Làm thế nào để lựa chọn hạnh phúc: chống lại 5 thành kiến của việc ra quyết định

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo:
How to Choose Happiness: Combat 5 Decision-Making Biases


Hạnh phúc nằm trong tay chúng ta nếu chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng trong cuộc sống. Những quyết định thường dựa vào những dự đoán chính xác về chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào trong tương lai. Điều không may cho chúng ta, các nhà tâm lý đã cho thấy có 5 thành kiến quan trọng trong cách thức chúng ta dự đoán về những trạng thái cảm xúc trong tương lai của chúng ta.

Tin tốt là nghiên cứu tâm lý tiết lộ rằng mỗi thành kiến đó có thể chống lại được. Hiểu và nhớ 5 thành kiến đó sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định làm tăng hạnh phúc của bạn.

1. Thành kiến phân biệt (The distinction bias)

Hãy tưởng tượng thế này: bạn được đưa cho 2 công việc. Công việc thứ nhất là 1 việc thú vị được trả lương 60,000$/năm. Công việc thứ hai là công việc nhàm chán được trả lương 70,000$/năm. Hãy tưởng tượng mọi thứ khác đều ngang bằng nhau - bạn sẽ chọn công việc nào?

Thành kiến phân biệt dự đoán rằng mọi người sẽ (kiên định) đánh giá quá cao tầm quan trọng của 10,000$ so với sự thú vị của công việc. Do đó, nghiên cứu cho thấy nhiều người sẽ chọn công việc nhàm chán cho dù nó làm họ đau khổ và số tiền nhiều hơn có thể chỉ tạo ra sự khác biệt nhỏ.

Làm thế nào để chống lại thành kiến phân biệt

Bỏ qua sự khôn ngoan thông thường - việc so sánh những lựa chọn một cách trực tiếp thường rất khó khăn vì chúng ta mãi mãi chỉ đang đánh giá giữa cam với táo. Thay vào đó, tập trung vào những ưu điểm và nhược điểm của mỗi lựa chọn riêng lẻ, sau đó đưa ra quyết định dựa trên cơ sở đó.

2. Thành kiến dự đoán (The projection bias)

Đi đến siêu thị khi tôi thực sự đang đói, và không có 1 danh sách mua sắm. Bạn khó mà trở về nhà mà không có một số đồ ăn vặt. Sau khi ăn xong, tôi sẽ tự hỏi làm thế nào tôi có thể mua đồ ăn vặt nhưng lại quên mua những thức ăn lành mạnh như gạo và mỳ ống.

Một phần lý do tại sao mọi người mắc sai lầm như vậy là vì nghiên cứu cho thấy 'thành kiến dự đoán' đã giữ chặt chúng ta trong những trạng thái cảm xúc và nhận thức hiện tại. Hiện tại thường giống như một nhà giam cảm xúc mà ở đó chúng ta không thể thoát ra khỏi để hiểu chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào trong tương lai.

Làm thế nào để chống lại thành kiến dự đoán

Để đưa ra những quyết định chính xác nhất về điều gì sẽ làm cái tôi tương lai của chúng ta hạnh phúc, đại khái chúng ta cần ở trong cùng trạng thái cảm xúc tại thời điểm đưa ra lựa chọn. Sự khác biệt trong trạng thái cảm xúc giữa hiện tại và tương lai càng lớn thì quyết định sẽ càng tồi tệ.

3. Thành kiến tác động (The impact bias)

Mọi người thường đánh giá quá mức về phản ứng cảm xúc của họ đối với những sự kiện tương lai. Các nghiên cứu phát hiện thấy, 2 tháng sau khi một mối quan hệ kết thúc, mọi người nhìn chung không (cảm thấy) bất hạnh như họ nghĩ. Những fan thể thao nhìn chung không hạnh phúc như họ nghĩ khi đội của họ chiến thắng. Các học giả đều đánh giá quá cao họ sẽ hạnh phúc như thế nào khi được giữ nhiệm vụ, và cũng đánh giá quá cao bất hạnh của họ khi bị từ chối nhiệm kỳ.

Làm thế nào để chống lại thành kiến tác động

Thứ nhất, mở rộng vùng tập trung tương lai của bạn; nhớ rằng có những sự kiện khác sẽ can thiệp. Thứ hai, nhớ rằng sự hợp lý hoá có xu hướng làm giảm thiểu tác động cảm xúc của những sự kiện tích cực và tiêu cực. Tương lai thường không có ảnh hưởng cực đoan lên cảm xúc của chúng ta (dù là tốt hay xấu) như chúng ta tưởng tượng.

4. Thành kiến trí nhớ (The memory bias)

Khi đưa ra những quyết định về tương lai, chúng ta vốn hay sử dụng những sự kiện từ quá khứ như những xét nghiệm quỳ. Không may là những loại ký ức chúng ta lấy để đưa ra quyết định về tương lai của chúng ta thường thiên vị đối với những ví dụ khác thường, hoặc là rất tích cực, hoặc là rất tiêu cực.

1 nghiên cứu về những người thường hay đi tàu điện ngầm cho thấy mọi người tự do nhớ lại những kinh nghiệm tồi tệ nhất trước đây của việc bị lỡ tàu. Kết quả là sau đó họ dự đoán rằng nếu họ lỡ chuyến tàu sau này thì ngày hôm đó họ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn những người nhớ lại những lần bị lỡ tàu ít thảm hoạ hơn.

Làm thế nào để chống lại thành kiến trí nhớ
Nhớ lại nhiều hơn 1 sự kiện trong quá khứ khi bạn muốn đưa ra 1 quyết định. Hoặc đơn giản là nhận ra ra bạn có khả năng nhớ lại một sự kiện tốt nhất hoặc tệ nhất trong quá khứ.

5. Những thành kiến niềm tin (Belief biases)
Theo thời gian, chúng ta xây dựng lên nhiều niềm tin về những tình huống/ hoàn cảnh làm chúng ta hạnh phúc (hoặc bất hạnh). Điều không may, chúng ta thường khái quát hoá quá mức những niềm tin đó trong những tình huống mà chúng không áp dụng được.

Nghiên cứu đã khám phá ra 4 thành kiến niềm tin phổ biến:

- Hiệu ứng tương phản thường là niềm tin sai lầm rằng 1 trải nghiệm tốt đẹp sẽ trở nên thú vị hơn khi nó theo sau 1 trải nghiệm tồi tệ (và 1 trải nghiệm tồi tệ sẽ trở nên tồi tệ hơn khi nó theo sau 1 trải nghiệm tốt). Nghiên cứu về nếm hạt đậu cho thấy điều này có thể là 1 ảo tưởng.

- Nhiều lựa chọn hơn thường không tốt hơn: nghiên cứu về người sành ăn mứt đã phát hiện thấy mọi người có thể hạnh phúc hơn, và thậm chí có động lực hành động tốt hơn khi họ có ít sự lựa chọn hơn để chọn.

- Thích ứng: Mọi người thường nghĩ rằng sự lặp đi lặp lại 1 trải nghiệm sẽ làm giảm sự thú vị mà nó mang lại. Nghiên cứu về kem, yoghurt và âm nhạc cho thấy hầu hết mọi người thích ứng với mùi vị, hoặc là sẽ thích nó nhiều hơn, hoặc ít nhất là không thích nó ít hơn.

- Sự chắc chắn: Mọi người kỳ vọng sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ đã giảm được sự không chắc chắn trong 1 tình huống, hoàn cảnh. Nhưng thường thì, sự bí ẩn có thể làm tăng niềm vui.

Làm thế nào để chống lại những thành kiến niềm tin

Nghiên cứu cho thấy mức độ chúng ta bị ảnh hưởng bởi mỗi thành kiến phụ thuộc vào chúng ta tin tưởng chúng nhiều như thế nào. Vì vậy, chỉ Cần đọc, ghi nhớ và tin tưởng (!) bài viết này đã cho phép bạn chống lại những thành kiến niềm tin.


Nguồn: spring.org.uk

 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top