rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Làm thế nào để đập vỡ cái tôi của 1 ai đó
Tất cả chúng ta đều có nhiều bản sắc tâm lý thay đổi theo những tình huống mà chúng ta đối mặt. Đôi lúc, chúng ta trở thành sinh viên muốn đạt điểm cao và trong những lúc khác chúng ta trở thành nhân viên muốn hoàn thành tốt công việc của mình, đó là những ví dụ về những bản sắc tâm lí khác nhau.
1 số người có 1 bản sắc tâm lý quan trọng nhất kiểm soát tất cả những bản sắc khác của họ. Bất cứ khi nào bản sắc này bị đe dọa thì người đó không chỉ cảm thấy vô giá trị còn trở nên đau khổ nếu anh í không thể tìm cách để bảo vệ cho bản sắc của mình.
Khi bản sắc quan trọng nhất bị nguy hiểm
Nếu bản sắc của 1 anh chàng là “sinh viên đứng nhất lớp” thì chắc chắn anh ta sẽ đạt được sự tự tin của anh í khi đạt được những điểm A và nếu bất kì điều gì xảy ra với điểm số thì anh ta sẽ cảm thấy mình vô giá trị. Đó là lí do tại sao bạn có thể hạnh phúc với 1 loạt điểm A và B trong khi đứa bạn của bạn có thể cảm thấy kinh khủng vì nhận được 1 điểm B.
Bản sắc quan trọng nhất khác nhau ở mỗi người nhưng tác động của cú tấn công vào bản sắc chính thì tương tự trong mọi trường hợp. 1 số người thích bám vào bản sắc nghề nghiệp của họ (đồng nhất với công việc của họ) và do đó nếu có 1 vấn đề lớn đe dọa đến công việc của họ thì những người đó trở nên rất lo sợ và có thể đau khổ vì 1 cuộc khủng hoảng bản sắc nếu có bất kì điều gì bất ổn với nó.
Không phải mọi lời chỉ trích đều có thể khiến 1 ai đó đau khổ. Lời chỉ trích chỉ gây tổn thương nhất khi nó chạm vào 1 vết thương cảm xúc đang tồn tại trong người đó. Thêm nữa, lời chỉ trích có thể làm 1 ai đó đau khổ nếu nó tấn công vào bản sắc quan trọng nhất của anh ta.
Tại sao 1 số người đồng nhất hóa bản thân với 1 bản sắc tâm lý quan trọng nhất?
1 người thường đồng nhất với 1 bản sắc hơn những bản sắc khác có nghĩa là có 1 số rắc rối trong những lĩnh vực khác của cuộc sống của người đó. Sinh viên trong ví dụ trên đồng nhất với “người đứng đầu lớp” có thể có những vấn đề trong đời sống xã hội và thể thao và đó là lí do tại sao anh í quá gắn bó với bản sắc còn lại đối với anh í.
Hãy đọc mẩu truyện sau về Gia Cát Lượng
Xuất Sư
Gia Cát Lượng theo Thủy Kính tiên sinh học tập, thấm thoát đã được ba năm.
Một hôm Thủy Kính tiên sinh nói với các đệ tử:
- Năm ngày nữa, các con sẽ ra trường. Ai thi đỗ thì xuất sư, còn ai không đỗ thì tuỳ ý muốn làm gì thì làm, và ta không chấp thuận những người thi rớt tự xưng là đệ tử của ta.
Bọn học trò thoạt nghe, ai nấy cũng đều dốc lòng học tập, suốt ngay đêm cầm sách tụng bài. Trong khi đó thì Gia Cát Lượng suốt ngày đi chơi thơ thẩn ở bên ngoài , không hề để mắt tới sách vở.
Ngày thứ năm đã đến. Bọn đệ tử có người thì đã tụng thuộc nằm lòng, có người thì thuộc đại khái, nhưng cũng có người thì lén chép bài bỏ trong tay áo. Ai nấy đều tất bật, hồi hộp.
Sau bữa điểm tâm, Thủy Kính tiên sinh ngồi vào bàn, bảo:
- Ta chỉ ra một đầu đề: từ bây giờ cho đến giờ ngọ ba khắc, ai mà được ta cho phép đi ra ngoài phòng thi thì người đó kể như được xuất sư.
Bọn đệ tử rất ngạc nhiên với đầu đề này và đều tròn mắt nhìn nhau, quýnh quáng vò đầu bứt tai. Có người hô to: "Lửa cháy bên ngoài trang!" Có người chạy tới thông báo: "Nước lụt tới trang Thủy Kính rồi!" song Thủy Kính tiên sinh vẫn lờ đi không lý tới.
Bấy giờ, Từ THứ lén viết một lá thư giả trình lên, khóc lóc mà nói:
- Sáng nay có người nhà mang thư tới, bảo rằng mẹ con đau nặng, con bằng lòng không dự kỳ thi này, xin thầy cho phép con được về gấp để lo cho mẹ.
Thủy Kính tiên sinh lắc đầu, bảo:
- Sau giờ ngọ ba khắc, con muốn đi đâu tùy ý!
Bàng Thống bước tới thưa:
- Xin phép thầy cho con được ra ngoài, con không còn cách gì hơn nữa. Nhưng nếu con đứng ngoài trang, con có thể nghĩ ra cách, xin thầy cho con được ra ngoài. Nếu không tin thì thầy thử xem.
Thủy Kính tiên sinh cười:
- Bàng Sĩ Nguyên kể ra cũng có chút thông minh, đứng ra đó đi!
Còn Gia Cát Lượng thì sao? Ông đã gục đầu trên bàn ngủ khò từ lúc nào, chẳng thèm lý gì tới cuộc thi.
Thủy Kính tiên sinh thấy vậy liền nổi giận. Giá mà vào ngày thường thì ông đã đuổi quách ra rồi. Hôm nay thì ông ráng nhẫn nhịn.
Giờ ngọ ba khắc sắp tới. Gia Cát Lượng vươn vai ngáp dài và đứng lên. Mặt hầm hầm giận, ông đập bàn, xô ghế ngã lung tung, đoạn nắm áo Thủy Kính tiên sinh, nói lớn:
- Mi là ông thầy dốt, lại ra đầu đề như vậy để hại bọn ta. Ta không làm học trò mi đâu, hãy trả tiền học phí ba năm lại cho ta! Hãy trả tiền lại cho ta!
Thủy Kính tiên sinh là danh sĩ thiên hạ, ai chẳng tôn kính. Nay bị Gia Cát Lượng sĩ nhục như vầy sao khỏi bốc lửa giận, người ông run lên bần bật, ông kêu Bàng Thống, Từ Thứ tới, bảo:
- Hãy lôi đầu cái thằng yêu này ra khỏi Thủy Kính trang cho ta!
Gia Cát Lượng còn vùng vằng chưa chịu đi , la lối rùm beng làm náo loạn cả phòng thi. Bàng Thống, Từ Thứ hết sức lôi kéo mới đưa ông ra được.
Vừa ra khỏi phòng, Gia Cát Lượng liền ha hả cười lớn. Bàng Thống, Từ Thứ thấy ông cười như vậy, đang dợm hỏi thì Gia Cát Lượng đã xoay người chạy trở vô. Tới trước mặt Thủy Kính tiên sinh, Gia Cát Lượng qùi xúông nói:
- Vừa rồi con xúc phạm đến ân sư, tội thật đáng chết!
Thủy Kính tiên sinh ngẩn người ra, rồi chợt tỉnh ngộ ra, đổi giận làm vui, đỡ Gia Cát Lượng lên, bảo:
- Con có thể xuất sư!
Diễn giải:
Qua câu chuyện trên, ta nhận thấy: Thủy Kính đồng nhất bản thân với nghề nghiệp của ông là thầy giáo. Đây là bản sắc tâm lý quan trọng nhất của ông. Do đó, khi Gia Cát Lượng tấn công vào bản sắc này (gọi ông thầy dốt), ông cảm thấy tức giận vì bản sắc của ông bị đe dọa và tìm cách bảo vệ nó bằng cách đuổi GCL ra ngoài. Nếu Thủy Kính đồng nhất bản thân với những bản sắc khác như là người chồng, người cha, người bạn, người tốt bụng...ngang bằng với bản sắc thầy giáo thì có thể ông không cảm thấy quá tức giận khi bị chỉ trích.
Sự cân bằng là dấu hiệu duy nhất nói lên bạn là người khỏe mạnh về mặt tâm lý. Bạn nên đồng nhất với tất cả những bản sắc tâm lý của bạn ngang bằng nhau thay vì chỉ đồng nhất với 1 bản sắc duy nhất và nó có thể bị sụp đổ nếu ai đó tấn công bản sắc đó của bạn.
Cuối cùng, làm ơn đừng tấn công bản sắc quan trọng nhất của 1 ai đó hoặc làm anh í cảm thấy đau khổ. Tôi chỉ cung cấp kiến thức này để bạn có thể bảo vệ bản thân và không làm hại người khác.
Tất cả chúng ta đều có nhiều bản sắc tâm lý thay đổi theo những tình huống mà chúng ta đối mặt. Đôi lúc, chúng ta trở thành sinh viên muốn đạt điểm cao và trong những lúc khác chúng ta trở thành nhân viên muốn hoàn thành tốt công việc của mình, đó là những ví dụ về những bản sắc tâm lí khác nhau.
1 số người có 1 bản sắc tâm lý quan trọng nhất kiểm soát tất cả những bản sắc khác của họ. Bất cứ khi nào bản sắc này bị đe dọa thì người đó không chỉ cảm thấy vô giá trị còn trở nên đau khổ nếu anh í không thể tìm cách để bảo vệ cho bản sắc của mình.
Khi bản sắc quan trọng nhất bị nguy hiểm
Nếu bản sắc của 1 anh chàng là “sinh viên đứng nhất lớp” thì chắc chắn anh ta sẽ đạt được sự tự tin của anh í khi đạt được những điểm A và nếu bất kì điều gì xảy ra với điểm số thì anh ta sẽ cảm thấy mình vô giá trị. Đó là lí do tại sao bạn có thể hạnh phúc với 1 loạt điểm A và B trong khi đứa bạn của bạn có thể cảm thấy kinh khủng vì nhận được 1 điểm B.
Bản sắc quan trọng nhất khác nhau ở mỗi người nhưng tác động của cú tấn công vào bản sắc chính thì tương tự trong mọi trường hợp. 1 số người thích bám vào bản sắc nghề nghiệp của họ (đồng nhất với công việc của họ) và do đó nếu có 1 vấn đề lớn đe dọa đến công việc của họ thì những người đó trở nên rất lo sợ và có thể đau khổ vì 1 cuộc khủng hoảng bản sắc nếu có bất kì điều gì bất ổn với nó.
Không phải mọi lời chỉ trích đều có thể khiến 1 ai đó đau khổ. Lời chỉ trích chỉ gây tổn thương nhất khi nó chạm vào 1 vết thương cảm xúc đang tồn tại trong người đó. Thêm nữa, lời chỉ trích có thể làm 1 ai đó đau khổ nếu nó tấn công vào bản sắc quan trọng nhất của anh ta.
Tại sao 1 số người đồng nhất hóa bản thân với 1 bản sắc tâm lý quan trọng nhất?
1 người thường đồng nhất với 1 bản sắc hơn những bản sắc khác có nghĩa là có 1 số rắc rối trong những lĩnh vực khác của cuộc sống của người đó. Sinh viên trong ví dụ trên đồng nhất với “người đứng đầu lớp” có thể có những vấn đề trong đời sống xã hội và thể thao và đó là lí do tại sao anh í quá gắn bó với bản sắc còn lại đối với anh í.
Hãy đọc mẩu truyện sau về Gia Cát Lượng
Xuất Sư
Gia Cát Lượng theo Thủy Kính tiên sinh học tập, thấm thoát đã được ba năm.
Một hôm Thủy Kính tiên sinh nói với các đệ tử:
- Năm ngày nữa, các con sẽ ra trường. Ai thi đỗ thì xuất sư, còn ai không đỗ thì tuỳ ý muốn làm gì thì làm, và ta không chấp thuận những người thi rớt tự xưng là đệ tử của ta.
Bọn học trò thoạt nghe, ai nấy cũng đều dốc lòng học tập, suốt ngay đêm cầm sách tụng bài. Trong khi đó thì Gia Cát Lượng suốt ngày đi chơi thơ thẩn ở bên ngoài , không hề để mắt tới sách vở.
Ngày thứ năm đã đến. Bọn đệ tử có người thì đã tụng thuộc nằm lòng, có người thì thuộc đại khái, nhưng cũng có người thì lén chép bài bỏ trong tay áo. Ai nấy đều tất bật, hồi hộp.
Sau bữa điểm tâm, Thủy Kính tiên sinh ngồi vào bàn, bảo:
- Ta chỉ ra một đầu đề: từ bây giờ cho đến giờ ngọ ba khắc, ai mà được ta cho phép đi ra ngoài phòng thi thì người đó kể như được xuất sư.
Bọn đệ tử rất ngạc nhiên với đầu đề này và đều tròn mắt nhìn nhau, quýnh quáng vò đầu bứt tai. Có người hô to: "Lửa cháy bên ngoài trang!" Có người chạy tới thông báo: "Nước lụt tới trang Thủy Kính rồi!" song Thủy Kính tiên sinh vẫn lờ đi không lý tới.
Bấy giờ, Từ THứ lén viết một lá thư giả trình lên, khóc lóc mà nói:
- Sáng nay có người nhà mang thư tới, bảo rằng mẹ con đau nặng, con bằng lòng không dự kỳ thi này, xin thầy cho phép con được về gấp để lo cho mẹ.
Thủy Kính tiên sinh lắc đầu, bảo:
- Sau giờ ngọ ba khắc, con muốn đi đâu tùy ý!
Bàng Thống bước tới thưa:
- Xin phép thầy cho con được ra ngoài, con không còn cách gì hơn nữa. Nhưng nếu con đứng ngoài trang, con có thể nghĩ ra cách, xin thầy cho con được ra ngoài. Nếu không tin thì thầy thử xem.
Thủy Kính tiên sinh cười:
- Bàng Sĩ Nguyên kể ra cũng có chút thông minh, đứng ra đó đi!
Còn Gia Cát Lượng thì sao? Ông đã gục đầu trên bàn ngủ khò từ lúc nào, chẳng thèm lý gì tới cuộc thi.
Thủy Kính tiên sinh thấy vậy liền nổi giận. Giá mà vào ngày thường thì ông đã đuổi quách ra rồi. Hôm nay thì ông ráng nhẫn nhịn.
Giờ ngọ ba khắc sắp tới. Gia Cát Lượng vươn vai ngáp dài và đứng lên. Mặt hầm hầm giận, ông đập bàn, xô ghế ngã lung tung, đoạn nắm áo Thủy Kính tiên sinh, nói lớn:
- Mi là ông thầy dốt, lại ra đầu đề như vậy để hại bọn ta. Ta không làm học trò mi đâu, hãy trả tiền học phí ba năm lại cho ta! Hãy trả tiền lại cho ta!
Thủy Kính tiên sinh là danh sĩ thiên hạ, ai chẳng tôn kính. Nay bị Gia Cát Lượng sĩ nhục như vầy sao khỏi bốc lửa giận, người ông run lên bần bật, ông kêu Bàng Thống, Từ Thứ tới, bảo:
- Hãy lôi đầu cái thằng yêu này ra khỏi Thủy Kính trang cho ta!
Gia Cát Lượng còn vùng vằng chưa chịu đi , la lối rùm beng làm náo loạn cả phòng thi. Bàng Thống, Từ Thứ hết sức lôi kéo mới đưa ông ra được.
Vừa ra khỏi phòng, Gia Cát Lượng liền ha hả cười lớn. Bàng Thống, Từ Thứ thấy ông cười như vậy, đang dợm hỏi thì Gia Cát Lượng đã xoay người chạy trở vô. Tới trước mặt Thủy Kính tiên sinh, Gia Cát Lượng qùi xúông nói:
- Vừa rồi con xúc phạm đến ân sư, tội thật đáng chết!
Thủy Kính tiên sinh ngẩn người ra, rồi chợt tỉnh ngộ ra, đổi giận làm vui, đỡ Gia Cát Lượng lên, bảo:
- Con có thể xuất sư!
Diễn giải:
Qua câu chuyện trên, ta nhận thấy: Thủy Kính đồng nhất bản thân với nghề nghiệp của ông là thầy giáo. Đây là bản sắc tâm lý quan trọng nhất của ông. Do đó, khi Gia Cát Lượng tấn công vào bản sắc này (gọi ông thầy dốt), ông cảm thấy tức giận vì bản sắc của ông bị đe dọa và tìm cách bảo vệ nó bằng cách đuổi GCL ra ngoài. Nếu Thủy Kính đồng nhất bản thân với những bản sắc khác như là người chồng, người cha, người bạn, người tốt bụng...ngang bằng với bản sắc thầy giáo thì có thể ông không cảm thấy quá tức giận khi bị chỉ trích.
Sự cân bằng là dấu hiệu duy nhất nói lên bạn là người khỏe mạnh về mặt tâm lý. Bạn nên đồng nhất với tất cả những bản sắc tâm lý của bạn ngang bằng nhau thay vì chỉ đồng nhất với 1 bản sắc duy nhất và nó có thể bị sụp đổ nếu ai đó tấn công bản sắc đó của bạn.
Cuối cùng, làm ơn đừng tấn công bản sắc quan trọng nhất của 1 ai đó hoặc làm anh í cảm thấy đau khổ. Tôi chỉ cung cấp kiến thức này để bạn có thể bảo vệ bản thân và không làm hại người khác.