rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Khi nói đến tâm lý học của sự kết đôi lâu dài thì có những điểm khác nhau và giống nhau quan trọng, đặc trưng cho những mong muốn và khao khát của đàn ông và phụ nữ. Dựa trên nghiên cứu bao quát trước đây về bản chất của việc kết đôi ở loài người, hóa ra các giới giống nhau nhiều hơn so với những sự miêu tả của nghiên cứu gần đây trong lĩnh vực này thường gợi ra. Do đó khi nghĩ về việc làm thế nào để tán tỉnh đối tác của bạn trong năm này, bạn có thể cần nghĩ về mọi người trên trái đất này muốn gì ở những người bạn tình lâu dài (xem Buss et al., 1990). Về điểm này, đàn ông và phụ nữ thường muốn điều tương tự nhau ở người bạn đời của họ, một cuốn sách gần đây của chúng tôi về trí thông minh kết đôi (Mating Intelligence) (Geher & Kaufman, 2013) có tựa đề “Men are from Springfield, Women are from Springfield.” Hãy nghĩ về nó.
Theo những phát hiện của dữ liệu xuyên văn hóa lớn, đã hỏi những người tham gia (là người trưởng thành) từ khắp nơi trên thế giới về họ đánh giá cao điều gì ở người bạn đời tiềm năng (Buss et al., 1990), mọi người ở khắp nơi (đàn ông và phụ nữ) dường như muốn tình yêu – và một ai đó yêu họ trở lại và yêu họ chân thành, đặt những quyền lợi “của bạn” lên trên quyền lợi “của anh hoặc của cô ấy” – xem tình yêu đích thực là sự thể hiện của lòng vị tha (altruism)—báo hiệu về quan điểm cơ bản rằng “Tôi đang làm một việc gì đó chủ yếu vì BẠN và hơi gây tổn thất cho bản thân tôi.“ Tình yêu thường được thể hiện như là lòng vị tha đối với cả hai giới trên thế giới – và nó được đánh giá cao bởi cả đàn ông và phụ nữ.
Do đó, thể hiện tình yêu – hoặc, có lẽ từ một quan điểm tâm lý học tiến hóa, là sự thể hiện lòng vị tha. Trao tặng cho người yêu của bạn – và làm nó theo một cách thể hiện một số sự hy sinh bản thân.
Và đừng làm những việc mà Homer Simpson làm cho sinh nhật của Marge! Trong bộ phim nổi tiếng the Simpsons, Homer dường như biết quan tâm khi anh tặng vợ Marge một món quà được gói thật đẹp. Khi cô vợ mở quà, cô cảm thấy nó khá nặng. Cô mở và thấy nó là một quả bóng bowling—với tên của Homer trên quả bóng!
• Nó không phải là sự hy sinh bản thân, Homer!
• Nó không đặt sở thích của Marge lên trước sở thích của bạn, Homer!
• Nó không phải một sự thể hiện tình yêu, Homer!
Khi bạn đang cố gắng thể hiện cho bạn tình của bạn thấy tình yêu và sự cam kết của bạn với mối quan hệ thì đừng làm việc mà Homer đã làm! Nó không phải sự yêu thương hoặc lòng vị tha.
Về điểm này, hãy xem xét sự thấu cảm (empathy). Ai mà không muốn có một người yêu biết thấu cảm? Sức quyến rũ với một ai đó là một người tử tế và biết thông cảm (có tính dễ thương (agreeableness) cao) là một trong những phẩm chất được khao khát nhất ở những bạn tình tiềm năng (Nettle & Clegg, 2008). Sự thấu cảm được xem như một phẩm chất tích cực và được khao khát để trau dồi những mối quan hệ hòa thuận trong nhiều lĩnh vực xã hội (Caprara, Barbaranelli, & Zimbardo, 1996; Suls, Martin, & David, 1998). Nó là một yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến những quá trình liên nhân cách. Sự thấu cảm được mô tả như là khả năng bước vào thế giới của một người để nhìn nhận đúng những cảm xúc và những ý nghĩa của họ. Nghiên cứu cho thấy mọi người khao khát những người có tính dễ thương cao (1 nét tính cách có chứa sự thấu cảm) ở một bạn tình tiềm năng (Buss et al., 1990; Goodwin, 1990) và trong những mối quan hệ dài hạn (Sprecher & Regan, 2002). Thể hiện sự thấu cảm chân thành và sâu sắc là rất quyến rũ và được người yêu của bạn cảm kích.
Sự thấu cảm còn có một ảnh hưởng to lớn lên những mối quan hệ dài hạn. Thứ nhất, những phản ứng duy trì mối quan hệ được dự đoán bởi sự thấu cảm (Pinkus, Lockwood, Marshall & Min Yoon, 2012). Những người thấu cảm có xu hướng đầu tư thời gian và năng lượng của họ cho đối tác và mối quan hệ của họ trong dài hạn (Nettle & Clegg, 2008). Do đó, sự thấu cảm có sức mạnh làm cho một mối quan hệ trở nên tương hợp hơn. Nó góp phần vào những mối quan hệ của người trưởng thành một số kết quả tích cực như truyền thông/nói chuyện tốt hơn, sự thỏa mãn cao với mối quan hệ, ít xung đột và ít phiền muộn (Cramer & Jowet, 2010). Sự thấu cảm từng được nhận thấy bởi nhiều nhà nghiên cứu như một khía cạnh quan trọng của sự tương tác vợ chồng và là một yếu tố dự báo về chức năng và sự thỏa mãn trong hôn nhân (e.g., Weiss & Heyman, 1990). Tính dễ thương cao có tương quan với những cấp độ ngoại tình thấp, có tương đối ít đối tác tình dục và những mức độ cam kết cao với bạn tình của một người (Schmitt, 2004; Schmitt & Buss, 2001).
Một yếu tố quan trọng của trí thông minh kết đôi ở loài người, đó là sự thấu cảm đích thực và rõ ràng – bao gồm những đặc điểm như đáp lại với người khác bằng những cảm xúc thông cảm, chân thành lắng nghe những gì người khác nói, dự đoán những ý nghĩ của người khác và biết những giai đoạn mà mối quan hệ có thể đi qua (Geher & Kaufman, 2013). Ngày Valentine này, nếu bạn muốn thể hiện một chút trí thông minh kết đôi, hãy bắt đầu bằng việc thể hiện một chút thấu cảm trước người yêu của bạn.
Cải thiện trí thông minh kết đôi
Muốn có một số mối quan hệ tốt ngày Valentine này? Hãy nghĩ về trí thông minh kết đôi như một tập hợp của những thuộc tính nhận thức có thể cải thiện được! Theo một phân tích gần đây (một nghiên cứu lớn kiểm tra về các phát hiện của nhiều nghiên cứu khác) về chủ đề như những nỗi hối tiếc trong cuộc sống, hóa ra trình độ giáo dục, nghề nghiệp và tình yêu là 3 lĩnh vực được nói đến nhiều nhất trong cuộc sống, nơi mà những hối tiếc xuất hiện trong đầu óc của những người trưởng thành (Roese & Summerville, 2005). Bạn không cần nhìn lại các năm từ bây giờ và hối tiếc về những lựa chọn tình yêu của bạn ngày hôm nay! Theo nhiều phát hiện được dẫn ra trong cuốn sách của chúng tôi (Geher & Kaufman, 2013), thì chúng ta có thể thực hiện nhiều bước để nâng cao trí thông minh kết đôi của chúng ta. Các cá nhân sử dụng những chiến lược khác nhau một cách ý thức hoặc vô thức, để cải thiện trí thông minh kết đôi của họ. Theo Geher, Camargo, và O’Rourke (2008), học về bản chất của những vấn đề kết đôi thông qua truyền thông hiện đại (như âm nhạc, tạp chí hoặc phim ảnh) có thể giúp con người học về bản chất của những mối quan hệ, và những thứ mà hai người có thể muốn từ mối quan hệ - làm theo cách tiếp cận thấu cảm với nhiều câu chuyện và hình ảnh mà chúng ta xem trên truyền thông có thể giúp con người phát triển một số yếu tố quan trọng của việc kết đôi thông minh.
Như những hình thức khác của trí thông minh, như trí thông minh xã hội và trí thông minh cảm xúc, có ít người dường như đạt đến giới hạn cực đại của họ (Geher et. al., 2008). Nói cách khác, nếu bạn không cảm thấy mình là một thiên tài kết đôi thì đừng lo, không chỉ có mình bạn cảm nhận theo cách này!
Trong khi việc kết đôi ở khắp mọi nơi, thì chúng ta có thể hiểu bản thân và người khác tốt hơn trong xã hội của chúng ta bằng cách nâng cao trí thông minh kết đôi (Geher & Kaufman, 2013). Thực hiện một lối tiếp cận thấu cảm và cởi mở để hiểu người yêu – và để hiểu thế giới nói chung, có thể là một chìa khóa để trau dồi trí thông minh kết đôi của một người.
Kết luận
Ngày Valentine này, đừng là Homer Simpson! Hãy thể hiện một số yếu tố cốt lõi của việc kết đôi thông minh ở con người. Bày tỏ tình yêu và lòng vị tha, dành thời gian, tiền bạc hoặc năng lượng của bạn và “tiêu nó” cho việc bày tỏ rõ ràng tình cảm với người yêu của bạn. Hãy thấu cảm – lắng nghe chân thành điều mà người yêu bạn nói. Khi làm vậy, bạn có thể làm người yêu bạn cảm thấy được yêu thương và đánh giá cao.
References
Buss, D. M., Abbott, M., Angleitner, A., Asherian, A., Biaggio, A., & et al. (1990). International preferences in selecting mates. A study of 37 cultures. Journal of Cross-Cultural Psychology, 21, 5-47.
Caprara, G. V., Barbaranelli, C., & Zimbardo, P. (1996). Understanding the complexity of human aggression: affective, cognitive and social dimensions of individual differences. European Journal of Personality, 10, 133-155.
Cramer, D., & Jowett, S. (2010). Perceived empathy, accurate empathy and relationship satisfaction in heterosexual couples. Journal of Social and Personal Relationships, 27(3), 327-349.
Geher, G., Camargo, M. A. & O’Rourke, S. D. (2008). Mating Intelligence: An integrative model and future research directions. In G. Geher & G. F. Miller (Eds.), Mating intelligence: Sex, relationships, and the mind’s reproductive system (pp. 121-135). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
Geher, G., & Kaufman, S.B. (2013), Mating intelligence unleashed: The role of the mind in sex, dating, and love. Oxford University Press.
Geher, G. (2014). Evolutionary Psychology 101. New York: Springer.
Goodwin, R. (1990). Sex differences among partner preferences: Are the sexes really very similar. Sex Roles, 23, 501-513.
Miller, G. (2011). The mating mind: How sexual choice shaped the evolution of human nature. Random House Digital, Inc.
Nettle, D. & Clegg, H. (2008). Personality, mating strategies and mating intelligence. In G. Geher & G. F. Miller (Eds.), Mating intelligence: Sex, relationships, and the mind’s reproductive system (pp. 121-135). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
Pinkus, R. T., Lockwood, P., Marshall, T. C., & Yoon, H. M. (2012).
Responses to comparisons in romantic relationships: Empathy, shared fate, and contrast. Personal Relationships, 19(1), 182-201.
Schmitt, D. P., Alcalay, L., Allensworth, M., Allik, J., Ault, L., Austers, I., et al. (2004). Patterns and Universals of Adult Romantic Attachment Across 62 Cultural Regions: Are Models of Self and of Other Pancultural Constructs? Journal of Cross-Cultural Psychology, 35(4), 367-402.
Roese, N. J., & Summerville, A. (2005). What we regret most ... and why. Personality and Social Psychology Bulletin, 31, 1273-1285.
Schmitt, D. P., & Buss, D. M. (2001). Human mate poaching: Tactics and temptations for infiltrating existing relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 80, 894-917.
Sprecher, S., & Regan, P. C. (2002). Liking some things (in some people) more than others: Partner preferences in romantic relationships and friendships. Journal of Social and Personal Relationships, 19, 463-481.
Suls, J., Martin, R., & David, J. P. (1998). Person-environment fit and its limits: agreeableness, neuroticism, and emotional reactivity to interpersonal conflicts. Personality and Social Psychology Bulletin, 24, 88-98.
Weiss, R., & Heyman, R. (1990). Observation of marital interaction. In F. Fincham & T. Bradbury (Eds.), The psychology of marriage: Basic issues and applications (pp. 87–117). New York: Guilford.
Nguồn
How to Mate More Intelligently
By Glenn Geher and Gökçe Sancak Aydın
PsychologyToday
Theo những phát hiện của dữ liệu xuyên văn hóa lớn, đã hỏi những người tham gia (là người trưởng thành) từ khắp nơi trên thế giới về họ đánh giá cao điều gì ở người bạn đời tiềm năng (Buss et al., 1990), mọi người ở khắp nơi (đàn ông và phụ nữ) dường như muốn tình yêu – và một ai đó yêu họ trở lại và yêu họ chân thành, đặt những quyền lợi “của bạn” lên trên quyền lợi “của anh hoặc của cô ấy” – xem tình yêu đích thực là sự thể hiện của lòng vị tha (altruism)—báo hiệu về quan điểm cơ bản rằng “Tôi đang làm một việc gì đó chủ yếu vì BẠN và hơi gây tổn thất cho bản thân tôi.“ Tình yêu thường được thể hiện như là lòng vị tha đối với cả hai giới trên thế giới – và nó được đánh giá cao bởi cả đàn ông và phụ nữ.
Do đó, thể hiện tình yêu – hoặc, có lẽ từ một quan điểm tâm lý học tiến hóa, là sự thể hiện lòng vị tha. Trao tặng cho người yêu của bạn – và làm nó theo một cách thể hiện một số sự hy sinh bản thân.
Và đừng làm những việc mà Homer Simpson làm cho sinh nhật của Marge! Trong bộ phim nổi tiếng the Simpsons, Homer dường như biết quan tâm khi anh tặng vợ Marge một món quà được gói thật đẹp. Khi cô vợ mở quà, cô cảm thấy nó khá nặng. Cô mở và thấy nó là một quả bóng bowling—với tên của Homer trên quả bóng!
• Nó không phải là sự hy sinh bản thân, Homer!
• Nó không đặt sở thích của Marge lên trước sở thích của bạn, Homer!
• Nó không phải một sự thể hiện tình yêu, Homer!
Khi bạn đang cố gắng thể hiện cho bạn tình của bạn thấy tình yêu và sự cam kết của bạn với mối quan hệ thì đừng làm việc mà Homer đã làm! Nó không phải sự yêu thương hoặc lòng vị tha.
Về điểm này, hãy xem xét sự thấu cảm (empathy). Ai mà không muốn có một người yêu biết thấu cảm? Sức quyến rũ với một ai đó là một người tử tế và biết thông cảm (có tính dễ thương (agreeableness) cao) là một trong những phẩm chất được khao khát nhất ở những bạn tình tiềm năng (Nettle & Clegg, 2008). Sự thấu cảm được xem như một phẩm chất tích cực và được khao khát để trau dồi những mối quan hệ hòa thuận trong nhiều lĩnh vực xã hội (Caprara, Barbaranelli, & Zimbardo, 1996; Suls, Martin, & David, 1998). Nó là một yếu tố thiết yếu ảnh hưởng đến những quá trình liên nhân cách. Sự thấu cảm được mô tả như là khả năng bước vào thế giới của một người để nhìn nhận đúng những cảm xúc và những ý nghĩa của họ. Nghiên cứu cho thấy mọi người khao khát những người có tính dễ thương cao (1 nét tính cách có chứa sự thấu cảm) ở một bạn tình tiềm năng (Buss et al., 1990; Goodwin, 1990) và trong những mối quan hệ dài hạn (Sprecher & Regan, 2002). Thể hiện sự thấu cảm chân thành và sâu sắc là rất quyến rũ và được người yêu của bạn cảm kích.
Sự thấu cảm còn có một ảnh hưởng to lớn lên những mối quan hệ dài hạn. Thứ nhất, những phản ứng duy trì mối quan hệ được dự đoán bởi sự thấu cảm (Pinkus, Lockwood, Marshall & Min Yoon, 2012). Những người thấu cảm có xu hướng đầu tư thời gian và năng lượng của họ cho đối tác và mối quan hệ của họ trong dài hạn (Nettle & Clegg, 2008). Do đó, sự thấu cảm có sức mạnh làm cho một mối quan hệ trở nên tương hợp hơn. Nó góp phần vào những mối quan hệ của người trưởng thành một số kết quả tích cực như truyền thông/nói chuyện tốt hơn, sự thỏa mãn cao với mối quan hệ, ít xung đột và ít phiền muộn (Cramer & Jowet, 2010). Sự thấu cảm từng được nhận thấy bởi nhiều nhà nghiên cứu như một khía cạnh quan trọng của sự tương tác vợ chồng và là một yếu tố dự báo về chức năng và sự thỏa mãn trong hôn nhân (e.g., Weiss & Heyman, 1990). Tính dễ thương cao có tương quan với những cấp độ ngoại tình thấp, có tương đối ít đối tác tình dục và những mức độ cam kết cao với bạn tình của một người (Schmitt, 2004; Schmitt & Buss, 2001).
Một yếu tố quan trọng của trí thông minh kết đôi ở loài người, đó là sự thấu cảm đích thực và rõ ràng – bao gồm những đặc điểm như đáp lại với người khác bằng những cảm xúc thông cảm, chân thành lắng nghe những gì người khác nói, dự đoán những ý nghĩ của người khác và biết những giai đoạn mà mối quan hệ có thể đi qua (Geher & Kaufman, 2013). Ngày Valentine này, nếu bạn muốn thể hiện một chút trí thông minh kết đôi, hãy bắt đầu bằng việc thể hiện một chút thấu cảm trước người yêu của bạn.
Cải thiện trí thông minh kết đôi
Muốn có một số mối quan hệ tốt ngày Valentine này? Hãy nghĩ về trí thông minh kết đôi như một tập hợp của những thuộc tính nhận thức có thể cải thiện được! Theo một phân tích gần đây (một nghiên cứu lớn kiểm tra về các phát hiện của nhiều nghiên cứu khác) về chủ đề như những nỗi hối tiếc trong cuộc sống, hóa ra trình độ giáo dục, nghề nghiệp và tình yêu là 3 lĩnh vực được nói đến nhiều nhất trong cuộc sống, nơi mà những hối tiếc xuất hiện trong đầu óc của những người trưởng thành (Roese & Summerville, 2005). Bạn không cần nhìn lại các năm từ bây giờ và hối tiếc về những lựa chọn tình yêu của bạn ngày hôm nay! Theo nhiều phát hiện được dẫn ra trong cuốn sách của chúng tôi (Geher & Kaufman, 2013), thì chúng ta có thể thực hiện nhiều bước để nâng cao trí thông minh kết đôi của chúng ta. Các cá nhân sử dụng những chiến lược khác nhau một cách ý thức hoặc vô thức, để cải thiện trí thông minh kết đôi của họ. Theo Geher, Camargo, và O’Rourke (2008), học về bản chất của những vấn đề kết đôi thông qua truyền thông hiện đại (như âm nhạc, tạp chí hoặc phim ảnh) có thể giúp con người học về bản chất của những mối quan hệ, và những thứ mà hai người có thể muốn từ mối quan hệ - làm theo cách tiếp cận thấu cảm với nhiều câu chuyện và hình ảnh mà chúng ta xem trên truyền thông có thể giúp con người phát triển một số yếu tố quan trọng của việc kết đôi thông minh.
Như những hình thức khác của trí thông minh, như trí thông minh xã hội và trí thông minh cảm xúc, có ít người dường như đạt đến giới hạn cực đại của họ (Geher et. al., 2008). Nói cách khác, nếu bạn không cảm thấy mình là một thiên tài kết đôi thì đừng lo, không chỉ có mình bạn cảm nhận theo cách này!
Trong khi việc kết đôi ở khắp mọi nơi, thì chúng ta có thể hiểu bản thân và người khác tốt hơn trong xã hội của chúng ta bằng cách nâng cao trí thông minh kết đôi (Geher & Kaufman, 2013). Thực hiện một lối tiếp cận thấu cảm và cởi mở để hiểu người yêu – và để hiểu thế giới nói chung, có thể là một chìa khóa để trau dồi trí thông minh kết đôi của một người.
Kết luận
Ngày Valentine này, đừng là Homer Simpson! Hãy thể hiện một số yếu tố cốt lõi của việc kết đôi thông minh ở con người. Bày tỏ tình yêu và lòng vị tha, dành thời gian, tiền bạc hoặc năng lượng của bạn và “tiêu nó” cho việc bày tỏ rõ ràng tình cảm với người yêu của bạn. Hãy thấu cảm – lắng nghe chân thành điều mà người yêu bạn nói. Khi làm vậy, bạn có thể làm người yêu bạn cảm thấy được yêu thương và đánh giá cao.
References
Buss, D. M., Abbott, M., Angleitner, A., Asherian, A., Biaggio, A., & et al. (1990). International preferences in selecting mates. A study of 37 cultures. Journal of Cross-Cultural Psychology, 21, 5-47.
Caprara, G. V., Barbaranelli, C., & Zimbardo, P. (1996). Understanding the complexity of human aggression: affective, cognitive and social dimensions of individual differences. European Journal of Personality, 10, 133-155.
Cramer, D., & Jowett, S. (2010). Perceived empathy, accurate empathy and relationship satisfaction in heterosexual couples. Journal of Social and Personal Relationships, 27(3), 327-349.
Geher, G., Camargo, M. A. & O’Rourke, S. D. (2008). Mating Intelligence: An integrative model and future research directions. In G. Geher & G. F. Miller (Eds.), Mating intelligence: Sex, relationships, and the mind’s reproductive system (pp. 121-135). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
Geher, G., & Kaufman, S.B. (2013), Mating intelligence unleashed: The role of the mind in sex, dating, and love. Oxford University Press.
Geher, G. (2014). Evolutionary Psychology 101. New York: Springer.
Goodwin, R. (1990). Sex differences among partner preferences: Are the sexes really very similar. Sex Roles, 23, 501-513.
Miller, G. (2011). The mating mind: How sexual choice shaped the evolution of human nature. Random House Digital, Inc.
Nettle, D. & Clegg, H. (2008). Personality, mating strategies and mating intelligence. In G. Geher & G. F. Miller (Eds.), Mating intelligence: Sex, relationships, and the mind’s reproductive system (pp. 121-135). Mahwah, NJ: Lawrence Erlbaum.
Pinkus, R. T., Lockwood, P., Marshall, T. C., & Yoon, H. M. (2012).
Responses to comparisons in romantic relationships: Empathy, shared fate, and contrast. Personal Relationships, 19(1), 182-201.
Schmitt, D. P., Alcalay, L., Allensworth, M., Allik, J., Ault, L., Austers, I., et al. (2004). Patterns and Universals of Adult Romantic Attachment Across 62 Cultural Regions: Are Models of Self and of Other Pancultural Constructs? Journal of Cross-Cultural Psychology, 35(4), 367-402.
Roese, N. J., & Summerville, A. (2005). What we regret most ... and why. Personality and Social Psychology Bulletin, 31, 1273-1285.
Schmitt, D. P., & Buss, D. M. (2001). Human mate poaching: Tactics and temptations for infiltrating existing relationships. Journal of Personality and Social Psychology, 80, 894-917.
Sprecher, S., & Regan, P. C. (2002). Liking some things (in some people) more than others: Partner preferences in romantic relationships and friendships. Journal of Social and Personal Relationships, 19, 463-481.
Suls, J., Martin, R., & David, J. P. (1998). Person-environment fit and its limits: agreeableness, neuroticism, and emotional reactivity to interpersonal conflicts. Personality and Social Psychology Bulletin, 24, 88-98.
Weiss, R., & Heyman, R. (1990). Observation of marital interaction. In F. Fincham & T. Bradbury (Eds.), The psychology of marriage: Basic issues and applications (pp. 87–117). New York: Guilford.
Nguồn
How to Mate More Intelligently
By Glenn Geher and Gökçe Sancak Aydın
PsychologyToday