rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo:
How to Live With an Unknowable Mind
Chúng ta biết (rất) ít một cách đáng kinh ngạc về tính cách, thái độ sống và thậm chí là lòng tự trọng của mình. Làm thế nào chúng ta sống với nó? Bạn tưởng tượng về tâm trí mình như thế nào?
Một lý do tại sao tâm trí chúng ta có thể gây thất vọng, đó là vì chúng ta chỉ có thể tiếp cận được một phần của nó, theo định nghĩa đó là phần ý thức. Phần còn lại, phần vô thức, nằm đó một cách bí ẩn, nó làm những chuyện mà chúng ta không hiểu và thường không được yêu cầu.
Ngoại trừ việc chúng ta không biết nó đang làm những điều mà chúng ta không yêu cầu, vì chúng ta không thể thẩm vấn nó. Phần vô thức thường là không thể tiếp cận được (Wilson & Dunn, 2004).
Đây là một quan điểm khác về tâm trí so với Freud. Ông cho rằng bạn có thể lục lọi xung quanh và đào lên những điều mà có thể giúp bạn hiểu được bản thân. Những nhà lý thuyết hiện đại thì xem phần lớn của tâm trí con người là đang được đóng hoàn toàn. Bạn không thể nhìn và xem những gì đang xảy ra, nó giống như chiếc hộp đen.
Quan điểm cho rằng phần lớn tâm trí của chúng ta không thể tiếp cận được là tốt cho những quá trình cơ bản như sự vận động, nhìn thấy hoặc nghe thấy. Nói chung, tôi không bận tâm đến việc mình tiến hành đạp xe như thế nào, hay làm thế nào tôi cảm nhận được âm thanh.
Nhưng những phần khác có thể là rất thú vị để biết. Tại sao một số kỷ niệm nhất định quay về với tôi mạnh mẽ hơn những kỷ niệm khác? Tại sao tôi bỏ phiếu theo cách này?
Sau đây là 3 ví dụ về những lĩnh vực mà sự tự nhận biết bản thân của chúng ta (self-knowledge) tương đối thấp:
1. Tính cách (Personality)
Bạn khá chắc chắn rằng bạn có thể mô tả thề tính cách của bạn với ai đó, đúng không? Bạn biết mình là người hướng ngoại như thế nào, lạc quan như thế nào?
Đừng quá chắc chắn.
Khi những tính cách của con người được đo ngầm, bằng cách xem những gì họ làm hơn là những gì họ nói họ làm thì những mối tương quan đôi lúc khá thấp (Asendorpf et al., 2002). Chúng ta dường như biết điều gì đó về những tính cách của mình, nhưng không nhiều như chúng ta nghĩ.
2. Những thái độ sống (Attitudes)
Cũng giống như trong tính cách, những thái độ ý thức và vô thức của con người cũng khác biệt.
Chúng ta đôi khi nói dối về những thái độ của mình để làm bản thân trông tốt hơn, nhưng điều này còn hơn cả thế. Sự khác biệt giữa những thái độ ý thức và vô thức của chúng ta xuất hiện trong những vấn đề mà chúng ta không thể cố gắng để làm bản thân trông tốt hơn (Wilson et al., 2000). Thay vào đó, chúng ta dường như có những thái độ vô thức mà về mặt ý thức chúng ta biết rất ít về nó.
Một lần nữa, chúng ta nói mình nghĩ một điều, nhưng chúng ta hành động theo một cách cho thấy chúng ta tin vào điều khác.
3. Lòng tự trọng (Self-esteem)
Chúng ta biết chắc chắn là lòng tự trọng của mình cao như thế nào?
Các nhà tâm lý học đã sử dụng những phương pháp (âm thầm) để đo lòng tự trọng một cách gián tiếp và sau đó so sánh chúng với những gì chúng ta nói rõ ràng. Họ phát hiện thấy chỉ có những mối quan hệ rất yếu giữa hai cái này (Spalding & Hardin, 1999). Đáng ngạc nhiên là một số nghiên cứu không phát hiện thấy mối quan hệ nào.
Có vẻ gần như không thể tin được rằng chúng ta không nhận thức được lòng tự trọng của mình cao như thế nào. Đó là một khoảng cách trầm trọng khác giữa những gì chúng ta nghĩ chúng ta biết về bản thân và những gì chúng ta thực sự biết.
Con đường đi đến sự tự nhận biết bản thân.
Làm thế nào để chúng ta có được nhiều thông tin chính xác về bản thân mà không phải phụ thuộc vào những test tâm lý học?
Điều đó không dễ dàng vì theo những lý thuyết hiện đại, không có cách nào để tiếp cận trực tiếp đến những phần lớn của vô thức. Cách duy nhất chúng ta có thể phát hiện là gián tiếp, bằng cách cố gắng ráp lại vào nhau từ những mảnh dấu hiệu khác nhau mà chúng ta đã tiếp cận.
Đây là một phần lý do tại sao chúng ta thấy rất khó để hiểu bản thân. Kết quả của việc cố gắng ráp lại những mảnh dấu hiệu với nhau là chúng ta thường kết thúc tồi tệ hơn khi chúng ta bắt đầu.
Lấy ví dụ về những cảm xúc. Các nghiên cứu cho thấy khi mọi người cố gắng phân tích những nguyên nhân gây ra những cảm xúc của họ, họ kết thúc là cảm thấy ít thỏa mãn hơn (Wilson et al., 1993). Tập trung quá nhiều vào những cảm xúc tiêu cực có thể làm chúng tồi tệ hơn và làm giảm khả năng tìm ra những giải pháp của chúng ta.
Có lẽ cách tốt nhất để đạt được sự tự nhận biết đó là quan sát cẩn thận những ý nghĩ và hành vi của chúng ta. Cuối cùng, những gì chúng ta làm không chỉ là người khác đánh giá chúng ta như thế nào mà còn là chúng ta nên đánh giá bản thân như thế nào.
Làm thế nào để sống với một tâm trí không thể nhận thức được?
Sau đây là những nguyên tắc của tôi để sống với một tâm trí không thể nhận thức được:
1. Tâm trí là một kẻ kể chuyện kinh khủng và sẽ cố gắng bịa ra những câu chuyện làm vui lòng về những ý nghĩ và hành vi của bạn. Nhưng những câu chuyện đó không nhất thiết là đúng.
2. Sử dụng sự tự xem xét nội tâm (introspection), bạn không thể biết được những gì bạn thật sự nghĩ hoặc bạn thật sự là ai.
3. Sử dụng sự tự xem xét nội tâm để giải bài toán bạn là ai hoặc bạn suy nghĩ điều gì có thể gây nguy hại, khuyến khích sự nhai lại, nghiền ngẫm (rumination) và những ý nghĩ phiền muộn. Nhưng điều này là sự giải phóng: bây giờ bạn biết rằng hoàn toàn bình thường khi không biết một số/ hầu hết những khía cạnh của bản thân, bạn có thể thư giãn.
4. Nếu bạn phải thúc đẩy sự tự nhận thức lớn hơn, hãy thử trở thành một người quan sát tốt về những ý nghĩ và hành vi của bạn. Để ý những gì bạn làm và khi nào, sau đó cố gắng suy ra lý do tại sao. Nhưng đừng thúc nó, luôn luôn nhớ những điểm từ 1-4
Nguồn: spring.org.uk
How to Live With an Unknowable Mind
Chúng ta biết (rất) ít một cách đáng kinh ngạc về tính cách, thái độ sống và thậm chí là lòng tự trọng của mình. Làm thế nào chúng ta sống với nó? Bạn tưởng tượng về tâm trí mình như thế nào?
Một lý do tại sao tâm trí chúng ta có thể gây thất vọng, đó là vì chúng ta chỉ có thể tiếp cận được một phần của nó, theo định nghĩa đó là phần ý thức. Phần còn lại, phần vô thức, nằm đó một cách bí ẩn, nó làm những chuyện mà chúng ta không hiểu và thường không được yêu cầu.
Ngoại trừ việc chúng ta không biết nó đang làm những điều mà chúng ta không yêu cầu, vì chúng ta không thể thẩm vấn nó. Phần vô thức thường là không thể tiếp cận được (Wilson & Dunn, 2004).
Đây là một quan điểm khác về tâm trí so với Freud. Ông cho rằng bạn có thể lục lọi xung quanh và đào lên những điều mà có thể giúp bạn hiểu được bản thân. Những nhà lý thuyết hiện đại thì xem phần lớn của tâm trí con người là đang được đóng hoàn toàn. Bạn không thể nhìn và xem những gì đang xảy ra, nó giống như chiếc hộp đen.
Quan điểm cho rằng phần lớn tâm trí của chúng ta không thể tiếp cận được là tốt cho những quá trình cơ bản như sự vận động, nhìn thấy hoặc nghe thấy. Nói chung, tôi không bận tâm đến việc mình tiến hành đạp xe như thế nào, hay làm thế nào tôi cảm nhận được âm thanh.
Nhưng những phần khác có thể là rất thú vị để biết. Tại sao một số kỷ niệm nhất định quay về với tôi mạnh mẽ hơn những kỷ niệm khác? Tại sao tôi bỏ phiếu theo cách này?
Sau đây là 3 ví dụ về những lĩnh vực mà sự tự nhận biết bản thân của chúng ta (self-knowledge) tương đối thấp:
1. Tính cách (Personality)
Bạn khá chắc chắn rằng bạn có thể mô tả thề tính cách của bạn với ai đó, đúng không? Bạn biết mình là người hướng ngoại như thế nào, lạc quan như thế nào?
Đừng quá chắc chắn.
Khi những tính cách của con người được đo ngầm, bằng cách xem những gì họ làm hơn là những gì họ nói họ làm thì những mối tương quan đôi lúc khá thấp (Asendorpf et al., 2002). Chúng ta dường như biết điều gì đó về những tính cách của mình, nhưng không nhiều như chúng ta nghĩ.
2. Những thái độ sống (Attitudes)
Cũng giống như trong tính cách, những thái độ ý thức và vô thức của con người cũng khác biệt.
Chúng ta đôi khi nói dối về những thái độ của mình để làm bản thân trông tốt hơn, nhưng điều này còn hơn cả thế. Sự khác biệt giữa những thái độ ý thức và vô thức của chúng ta xuất hiện trong những vấn đề mà chúng ta không thể cố gắng để làm bản thân trông tốt hơn (Wilson et al., 2000). Thay vào đó, chúng ta dường như có những thái độ vô thức mà về mặt ý thức chúng ta biết rất ít về nó.
Một lần nữa, chúng ta nói mình nghĩ một điều, nhưng chúng ta hành động theo một cách cho thấy chúng ta tin vào điều khác.
3. Lòng tự trọng (Self-esteem)
Chúng ta biết chắc chắn là lòng tự trọng của mình cao như thế nào?
Các nhà tâm lý học đã sử dụng những phương pháp (âm thầm) để đo lòng tự trọng một cách gián tiếp và sau đó so sánh chúng với những gì chúng ta nói rõ ràng. Họ phát hiện thấy chỉ có những mối quan hệ rất yếu giữa hai cái này (Spalding & Hardin, 1999). Đáng ngạc nhiên là một số nghiên cứu không phát hiện thấy mối quan hệ nào.
Có vẻ gần như không thể tin được rằng chúng ta không nhận thức được lòng tự trọng của mình cao như thế nào. Đó là một khoảng cách trầm trọng khác giữa những gì chúng ta nghĩ chúng ta biết về bản thân và những gì chúng ta thực sự biết.
Con đường đi đến sự tự nhận biết bản thân.
Làm thế nào để chúng ta có được nhiều thông tin chính xác về bản thân mà không phải phụ thuộc vào những test tâm lý học?
Điều đó không dễ dàng vì theo những lý thuyết hiện đại, không có cách nào để tiếp cận trực tiếp đến những phần lớn của vô thức. Cách duy nhất chúng ta có thể phát hiện là gián tiếp, bằng cách cố gắng ráp lại vào nhau từ những mảnh dấu hiệu khác nhau mà chúng ta đã tiếp cận.
Đây là một phần lý do tại sao chúng ta thấy rất khó để hiểu bản thân. Kết quả của việc cố gắng ráp lại những mảnh dấu hiệu với nhau là chúng ta thường kết thúc tồi tệ hơn khi chúng ta bắt đầu.
Lấy ví dụ về những cảm xúc. Các nghiên cứu cho thấy khi mọi người cố gắng phân tích những nguyên nhân gây ra những cảm xúc của họ, họ kết thúc là cảm thấy ít thỏa mãn hơn (Wilson et al., 1993). Tập trung quá nhiều vào những cảm xúc tiêu cực có thể làm chúng tồi tệ hơn và làm giảm khả năng tìm ra những giải pháp của chúng ta.
Có lẽ cách tốt nhất để đạt được sự tự nhận biết đó là quan sát cẩn thận những ý nghĩ và hành vi của chúng ta. Cuối cùng, những gì chúng ta làm không chỉ là người khác đánh giá chúng ta như thế nào mà còn là chúng ta nên đánh giá bản thân như thế nào.
Làm thế nào để sống với một tâm trí không thể nhận thức được?
Sau đây là những nguyên tắc của tôi để sống với một tâm trí không thể nhận thức được:
1. Tâm trí là một kẻ kể chuyện kinh khủng và sẽ cố gắng bịa ra những câu chuyện làm vui lòng về những ý nghĩ và hành vi của bạn. Nhưng những câu chuyện đó không nhất thiết là đúng.
2. Sử dụng sự tự xem xét nội tâm (introspection), bạn không thể biết được những gì bạn thật sự nghĩ hoặc bạn thật sự là ai.
3. Sử dụng sự tự xem xét nội tâm để giải bài toán bạn là ai hoặc bạn suy nghĩ điều gì có thể gây nguy hại, khuyến khích sự nhai lại, nghiền ngẫm (rumination) và những ý nghĩ phiền muộn. Nhưng điều này là sự giải phóng: bây giờ bạn biết rằng hoàn toàn bình thường khi không biết một số/ hầu hết những khía cạnh của bản thân, bạn có thể thư giãn.
4. Nếu bạn phải thúc đẩy sự tự nhận thức lớn hơn, hãy thử trở thành một người quan sát tốt về những ý nghĩ và hành vi của bạn. Để ý những gì bạn làm và khi nào, sau đó cố gắng suy ra lý do tại sao. Nhưng đừng thúc nó, luôn luôn nhớ những điểm từ 1-4
Nguồn: spring.org.uk
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: