rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
How To Manage Your Partner's Bad Moods
Resisting another person's unhappiness requires a well-considered strategy
Published on June 9, 2013 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World
Đối với nhiều người trong chúng ta, những mối quan hệ lãng mạn là 1 con dao 2 lưỡi: trong khi hầu hết chúng ta thấy thật tuyệt vời khi yêu và được yêu, phát triển những mối quan hệ tình cảm thân mật với 1 người làm chúng ta dễ bị tổn thương cảm xúc – dễ bị tổn thương không chỉ là bị tổn thương bởi những quan điểm và cảm xúc của đối tác đối với chúng ta, mà chúng ta cũng dễ bị tổn thương khi bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tiêu cực của đối tác. Nếu 1 người bạn hoặc 1 đồng nghiệp bị trầm cảm, chúng ta thường có thể đưa ra 1 hoặc 2 lời an ủi mà không làm bản thân bị dính mắc vào đời sống cảm xúc rối ren của anh/cô ấy. Khi bạn đời của chúng ta bị trầm cảm hoặc buồn hoặc tức giận hoặc ghen tuông hoặc lo lắng, thì cảm xúc của chúng ta cũng thường bị kích thích theo những cách khó chịu. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát tâm trạng tiêu cực của chúng ta nảy sinh do tâm trạng tiêu cực của đối tác chúng ta?
Nhận ra và hiểu được những phản ứng thông thường của chúng ta trước tâm trạng tiêu cực của bạn đời. Ở trường y, các sinh viên y được dạy rằng nếu họ cảm thấy buồn khi phỏng vấn 1 bệnh nhân thì đó thường là do bệnh nhân đang buồn. Cảm xúc, tâm trạng có tính lây lan. Thường thì – nhưng chắc chắn không phải lúc nào – phản ứng của bạn trước tâm trạng của đối tác sẽ là bắt chước nó (ví dụ, anh ấy chán nản do đó bạn trở nên chán nản; cô ấy tức giận do đó bạn trở nên tức giận...). Ví dụ, khi vợ tôi nổi giận với 1 người nào đó thì tôi cũng thường trở nên nổi giận với cô ấy. Tại sao? Vì tôi không thích phải làm việc với người hay tức giận (nó thật là không hợp lý, tôi biết, nhưng những phản ứng cảm xúc thường vô lý).
Chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn, không chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn đời của bạn. Phản ứng cảm xúc của bạn trước tâm trạng tiêu cực của đối tác của bạn, nếu được chiều theo và được bộc lộ, thường sẽ làm cho 1 tình huống xấu trở nên xấu hơn. Khi tôi trở nên tức giận với vợ vì cô ấy tức giận, điều đó chỉ làm cho cô ấy nổi giận với tôi. Nếu bạn tức giận đối tác của bạn vì cô ấy đang lo lắng (ví dụ, sự lo lắng thường làm người khác tức giận) thì điều đó sẽ không giúp đối tác của bạn kiểm soát được sự lo lắng của cô ấy; nó thường sẽ làm cho nỗi lo của cô ấy tồi tệ thêm, cũng như tạo ra xung đột giữa 2 bạn dù vấn đề gây ra sự lo lắng của cô ấy ban đầu có thể không liên quan đến bạn hoặc mối quan hệ của 2 bạn. Hãy ghi nhớ điều này: bạn không thể kiểm soát tâm trạng của bạn đời của bạn. Bạn có thể ảnh hưởng đến nó, nghĩa là với 1 đáp ứng có tính chiến lược thì bạn có thể làm tăng khả năng là tâm trạng của đối tác sẽ được cải thiện, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu chiến lược của bạn đơn giản là nuông chiều theo phản ứng cảm xúc của riêng bạn.
Những người xung quanh chúng ta gây ra 1 ảnh hưởng lên con người chúng ta hơn chúng ta nhận ra – không phải bằng sự cố ý của họ mà bằng cách là bản thân họ. Ví dụ, bao nhiêu lần bạn muốn trở thành người biết yêu thương và tử tế với người yêu của bạn nhưng chỉ còn lại trong lòng cảm giác lạnh nhạt và cay đắng bởi sự thiếu biết ơn của anh ấy? Hoặc sự hài hước-yêu thương và ngu ngốc với con của bạn nhưng chỉ còn lại trong lòng sự khó chịu bởi cơn giận của chúng? Điều này nói rằng chúng ta không thực sự kiểm soát những gì chúng ta cảm nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể gây ra 1 ảnh hưởng có hạn lên khả năng chúng ta sẽ mù quáng hành động theo những cảm xúc của chúng ta. Tốt hơn là, khi nói đến những mối quan hệ, giữ thái độ phê phán đối với những phản ứng cảm xúc của riêng chúng ta trước tâm trạng của đối tác và có những nỗ lực nhất quán để quyết định 1 cách lý trí chúng ta muốn phản ứng lại như thế nào.
Phát triển 1 chiến lược vượt trước thời gian. Tôi phải mất 1 thời gian để nhận ra, khi vợ tôi nổi giận về 1 điều gì đó, cô ấy muốn tôi cùng nổi giận với cô ấy. Tôi khám phá ra đó là cách tốt nhất mà tôi có thể xác nhận những gì cô ấy đang cảm nhận, đó là điều mà hầu hết chúng ta muốn trong phần lớn thời gian khi chúng ta có cảm nhận mạnh mẽ về 1 việc gì đó. Khi cô ấy có tâm trạng tồi tệ, cô ấy muốn sự thấu hiểu của tôi chứ không phải sự giúp đỡ của tôi. Tôi thường giả định là tôi có thể giúp, nhưng tôi đã quên rằng cách tôi muốn sửa chữa 1 vấn đề thì lại khá khác biệt so với cách cô ấy muốn. Đối với tôi, chìa khóa để học cách kháng cự lại nỗ lực muốn giúp đỡ đó là nhận ra khao khát muốn giúp cô ấy của tôi bị thúc đẩy chủ yếu bởi khao khát của tôi muốn giúp chính bản thân tôi – đó là, tôi thực sự đang cố gắng giải quyết tâm trạng tiêu cực của cô ấy chỉ để giải quyết tâm trạng tiêu cực của tôi. Nhận ra điều này giải phóng cho tôi, để tôi hành động theo sự thấu hiểu của tôi, dù khó khăn, đó là đôi lúc điều tốt nhất tôi có thể làm là đơn giản hãy để cô ấy ở 1 mình. Để làm điều này, tôi chỉ cần nhắc nhở mình là tâm trạng tồi tệ của cô ấy không phải là lỗi của tôi (thật dễ dàng để rơi vào cái bẫy tin rằng chúng ta phần nào gây ra tâm trạng tồi tệ của đối tác ngay cả khi chúng ta không phải là nguyên nhân).
Điều này sẽ trôi qua. Tất cả tâm trạng chỉ có tính tạm thời (tất nhiên, 1 số người có tâm trạng tiêu cực kéo dài hơn chúng ta, nhưng đó là vấn đề hoàn toàn khác). Chìa khóa là tìm thấy 1 nơi thư thái trong khi đối tác của bạn đang có tâm trạng xấu. Bạn có thể cảm thấy tồi tệ vì đối tác của bạn cũng như bản thân bạn. Theo lý tưởng, bạn thích trở thành 1 người mà khi bạn đời của bạn đang có tâm trạng xấu, bạn không chỉ hỗ trợ mà còn không bị thay đổi tâm trạng. Điều đó có nghĩa là bạn cần có 1 số khoảng cách về cảm xúc – hoặc thậm chí khoảng cách thể lý – với đối tác (thách thức là ở đó, làm thế nào làm được điều này mà không có vẻ như bỏ rơi đối tác của bạn về mặt tình cảm).
Nó có nghĩa là bạn cần có 1 cuộc độc thoại để tìm thấy trong bạn giữa tất cả những cảm xúc tiêu cực mà những cảm xúc tiêu cực của đối tác của bạn có thể kích hoạt trong bạn cái tôi đầy tình thương nhất của bạn. Và đó là cơ hội để thực hành lòng từ bi của bạn. Ví dụ, tôi thấy khi tôi có thể nhớ lại lúc mà phản ứng của tôi trước tâm trạng tiêu cực của vợ giảm xuống, và tôi có thể là con người mà tôi muốn là với cô ấy: không chỉ giàu tình thương mà còn thông minh. Đây là điều duy nhất tôi từng khám phá ra đã ngăn không cho tâm trạng của tôi bị kéo xuống bởi tâm trạng tiêu cực của cô ấy: thiết lập khoảng cách cảm xúc vừa đủ với cô ấy trong tâm trí tôi để tôi có thể nhìn cô ấy tách biệt khỏi những vai trò mà cô ấy đóng trong cuộc sống của tôi và như 1 con người với quyền của riêng cô ấy.
Chiến lược đó hiệu quả với tôi, vì tâm trạng tiêu cực của vợ tôi rất hiếm. Dù tôi tưởng tượng là chúng sẽ có hiệu quả với 1 ai đó có bạn đời thường xuyên có tâm trạng tiêu cực, thì theo thời gian, phải kiểm soát tâm trạng tiêu cực của bản thân để đáp lại trước tâm trạng tiêu cực của bạn đời người đó sẽ khiến họ kiệt sức. Bạn không muốn phản ứng quá lố, nhưng đồng thời bạn không muốn hạnh phúc của riêng bạn liên tục bị làm ô nhiễm bởi sự bất hạnh thường xuyên của người khác. Theo quan điểm của tôi, vì con người thường cố gắng quan tâm đến người họ thương yêu mắc chứng mất trí trong thời gian quá lâu (thường là vì cảm giác chung thủy, yêu thương và muốn trách để đối tác ở viện dưỡng lão), do đó họ cho phép sự bất hạnh của họ tiếp tục kéo dài quá lâu, thường quyết định làm điều gì đó quyết liệt (như rời bỏ mối quan hệ) sau khi đạt đến điểm bùng nổ. Tuy nhiên, 1 cách tiếp cận tốt hơn sẽ đòi hỏi việc nhận ra sự việc đang diễn ra tồi tệ ngay từ sớm, trước khi điểm bùng nổ xảy ra. Do đó, có lẽ 1 nguyên tắc đơn giản là: nếu bạn nhận ra bạn không còn là bạn nữa, tức là bạn không hạnh phúc trong 1 mối quan hệ hơn là khi bạn độc thân – cụ thể, đó là kết quả của việc ở trong 1 mối quan hệ với 1 đối tác mà bạn không thể miễn dịch được trước tâm trạng tiêu cực của họ, đó là thời điểm cần sự giúp đỡ cho cả 2 bạn.
Nguồn: PsychologyToday
How To Manage Your Partner's Bad Moods
Resisting another person's unhappiness requires a well-considered strategy
Published on June 9, 2013 by Alex Lickerman, M.D. in Happiness in this World
Đối với nhiều người trong chúng ta, những mối quan hệ lãng mạn là 1 con dao 2 lưỡi: trong khi hầu hết chúng ta thấy thật tuyệt vời khi yêu và được yêu, phát triển những mối quan hệ tình cảm thân mật với 1 người làm chúng ta dễ bị tổn thương cảm xúc – dễ bị tổn thương không chỉ là bị tổn thương bởi những quan điểm và cảm xúc của đối tác đối với chúng ta, mà chúng ta cũng dễ bị tổn thương khi bị ảnh hưởng bởi tâm trạng tiêu cực của đối tác. Nếu 1 người bạn hoặc 1 đồng nghiệp bị trầm cảm, chúng ta thường có thể đưa ra 1 hoặc 2 lời an ủi mà không làm bản thân bị dính mắc vào đời sống cảm xúc rối ren của anh/cô ấy. Khi bạn đời của chúng ta bị trầm cảm hoặc buồn hoặc tức giận hoặc ghen tuông hoặc lo lắng, thì cảm xúc của chúng ta cũng thường bị kích thích theo những cách khó chịu. Chúng ta có thể làm gì để kiểm soát tâm trạng tiêu cực của chúng ta nảy sinh do tâm trạng tiêu cực của đối tác chúng ta?
Nhận ra và hiểu được những phản ứng thông thường của chúng ta trước tâm trạng tiêu cực của bạn đời. Ở trường y, các sinh viên y được dạy rằng nếu họ cảm thấy buồn khi phỏng vấn 1 bệnh nhân thì đó thường là do bệnh nhân đang buồn. Cảm xúc, tâm trạng có tính lây lan. Thường thì – nhưng chắc chắn không phải lúc nào – phản ứng của bạn trước tâm trạng của đối tác sẽ là bắt chước nó (ví dụ, anh ấy chán nản do đó bạn trở nên chán nản; cô ấy tức giận do đó bạn trở nên tức giận...). Ví dụ, khi vợ tôi nổi giận với 1 người nào đó thì tôi cũng thường trở nên nổi giận với cô ấy. Tại sao? Vì tôi không thích phải làm việc với người hay tức giận (nó thật là không hợp lý, tôi biết, nhưng những phản ứng cảm xúc thường vô lý).
Chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn, không chịu trách nhiệm cho tâm trạng của bạn đời của bạn. Phản ứng cảm xúc của bạn trước tâm trạng tiêu cực của đối tác của bạn, nếu được chiều theo và được bộc lộ, thường sẽ làm cho 1 tình huống xấu trở nên xấu hơn. Khi tôi trở nên tức giận với vợ vì cô ấy tức giận, điều đó chỉ làm cho cô ấy nổi giận với tôi. Nếu bạn tức giận đối tác của bạn vì cô ấy đang lo lắng (ví dụ, sự lo lắng thường làm người khác tức giận) thì điều đó sẽ không giúp đối tác của bạn kiểm soát được sự lo lắng của cô ấy; nó thường sẽ làm cho nỗi lo của cô ấy tồi tệ thêm, cũng như tạo ra xung đột giữa 2 bạn dù vấn đề gây ra sự lo lắng của cô ấy ban đầu có thể không liên quan đến bạn hoặc mối quan hệ của 2 bạn. Hãy ghi nhớ điều này: bạn không thể kiểm soát tâm trạng của bạn đời của bạn. Bạn có thể ảnh hưởng đến nó, nghĩa là với 1 đáp ứng có tính chiến lược thì bạn có thể làm tăng khả năng là tâm trạng của đối tác sẽ được cải thiện, nhưng điều đó sẽ không xảy ra nếu chiến lược của bạn đơn giản là nuông chiều theo phản ứng cảm xúc của riêng bạn.
Những người xung quanh chúng ta gây ra 1 ảnh hưởng lên con người chúng ta hơn chúng ta nhận ra – không phải bằng sự cố ý của họ mà bằng cách là bản thân họ. Ví dụ, bao nhiêu lần bạn muốn trở thành người biết yêu thương và tử tế với người yêu của bạn nhưng chỉ còn lại trong lòng cảm giác lạnh nhạt và cay đắng bởi sự thiếu biết ơn của anh ấy? Hoặc sự hài hước-yêu thương và ngu ngốc với con của bạn nhưng chỉ còn lại trong lòng sự khó chịu bởi cơn giận của chúng? Điều này nói rằng chúng ta không thực sự kiểm soát những gì chúng ta cảm nhận. Tuy nhiên, chúng ta có thể gây ra 1 ảnh hưởng có hạn lên khả năng chúng ta sẽ mù quáng hành động theo những cảm xúc của chúng ta. Tốt hơn là, khi nói đến những mối quan hệ, giữ thái độ phê phán đối với những phản ứng cảm xúc của riêng chúng ta trước tâm trạng của đối tác và có những nỗ lực nhất quán để quyết định 1 cách lý trí chúng ta muốn phản ứng lại như thế nào.
Phát triển 1 chiến lược vượt trước thời gian. Tôi phải mất 1 thời gian để nhận ra, khi vợ tôi nổi giận về 1 điều gì đó, cô ấy muốn tôi cùng nổi giận với cô ấy. Tôi khám phá ra đó là cách tốt nhất mà tôi có thể xác nhận những gì cô ấy đang cảm nhận, đó là điều mà hầu hết chúng ta muốn trong phần lớn thời gian khi chúng ta có cảm nhận mạnh mẽ về 1 việc gì đó. Khi cô ấy có tâm trạng tồi tệ, cô ấy muốn sự thấu hiểu của tôi chứ không phải sự giúp đỡ của tôi. Tôi thường giả định là tôi có thể giúp, nhưng tôi đã quên rằng cách tôi muốn sửa chữa 1 vấn đề thì lại khá khác biệt so với cách cô ấy muốn. Đối với tôi, chìa khóa để học cách kháng cự lại nỗ lực muốn giúp đỡ đó là nhận ra khao khát muốn giúp cô ấy của tôi bị thúc đẩy chủ yếu bởi khao khát của tôi muốn giúp chính bản thân tôi – đó là, tôi thực sự đang cố gắng giải quyết tâm trạng tiêu cực của cô ấy chỉ để giải quyết tâm trạng tiêu cực của tôi. Nhận ra điều này giải phóng cho tôi, để tôi hành động theo sự thấu hiểu của tôi, dù khó khăn, đó là đôi lúc điều tốt nhất tôi có thể làm là đơn giản hãy để cô ấy ở 1 mình. Để làm điều này, tôi chỉ cần nhắc nhở mình là tâm trạng tồi tệ của cô ấy không phải là lỗi của tôi (thật dễ dàng để rơi vào cái bẫy tin rằng chúng ta phần nào gây ra tâm trạng tồi tệ của đối tác ngay cả khi chúng ta không phải là nguyên nhân).
Điều này sẽ trôi qua. Tất cả tâm trạng chỉ có tính tạm thời (tất nhiên, 1 số người có tâm trạng tiêu cực kéo dài hơn chúng ta, nhưng đó là vấn đề hoàn toàn khác). Chìa khóa là tìm thấy 1 nơi thư thái trong khi đối tác của bạn đang có tâm trạng xấu. Bạn có thể cảm thấy tồi tệ vì đối tác của bạn cũng như bản thân bạn. Theo lý tưởng, bạn thích trở thành 1 người mà khi bạn đời của bạn đang có tâm trạng xấu, bạn không chỉ hỗ trợ mà còn không bị thay đổi tâm trạng. Điều đó có nghĩa là bạn cần có 1 số khoảng cách về cảm xúc – hoặc thậm chí khoảng cách thể lý – với đối tác (thách thức là ở đó, làm thế nào làm được điều này mà không có vẻ như bỏ rơi đối tác của bạn về mặt tình cảm).
Nó có nghĩa là bạn cần có 1 cuộc độc thoại để tìm thấy trong bạn giữa tất cả những cảm xúc tiêu cực mà những cảm xúc tiêu cực của đối tác của bạn có thể kích hoạt trong bạn cái tôi đầy tình thương nhất của bạn. Và đó là cơ hội để thực hành lòng từ bi của bạn. Ví dụ, tôi thấy khi tôi có thể nhớ lại lúc mà phản ứng của tôi trước tâm trạng tiêu cực của vợ giảm xuống, và tôi có thể là con người mà tôi muốn là với cô ấy: không chỉ giàu tình thương mà còn thông minh. Đây là điều duy nhất tôi từng khám phá ra đã ngăn không cho tâm trạng của tôi bị kéo xuống bởi tâm trạng tiêu cực của cô ấy: thiết lập khoảng cách cảm xúc vừa đủ với cô ấy trong tâm trí tôi để tôi có thể nhìn cô ấy tách biệt khỏi những vai trò mà cô ấy đóng trong cuộc sống của tôi và như 1 con người với quyền của riêng cô ấy.
Chiến lược đó hiệu quả với tôi, vì tâm trạng tiêu cực của vợ tôi rất hiếm. Dù tôi tưởng tượng là chúng sẽ có hiệu quả với 1 ai đó có bạn đời thường xuyên có tâm trạng tiêu cực, thì theo thời gian, phải kiểm soát tâm trạng tiêu cực của bản thân để đáp lại trước tâm trạng tiêu cực của bạn đời người đó sẽ khiến họ kiệt sức. Bạn không muốn phản ứng quá lố, nhưng đồng thời bạn không muốn hạnh phúc của riêng bạn liên tục bị làm ô nhiễm bởi sự bất hạnh thường xuyên của người khác. Theo quan điểm của tôi, vì con người thường cố gắng quan tâm đến người họ thương yêu mắc chứng mất trí trong thời gian quá lâu (thường là vì cảm giác chung thủy, yêu thương và muốn trách để đối tác ở viện dưỡng lão), do đó họ cho phép sự bất hạnh của họ tiếp tục kéo dài quá lâu, thường quyết định làm điều gì đó quyết liệt (như rời bỏ mối quan hệ) sau khi đạt đến điểm bùng nổ. Tuy nhiên, 1 cách tiếp cận tốt hơn sẽ đòi hỏi việc nhận ra sự việc đang diễn ra tồi tệ ngay từ sớm, trước khi điểm bùng nổ xảy ra. Do đó, có lẽ 1 nguyên tắc đơn giản là: nếu bạn nhận ra bạn không còn là bạn nữa, tức là bạn không hạnh phúc trong 1 mối quan hệ hơn là khi bạn độc thân – cụ thể, đó là kết quả của việc ở trong 1 mối quan hệ với 1 đối tác mà bạn không thể miễn dịch được trước tâm trạng tiêu cực của họ, đó là thời điểm cần sự giúp đỡ cho cả 2 bạn.
Nguồn: PsychologyToday