014 by Jennifer Kunst, Ph.D. in A Headshrinker’s Guide to the Galaxy
Sự ghen tỵ gây đau khổ vì 2 nguyên nhân chính – một là chúng ta có thể đều ý thức được mình đang ghen tỵ, và hai là sự ghen tỵ nằm trong vô thức, chúng ta ít nhận ra được. Trải nghiệm có ý thức về sự ghen tỵ là khao khát mãnh liệt muốn có thứ mà người khác có. Nó là nỗi mong muốn nhức nhối, sự khao khát đau khổ, nỗi thèm muốn đến phát điên khi thấy người khác có thứ đó, tận hưởng thứ đó, thậm chí khoe khoang thứ đó. Sắc đẹp, tiền bạc, của cải vật chất, quyền lực – chúng ta ngưỡng mộ chúng và muốn có chúng.
Một cách có ý thức, điều rất đau khổ về khía cạnh này của sự ghen tỵ là nó dựa trên một cảm giác bị tước đoạt. Chúng ta cảm thấy nhỏ bé. Chúng ta cảm thấy không đủ đầy. Chúng ta cảm thấy nghèo. Chúng ta cảm thấy có một điều gì đó sai trái với chúng ta. Chúng ta thậm chí cảm thấy một thứ gì đó đau đớn sâu sắc hơn nhiều: chúng ta có thể cảm thấy mình như kẻ thất bại.
Khía cạnh này của sự ghen tỵ có xu hướng huỷ hoại cảm giác tốt đẹp về bản thân của chúng ta. Nó phá hoại khả năng biết ơn của chúng ta với những thứ chúng ta có vì chúng ta quá tập trung vào sự kiện một ai đó có thứ chúng ta không có. Nếu trải nghiệm ghen tỵ kết thúc ở đó thì nó sẽ đủ đau khổ.
Nhưng Klein khám phá ra đây chỉ là sự khởi đầu.
Vấn đề với sự ghen tỵ bắt đầu leo thang khi chúng ta tưởng tượng là nếu chúng ta có thể có thứ mà hàng xóm của chúng ta có, thì khi đó chúng ta sẽ hạnh phúc. Trong vô thức, hạnh phúc được đánh đồng với tính trọn vẹn. Nếu chúng ta có thể có thứ mà họ có thì khi đó chúng ta sẽ sở hữu mọi thứ, không thiếu thứ gì. Đây là hạnh phúc lý tưởng mà tất cả chúng ta khao khát.
Chúng ta tưởng tượng rằng một ai đó, ở một nơi nào đó – đối tượng của sự ghen tỵ của chúng ta – có được mọi thứ và không thiếu thứ gì. Và chúng ta không thể đối mặt với thực tế là điều này không thể có thật. Người giàu có hoặc xinh đẹp hoặc tài năng hoặc sở hữu những ngôi nhà đẹp có thể có một thứ gì đó đặc biệt. Nhưng tất cả mọi người đều đang thiếu một thứ gì đó. Đó là thân phận con người.
Nhưng người ghen tỵ không nhìn thấy bức tranh tổng thể. Sự ghen tỵ tập trung vào những bộ phận nhỏ làm tăng thêm cảm giác bị tước đoạt của chúng ta, dụ dỗ chúng ta tin vào khả năng chúng ta có thể “có được tất cả,” và làm chúng ta thất vọng, đau khổ vì ai đó có thứ chúng ta không có—và nó làm cho họ đầy đủ một cách hoàn hảo! Đây là nơi mà phát hiện thứ hai của Melanie Klein có thể được nhìn thấy. Klein tin rằng – ở một mức độ vô thức sâu xa – sự ghen tỵ không chỉ dựa trên khao khát sở hữu một thứ gì đó tốt đẹp. Nó còn dựa trên sự căm ghét điều tốt đẹp.
Đây là lí do tại sao sự ghen tỵ được cảm thấy là nguy hiểm nhất trong 7 tội lỗi nguy hiểm chết người. Nó là một sự tấn công vào bản thân điều tốt đẹp. Khi đối mặt với thực tế rằng ai đó có thứ gì đó mà chúng ta muốn nhưng không thể có, thì phản ứng thông thường của con người là muốn huỷ hoại thứ đó. Họ không chỉ muốn có thứ đó cho bản thân, mà còn muốn huỷ hoại thứ đó vì bản thân. Ở quy mô nhỏ, đây là nguồn gốc của tin đồn nhảm, tính nhỏ nhen, tung tin gièm pha. Ở quy mô lớn hơn, nó là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố, đế quốc và phân biệt chủng tộc.
Sự ghen tỵ nguy hiểm nhất khi nó vẫn chưa được ý thức. Khi chúng ta không chịu trách nhiệm cho những thôi thúc ghen tỵ của chúng ta thì chúng ta có xu hướng phóng chúng sang người khác: Cô ta ghen tỵ tôi; tôi không ghen tỵ với cô ấy. Chúng ta có thể bị những người đó tấn công vì họ ghen tỵ chúng ta, không phải vì chúng ta đang ghen tỵ họ. Thật dễ mắc kẹt trong niềm tin rằng chúng ta đang bảo vệ bản thân chống lại sự ghen tỵ của người khác và không nhìn thấy con quái vật mắt xanh trong bản thân chúng ta.
Tất cả những gì chúng ta có thể làm là cố gắng thoả mãn với những thứ chúng ta có dù nó ít hơn so với những gì chúng ta mong ước.
Sự ghen tỵ có ở tất cả chúng ta. Bạn không thể thoát khỏi nó. Nó có thể dịu đi với tuổi tác, kinh nghiệm và sự nỗ lực khi chúng ta trở nên biết ơn nhiều hơn về những gì chúng ta có và yên tâm hơn trong bản thân chúng ta. Nhưng ở một mức độ nào đó, sự ghen tỵ vẫn sẽ luôn luôn tồn tại trong chúng ta, tác động đến chúng ta như một phần thiết yếu của đời sống cảm xúc bên trong chúng ta. Kết quả là, thuốc giải độc duy nhất cho sự ghen tỵ là ý thức được nó. Cách tốt nhất để làm dịu sức mạnh của ghen tỵ là nhận ra nó đang ở trong chúng ta, chứ không chỉ có ở người khác. Nếu chúng ta thừa nhận sự ghen tỵ là của chúng ta, thì chúng ta có thể tác động đến nó, kiềm chế nó.
Nguồn
How to Tame Your Envy
Envy is inside every one of us, but with conscious effort, you can contain it.
Published on April 16, 2014 by Jennifer Kunst, Ph.D. in A Headshrinker’s Guide to the Galaxy