rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Làm cho trẻ em chia sẻ đồ chơi của chúng với những bạn khác có thể là khó khăn.
Bản năng đầu tiên của một số phụ huynh đó là mua chuộc hoặc thậm chí ra lệnh cho trẻ chia sẻ, nhưng điều này có thể là một sai lầm về lâu dài, theo một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên Psychological Science (Chernyak & Kushnir, 2013).
Nghiên cứu phát hiện thấy khi trẻ 3 và 4 tuổi được cho quyền tự do để chia sẻ thì điều này khuyến khích trẻ chia sẻ nhiều hơn trong tương lai, so với khi chúng được dạy chia sẻ.
Xây dựng một tính cách chia sẻ
Yêu cầu trẻ chia sẻ có vẻ là một quan điểm hay, nhưng nó có thể phản tác dụng.
Đó là vì trong vô thức, đứa trẻ giả định rằng nếu chúng bị bắt buộc hoặc mua chuộc để chia sẻ thì khi đó việc chia sẻ không phải là một việc gì đó chúng sẽ làm tình nguyện. Nói cách khác: chúng học được rằng chúng về bản chất không phải là ‘người biết chia sẻ.’
Tuy nhiên, nếu trẻ được cho sự lựa chọn hoặc là chia sẻ hoặc không, thì khi đó những đứa chia sẻ sẽ tin rằng chúng là ‘người biết chia sẻ.’
Điều này dựa trên quan điểm tồn tại trong một thời gian dài, đó là con người chứng tỏ họ là ai bằng cách quan sát những việc họ làm.
Dù chúng ta có xu hướng nghĩ về những hành động của chúng ta xuất phát từ con người mình là ai thì điều đó cũng không phải là toàn bộ câu chuyện.
Đó là vì chúng ta không phải lúc nào cũng chắc chắn về những thứ gây ra hành động của chúng ta; chúng ta cũng nhận được phản hồi về mình là ai từ việc chú ý đến những việc chúng ta làm và tại sao.
Khi bạn giúp một bà già băng qua đường, thì nó củng cố quan điểm trong đầu bạn rằng bạn là kiểu người hay giúp đỡ những cụ già băng qua đường.
Nó là một tiên đoán tự hoàn mãn (self-fulfilling prophecy).
Và điều này đúng với trẻ em: nếu chúng nhận thấy chúng chia sẻ mà không bị cưỡng bức hoặc mua chuộc thì khi đó chúng có thể xem bản thân chúng là kiểu người biết chia sẻ.
Nguồn: spring.org.uk
Bản năng đầu tiên của một số phụ huynh đó là mua chuộc hoặc thậm chí ra lệnh cho trẻ chia sẻ, nhưng điều này có thể là một sai lầm về lâu dài, theo một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên Psychological Science (Chernyak & Kushnir, 2013).
Nghiên cứu phát hiện thấy khi trẻ 3 và 4 tuổi được cho quyền tự do để chia sẻ thì điều này khuyến khích trẻ chia sẻ nhiều hơn trong tương lai, so với khi chúng được dạy chia sẻ.
Xây dựng một tính cách chia sẻ
Yêu cầu trẻ chia sẻ có vẻ là một quan điểm hay, nhưng nó có thể phản tác dụng.
Đó là vì trong vô thức, đứa trẻ giả định rằng nếu chúng bị bắt buộc hoặc mua chuộc để chia sẻ thì khi đó việc chia sẻ không phải là một việc gì đó chúng sẽ làm tình nguyện. Nói cách khác: chúng học được rằng chúng về bản chất không phải là ‘người biết chia sẻ.’
Tuy nhiên, nếu trẻ được cho sự lựa chọn hoặc là chia sẻ hoặc không, thì khi đó những đứa chia sẻ sẽ tin rằng chúng là ‘người biết chia sẻ.’
Điều này dựa trên quan điểm tồn tại trong một thời gian dài, đó là con người chứng tỏ họ là ai bằng cách quan sát những việc họ làm.
Dù chúng ta có xu hướng nghĩ về những hành động của chúng ta xuất phát từ con người mình là ai thì điều đó cũng không phải là toàn bộ câu chuyện.
Đó là vì chúng ta không phải lúc nào cũng chắc chắn về những thứ gây ra hành động của chúng ta; chúng ta cũng nhận được phản hồi về mình là ai từ việc chú ý đến những việc chúng ta làm và tại sao.
Khi bạn giúp một bà già băng qua đường, thì nó củng cố quan điểm trong đầu bạn rằng bạn là kiểu người hay giúp đỡ những cụ già băng qua đường.
Nó là một tiên đoán tự hoàn mãn (self-fulfilling prophecy).
Và điều này đúng với trẻ em: nếu chúng nhận thấy chúng chia sẻ mà không bị cưỡng bức hoặc mua chuộc thì khi đó chúng có thể xem bản thân chúng là kiểu người biết chia sẻ.
Nguồn: spring.org.uk