rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tôi thường gặp những thân chủ, cả đàn ông và phụ nữ, có mọi lý do để xem họ là thông minh. Họ thường là những sinh viên đặc biệt ở trường phổ thông và đại học; và nhiều người đang có công việc thành đạt đòi hỏi kỹ năng và óc phán đoán tốt. Tuy nhiên, họ sợ nói chuyện với người khác vì họ nghĩ những điều họ nói là buồn chán hoặc sai. Làm thế nào mà những người có mọi lý do để tin rằng họ thông minh lại nghĩ họ dường như ngu ngốc ngay khi họ mở miệng ra?
Lý do là một số người cảm thấy mình không quyến rũ hoặc không thành công hoặc không đủ đầy. Họ được dạy cảm nhận theo cách đó. Họ lớn lên trong một môi trường mà bố mẹ họ nói rằng họ không giỏi bằng anh chị em của họ, hoặc người bạn hàng xóm. Đôi lúc bố mẹ nói thẳng với họ: “Hãy dừng ăn suốt ngày; con trông quá béo.” Hoặc “Tốt hơn con nên học nấu ăn vì không người đàn ông nào muốn cưới con chỉ vì nhan sắc.”
Điều tôi đang nói ở đây là lòng tự trọng thấp. Một người từng học được rằng điều anh/cô ấy nói là không đáng để nghe. Những quan điểm phản đối bản thân đó là rất khó thay đổi. Nếu bạn cảm thấy mình không thú vị thì tôi không thể nói bất kì điều gì để làm thay đổi quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, có một chiến lược bạn có thể dùng để làm bạn trông có vẻ thông minh và thú vị!
Quay trở lại những năm 1960, một ai đó đã viết một chương trình máy tính ĐƠN GIẢN được gọi là Eliza, dựa trên một ý tưởng của trường phái trị liệu tâm lý Roger, ở đó “nhà trị liệu” chỉ đơn giản là phản hồi lại với thân chủ những điều thân chủ đã nói hoặc hỏi những câu đơn giản như “Bạn cảm nhận như thế nào về điều đó?”. Ví dụ:
Thân chủ: “Tôi đã gặp mẹ tôi ở nơi làm việc của bà.”
Eliza: “Bạn đã đến nơi làm việc của bà.”
Hoặc
Thân chủ: “Hai người anh của tôi đang dự tiệc.”
Eliza: “Bạn cảm nhận như thế nào về việc đó?”
Hoặc
Thân chủ: “Tôi học ở trường Bronx.”
Eliza: “Hãy kể cho tôi nghe về ngôi trường của bạn.”
Những cuộc nói chuyện rập khuôn, hơi ngớ ngẩn đó khiến thân chủ tin rằng Eliza là một con người thực! Và họ thích cô với tư cách một nhà trị liệu! Mặc dù được cho biết cô ấy chỉ là một chương trình máy tính, một chương trình RẤT ĐƠN GIẢN, họ vẫn ấn tượng bởi cô ấy sâu sắc như thế nào. Điều đó khiến tôi cho rằng: dường như sự thông minh không đòi hỏi bạn thông minh – hoặc đòi hỏi bạn xem mình là thông minh.
Để có một cuộc trò chuyện thú vị, bạn không cần biết nhiều về văn chương hoặc nghệ thuật – hoặc chính trị hoặc thị trường chứng khoán. Chúng không phải là những thứ khiến hầu hết mọi người bận tâm. Chắc chắn là, kể chuyện cười hay không làm bạn trở nên thú vị trong mắt người khác. Biết rất nhiều về một số chủ đề khác thường không làm bạn trở nên thú vị. Thứ mọi người quan tâm là TÔI và BẠN. Đó là thứ mà mọi người nói về. Nếu đầu óc bạn trống rỗng, hãy làm theo chiến lược của Eliza. Hãy hỏi bạn của bạn những câu về bản thân anh ấy.
Bạn có thể phản hồi cuộc trò chuyện của anh/cô ấy bằng cách bình luận về một điều gì đó tương tự mà bạn đã trải nghiệm. Là một người nghe tốt có nghĩa là phản hồi theo cách như vậy. Hãy hỏi bạn của bạn cô ấy cảm nhận như thế nào về bất kỳ điều gì 2 bạn đang nói. Lặp lại (với sự quan tâm) điều cô ấy vừa nói. Yêu cầu cô ấy nói rõ thêm. Đây là cuộc trò chuyện tốt. Nếu bạn có thể cố gắng tập trung hết sức vào những lời nói của bạn của bạn thì bạn sẽ trông rất nhạy cảm và sâu sắc, thậm chí có sức quyến rũ.
Tuy nhiên, Eliza đôi lúc không hiểu được thân chủ đang nói điều gì.
Thân chủ: “Lạy Chúa của tôi, làm thế nào mà anh ta có thể làm việc như vậy với tôi!”
Eliza: “Kể cho tôi biết thêm về Chúa của bạn.”
Tôi không khuyên bạn giới hạn cuộc trò chuyện với những gì Eliza đã nói.
Nguồn
How To Make Clever Conversation
Without being especially clever.
Published on December 22, 2013 by Fredric Neuman, M.D. in Fighting Fear
PsychologyToday
Lý do là một số người cảm thấy mình không quyến rũ hoặc không thành công hoặc không đủ đầy. Họ được dạy cảm nhận theo cách đó. Họ lớn lên trong một môi trường mà bố mẹ họ nói rằng họ không giỏi bằng anh chị em của họ, hoặc người bạn hàng xóm. Đôi lúc bố mẹ nói thẳng với họ: “Hãy dừng ăn suốt ngày; con trông quá béo.” Hoặc “Tốt hơn con nên học nấu ăn vì không người đàn ông nào muốn cưới con chỉ vì nhan sắc.”
Điều tôi đang nói ở đây là lòng tự trọng thấp. Một người từng học được rằng điều anh/cô ấy nói là không đáng để nghe. Những quan điểm phản đối bản thân đó là rất khó thay đổi. Nếu bạn cảm thấy mình không thú vị thì tôi không thể nói bất kì điều gì để làm thay đổi quan điểm của bạn.
Tuy nhiên, có một chiến lược bạn có thể dùng để làm bạn trông có vẻ thông minh và thú vị!
Quay trở lại những năm 1960, một ai đó đã viết một chương trình máy tính ĐƠN GIẢN được gọi là Eliza, dựa trên một ý tưởng của trường phái trị liệu tâm lý Roger, ở đó “nhà trị liệu” chỉ đơn giản là phản hồi lại với thân chủ những điều thân chủ đã nói hoặc hỏi những câu đơn giản như “Bạn cảm nhận như thế nào về điều đó?”. Ví dụ:
Thân chủ: “Tôi đã gặp mẹ tôi ở nơi làm việc của bà.”
Eliza: “Bạn đã đến nơi làm việc của bà.”
Hoặc
Thân chủ: “Hai người anh của tôi đang dự tiệc.”
Eliza: “Bạn cảm nhận như thế nào về việc đó?”
Hoặc
Thân chủ: “Tôi học ở trường Bronx.”
Eliza: “Hãy kể cho tôi nghe về ngôi trường của bạn.”
Những cuộc nói chuyện rập khuôn, hơi ngớ ngẩn đó khiến thân chủ tin rằng Eliza là một con người thực! Và họ thích cô với tư cách một nhà trị liệu! Mặc dù được cho biết cô ấy chỉ là một chương trình máy tính, một chương trình RẤT ĐƠN GIẢN, họ vẫn ấn tượng bởi cô ấy sâu sắc như thế nào. Điều đó khiến tôi cho rằng: dường như sự thông minh không đòi hỏi bạn thông minh – hoặc đòi hỏi bạn xem mình là thông minh.
Để có một cuộc trò chuyện thú vị, bạn không cần biết nhiều về văn chương hoặc nghệ thuật – hoặc chính trị hoặc thị trường chứng khoán. Chúng không phải là những thứ khiến hầu hết mọi người bận tâm. Chắc chắn là, kể chuyện cười hay không làm bạn trở nên thú vị trong mắt người khác. Biết rất nhiều về một số chủ đề khác thường không làm bạn trở nên thú vị. Thứ mọi người quan tâm là TÔI và BẠN. Đó là thứ mà mọi người nói về. Nếu đầu óc bạn trống rỗng, hãy làm theo chiến lược của Eliza. Hãy hỏi bạn của bạn những câu về bản thân anh ấy.
Bạn có thể phản hồi cuộc trò chuyện của anh/cô ấy bằng cách bình luận về một điều gì đó tương tự mà bạn đã trải nghiệm. Là một người nghe tốt có nghĩa là phản hồi theo cách như vậy. Hãy hỏi bạn của bạn cô ấy cảm nhận như thế nào về bất kỳ điều gì 2 bạn đang nói. Lặp lại (với sự quan tâm) điều cô ấy vừa nói. Yêu cầu cô ấy nói rõ thêm. Đây là cuộc trò chuyện tốt. Nếu bạn có thể cố gắng tập trung hết sức vào những lời nói của bạn của bạn thì bạn sẽ trông rất nhạy cảm và sâu sắc, thậm chí có sức quyến rũ.
Tuy nhiên, Eliza đôi lúc không hiểu được thân chủ đang nói điều gì.
Thân chủ: “Lạy Chúa của tôi, làm thế nào mà anh ta có thể làm việc như vậy với tôi!”
Eliza: “Kể cho tôi biết thêm về Chúa của bạn.”
Tôi không khuyên bạn giới hạn cuộc trò chuyện với những gì Eliza đã nói.
Nguồn
How To Make Clever Conversation
Without being especially clever.
Published on December 22, 2013 by Fredric Neuman, M.D. in Fighting Fear
PsychologyToday