rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
How to Ruin Your Life: Devalue More than You Value
How much do you value your life?
Published on July 15, 2011 by Steven Stosny in Anger in the Age of Entitlement
Mỗi cảm xúc kéo dài lâu hơn 1 vài giây báo hiệu hoặc là 1 sự gia tăng hoặc suy giảm của giá trị (value). Hành vi đánh giá cao mang theo những thông điệp không lời như: 'Bạn là người thú vị, dễ thương, quan trọng, xứng đáng hoặc sở hữu những phẩm chất tốt. Đánh giá cao bạn nâng cao cuộc sống của tôi; thất bại trong việc đánh giá cao thu hẹp cuộc sống của tôi.'
Những trạng thái cảm xúc đánh giá cao phổ biến là:
Hứng thú
Thích thú
Đánh giá cao
Tin tưởng
Yêu thương
Từ bi
Những cảm xúc hạ thấp giá trị (Devaluing emotions) thúc đẩy hành vi 'dìm hàng' người khác, những sự việc, những quan điểm, và những kinh nghiệm. Những thông điệp không lời của chúng bao gồm:
'Bạn không xứng đáng, không đủ năng lực...'
'Tôi giỏi hơn bạn.'
'Tôi không tệ như bạn.'
Những trạng thái cảm xúc hạ thấp giá trị phổ biến, bao gồm những tâm trạng, làm hạn chế sự đầu tư giá trị mới và tẩy sạch những tàn dư cũ:
Tức giận
Phiền muộn
Khinh thường
Ghê tởm
Căm ghét
Mặc dù rất khó nhìn thấy nó ở trong bạn, bạn có thể để ý thấy nó ở người khác: Khi họ đánh giá cao ai đó, họ đánh giá cao bản thân họ, họ làm cuộc sống của họ quan trọng hơn.
Mặt khác, làm giảm giá trị là 1 phòng vệ căn bản để chống lại cảm giác bị mất giá. Sự thôi thúc làm giảm giá trị luôn luôn báo hiệu 1 cảm giác về bản thân bị giảm giá; bạn phải ở trong 1 trạng thái bị giảm giá trị để có thể 'dìm hàng' ai đó, điều gì đó. Đó là lý do tại sao rất khó để hạ nhục ai đó khi bạn thực sự cảm thấy tốt và mặt khác, rất khó để nâng bản thân lên cao khi bạn cảm thấy buồn hoặc tức giận
Trò bịp bợm lớn của của sự dìm hàng, hạ thấp giá trị là nó không bao giờ làm bạn chạm đến những điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn và do đó, không bao giờ nâng cao giá trị cá nhân. Ngược lại, toàn bộ mục đích của nó là làm cho giá trị của ai đó thấp hơn của bạn. Nếu dìm hàng có hiệu quả, cả hai bạn đều bị kéo xuống; nếu nó không hiệu quả, bạn thậm chí tệ hơn so với lúc bạn bắt đầu. Trong trường hợp nào thì giá trị cá nhân của bạn vẫn thấp kém và phụ thuộc vào việc so sánh với những người mà bạn dìm hàng. Lúc này, động cơ dìm hàng người khác phát triển mạnh mẽ hơn và thường xuyên hơn. Nó có thể trở thành 1 lối sống.
Hạ giá trị là cách bạn tống người yêu cũ khỏi trái tim bạn. Đối với hầu hết mọi người, đặc biệt nếu bạn là người 'bị đá', để phục hồi sau 1 mối quan hệ tồi tệ, cần 1 khoảng thời gian dài để hạ thấp giá trị của người yêu cũ hoặc ít nhất là hạ giá mối quan hệ.
'Anh ta không đủ tốt đối với tôi.'
'Anh ta sẽ không bao giờ cởi mở về cảm xúc.'
'Tôi không thể tin được là mình đã yêu cô ta.'
Chắc chắn chia tay là 1 quá trình đau đớn và rất khó làm. Dù hạ giá trị làm giảm bớt sự tổn thương, nhưng nếu bạn kéo dài việc này hơn mức cần thiết, thay vì nó làm bạn quay lại trạng thái bình thường (những suy nghĩ về ex không còn gây ra cảm xúc tiêu cực), nó tạo ra sự khinh thường đau đớn-tê liệt:
'Tôi thậm chí không còn muốn nghĩ đến cô ta. Hãy để các luật sư xử lý nó.'
Sự khinh thường cuối cùng chuyển thành sự ghê tởm: 'Tôi phát ốm khi nghĩ đến việc tôi đã từng quan hệ với anh ta.'
Những phần thưởng cảm xúc của việc đánh giá cao cũng lớn như những hình phạt của việc hạ thấp giá trị. Bề ngoài, việc đánh giá cao làm bạn cảm thấy tốt, hạ thấp giá trị làm bạn cảm thấy tồi tệ. Ở 1 cấp độ sâu sắc hơn, quá nhiều sự hạ giá làm bạn xa rời với những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn; đánh giá cao làm bạn chạm đến những giá trị cốt lõi của bạn.
Giống như mọi thứ mà bộ não thực hiện, đánh giá cao và hạ thấp giá trị có thể trở nên 'quen thuốc'. Nếu bạn mắc vào thói quen dìm hàng nhiều hơn đánh giá cao, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ, bất kể bao nhiêu điều tốt đẹp đến với bạn. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn phải đưa ra 1 sự lựa chọn có chủ ý tạo ra nhiều giá trị hơn. Nếu bạn đánh giá cao nhiều hơn dìm hàng, cuộc sống sẽ tốt đẹp, bất kể bạn có bao nhiêu tiền hoặc bạn đã trải qua bao nhiêu đau khổ.
Khi bạn đánh giá cao nhiều hơn bạn dìm hàng, trái tim bạn vút lên cao.
Nguồn: psychologytoday.com
How to Ruin Your Life: Devalue More than You Value
How much do you value your life?
Published on July 15, 2011 by Steven Stosny in Anger in the Age of Entitlement
Mỗi cảm xúc kéo dài lâu hơn 1 vài giây báo hiệu hoặc là 1 sự gia tăng hoặc suy giảm của giá trị (value). Hành vi đánh giá cao mang theo những thông điệp không lời như: 'Bạn là người thú vị, dễ thương, quan trọng, xứng đáng hoặc sở hữu những phẩm chất tốt. Đánh giá cao bạn nâng cao cuộc sống của tôi; thất bại trong việc đánh giá cao thu hẹp cuộc sống của tôi.'
Những trạng thái cảm xúc đánh giá cao phổ biến là:
Hứng thú
Thích thú
Đánh giá cao
Tin tưởng
Yêu thương
Từ bi
Những cảm xúc hạ thấp giá trị (Devaluing emotions) thúc đẩy hành vi 'dìm hàng' người khác, những sự việc, những quan điểm, và những kinh nghiệm. Những thông điệp không lời của chúng bao gồm:
'Bạn không xứng đáng, không đủ năng lực...'
'Tôi giỏi hơn bạn.'
'Tôi không tệ như bạn.'
Những trạng thái cảm xúc hạ thấp giá trị phổ biến, bao gồm những tâm trạng, làm hạn chế sự đầu tư giá trị mới và tẩy sạch những tàn dư cũ:
Tức giận
Phiền muộn
Khinh thường
Ghê tởm
Căm ghét
Mặc dù rất khó nhìn thấy nó ở trong bạn, bạn có thể để ý thấy nó ở người khác: Khi họ đánh giá cao ai đó, họ đánh giá cao bản thân họ, họ làm cuộc sống của họ quan trọng hơn.
Mặt khác, làm giảm giá trị là 1 phòng vệ căn bản để chống lại cảm giác bị mất giá. Sự thôi thúc làm giảm giá trị luôn luôn báo hiệu 1 cảm giác về bản thân bị giảm giá; bạn phải ở trong 1 trạng thái bị giảm giá trị để có thể 'dìm hàng' ai đó, điều gì đó. Đó là lý do tại sao rất khó để hạ nhục ai đó khi bạn thực sự cảm thấy tốt và mặt khác, rất khó để nâng bản thân lên cao khi bạn cảm thấy buồn hoặc tức giận
Trò bịp bợm lớn của của sự dìm hàng, hạ thấp giá trị là nó không bao giờ làm bạn chạm đến những điều quan trọng nhất trong cuộc đời bạn và do đó, không bao giờ nâng cao giá trị cá nhân. Ngược lại, toàn bộ mục đích của nó là làm cho giá trị của ai đó thấp hơn của bạn. Nếu dìm hàng có hiệu quả, cả hai bạn đều bị kéo xuống; nếu nó không hiệu quả, bạn thậm chí tệ hơn so với lúc bạn bắt đầu. Trong trường hợp nào thì giá trị cá nhân của bạn vẫn thấp kém và phụ thuộc vào việc so sánh với những người mà bạn dìm hàng. Lúc này, động cơ dìm hàng người khác phát triển mạnh mẽ hơn và thường xuyên hơn. Nó có thể trở thành 1 lối sống.
Hạ giá trị là cách bạn tống người yêu cũ khỏi trái tim bạn. Đối với hầu hết mọi người, đặc biệt nếu bạn là người 'bị đá', để phục hồi sau 1 mối quan hệ tồi tệ, cần 1 khoảng thời gian dài để hạ thấp giá trị của người yêu cũ hoặc ít nhất là hạ giá mối quan hệ.
'Anh ta không đủ tốt đối với tôi.'
'Anh ta sẽ không bao giờ cởi mở về cảm xúc.'
'Tôi không thể tin được là mình đã yêu cô ta.'
Chắc chắn chia tay là 1 quá trình đau đớn và rất khó làm. Dù hạ giá trị làm giảm bớt sự tổn thương, nhưng nếu bạn kéo dài việc này hơn mức cần thiết, thay vì nó làm bạn quay lại trạng thái bình thường (những suy nghĩ về ex không còn gây ra cảm xúc tiêu cực), nó tạo ra sự khinh thường đau đớn-tê liệt:
'Tôi thậm chí không còn muốn nghĩ đến cô ta. Hãy để các luật sư xử lý nó.'
Sự khinh thường cuối cùng chuyển thành sự ghê tởm: 'Tôi phát ốm khi nghĩ đến việc tôi đã từng quan hệ với anh ta.'
Những phần thưởng cảm xúc của việc đánh giá cao cũng lớn như những hình phạt của việc hạ thấp giá trị. Bề ngoài, việc đánh giá cao làm bạn cảm thấy tốt, hạ thấp giá trị làm bạn cảm thấy tồi tệ. Ở 1 cấp độ sâu sắc hơn, quá nhiều sự hạ giá làm bạn xa rời với những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn; đánh giá cao làm bạn chạm đến những giá trị cốt lõi của bạn.
Giống như mọi thứ mà bộ não thực hiện, đánh giá cao và hạ thấp giá trị có thể trở nên 'quen thuốc'. Nếu bạn mắc vào thói quen dìm hàng nhiều hơn đánh giá cao, cuộc sống của bạn sẽ trở nên tồi tệ, bất kể bao nhiêu điều tốt đẹp đến với bạn. Nếu đó là trường hợp của bạn, bạn phải đưa ra 1 sự lựa chọn có chủ ý tạo ra nhiều giá trị hơn. Nếu bạn đánh giá cao nhiều hơn dìm hàng, cuộc sống sẽ tốt đẹp, bất kể bạn có bao nhiêu tiền hoặc bạn đã trải qua bao nhiêu đau khổ.
Khi bạn đánh giá cao nhiều hơn bạn dìm hàng, trái tim bạn vút lên cao.
Nguồn: psychologytoday.com