rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo
How to Stop Playing the Victim Game
Challenging negative voices is the way to overcome a victimized orientation.
Published on April 30, 2013 by Robert Firestone, Ph.D. in The Human Experience
1 trong những cách mà con người quản lý kém cơn giận của họ là bằng cách đóng vai nạn nhân. Trong bài viết trước “Đừng chơi trò nạn nhân”, tôi đã miêu tả những đặc điểm của những cá nhân cảm thấy không thoải mái với cơn giận của chính họ, bị rơi vào cái bẫy định hướng nạn nhân đối với cuộc đời.
Để tóm gọn những động lực nằm dưới vấn đề này, tôi đã giải thích rằng nhiều người đóng vai nạn nhân, dù là vô tình, vì họ sợ cơn giận của họ, chối bỏ sự tồn tại của cơn giận trong bản thân họ, phóng chiếu nó sang người khác và mong đợi sự gây hấn hoặc hãm hại từ người khác. Với sự mong đợi này và 1 sự nhạy cảm cao với sự tức giận ở người khác, họ thậm chí có thể xuyên tạc những biểu hiện trên khuôn mặt của người khác, tưởng tượng rằng người khác có ác ý. Cơn giận mà họ từng trải nghiệm để đáp lại sự thất vọng hoặc stress được biến đổi thành nỗi sợ và sự không tin tưởng người khác và chuyển thành những cảm giác bị tổn thương.
Những người trở nên sa lầy vào cảm giác nạn nhân có xu hướng xem những sự kiện trong cuộc đời họ như là xảy đến với họ và cảm thấy bất lực và bị áp đảo. Họ cũng hoạt động dựa trên giả định cơ bản là thế giới nên công bằng, đó là cách suy nghĩ của 1 đứa trẻ. Họ có xu hướng phóng chiếu những hoàn cảnh/tình huống từ thời thơ ấu của họ (thời mà họ quả thực bất lực) lên những tình huống và những mối quan hệ trong hiện tại, và khi là người trường thành, họ không nhận ra họ có nhiều sức mạnh hơn so với khi họ còn bé.
Có những cách để chuyển từ thái độ nạn nhân, đặc trưng bởi tính thụ động và những hành vi dựa trên sức mạnh tiêu cực, sang 1 thái độ trưởng thành hơn được đặc trưng bởi cách đương đầu chủ động và sức mạnh cá nhân. Con người có thể trở nên ý thức được và nhận ra những ý nghĩ tiêu cực cụ thể - những tiếng nói nội tâm chỉ trích – thúc đẩy những cảm giác nạn nhân; và họ có thể tiến hành các bước để phát triển những lối tiếp cận mang tính xây dựng hơn trong việc xử lí với cơn giận của họ.
Nhận diện những tiếng nói nội tâm chỉ trích thúc đẩy 1 định hướng nạn nhân trước cuộc đời
Để thoát khỏi tâm thế nạn nhân, điều quan trọng là nhận diện những tiếng nói nội tâm chỉ trích tập trung vào những điều bất công như “Nó không công bằng. Điều này không nên xảy ra với bạn. Bạn đã làm gì để xứng đáng bị đối xử như vậy?” Những ý nghĩ tiêu cực đó khuyến khích tính thụ động và bất lực và làm nhụt chí hành động để làm thay đổi 1 tình huống bất hạnh.
Cơn giận cấp thấp và sự không tin tưởng nảy sinh ở con người bất cứ khi nào họ đang “lắng nghe” những tiếng nói nói với họ rằng người khác ghét họ hoặc không quan tâm đến họ. Ví dụ “Họ không bao giờ quan tâm đến những cảm xúc của bạn.”
Ở nơi làm việc, nhiều người có những thái độ tức giận dựa vào những tiếng nói nói với họ rằng họ đang bị bóc lột, lợi dụng: “Không ai nhận ra bạn đã đóng góp nhiều như thế nào. Không ai đánh giá cao bạn.” Tương tự như vậy, những tiếng nói khuyên những người đó là họ đang là nạn nhân của sự bạc đãi bởi người khác góp phần vào những cảm giác của sự thiếu tôn trọng, ví dụ “Họ sẽ lừa bạn. Họ không tôn trọng bạn.” Những cảm xúc đó được nảy sinh bởi những lời lải nhải đó dẫn đến suy nghĩ ủ ê, sự phẫn nộ chính đáng và 1 mong muốn trả thù. Nhận ra và thách thức những tiếng nói tiêu cực là 1 cách chủ yếu để vượt qua 1 định hướng nạn nhân.
Những lối tiếp cận tích cực để xử lý với cơn giận.
Trước tiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự tức giận là 1 đáp ứng cảm xúc vô lý, đơn giản trước sự thất vọng và không đòi hỏi bất kì sự bào chữa nào; 1 người là ổn khi họ cảm nhận bất kì cảm xúc nào. Mức độ tức giận tương xứng với mức độ của sự thất vọng hơn là logic hoặc tính hợp lý của những tình huống. Khi con người cố gắng để hợp lý hóa sự tức giận của họ và sau đó cảm thấy mình như nạn nhân, họ trở nên mắc kẹt vào trong những cảm xúc giận dữ theo 1 cách dẫn đến kiểu suy nghĩ ủ ê khó chịu làm cho xa lánh người khác và loạn chức năng.
Do đó, theo ngôn ngữ hoạt động, con người cần buông bỏ những từ nhất định khỏi vốn từ vựng của họ mà họ có thể đang dùng để biện minh cho sự tức giận của họ, những từ như “công bằng”, “phải”, “đúng” và “sai”. Trong 1 mối quan hệ, từ “nên” thường ám chỉ về nghĩa vụ, bổn phận. Ví dụ, 1 ai đó nói “Vì chúng tôi đã kết hôn nên vợ/chồng của tôi ‘nên’ yêu tôi, ‘nên’ quan tâm đến tôi, đang hoạt động từ 1 thái độ nạn nhân. Khi con người buộc chặt những cảm xúc của sự thất vọng của họ với mong đợi rằng 1 ai đó có nghĩa vụ thỏa mãn chúng, thì tâm thế nạn nhân, những cảm giác hoang tưởng không tránh khỏi xuất hiện.
Bằng cách thách thức những lối nói quen dùng đó, các cá nhân đó sẽ khám phá ra 1 hình thức truyền thông khác bao gồm sự chịu trách nhiệm trọn vẹn cho những cảm xúc và những hành động của họ và để cho họ tự do khám phá những sự lựa chọn. Trong 1 mối quan hệ thân mật, các đối tác có thể học cách nói về sự tức giận của họ bằng 1 giọng không gây ra cảm xúc mạnh mẽ và thừa nhận bất kì cảm xúc nạn nhân nào. Kiểu truyền thông này cho phép con người xử lí với cơn giận của họ theo 1 cách ít gây ra đau khổ cho người khác nhất.
Nó sẽ là tích cực hơn đối với những người thường bộc lộ sự tức giận của họ hoặc suy nghĩ nạn nhân từ bỏ giả định cơ bản cho rằng họ là những nạn nhân vô tội của số phận. Nó sẽ có tính thích nghi hơn khi chấp nhận quan điểm rằng thế giới không mắc nợ họ bất kì điều gì.
Tiến hành hành động để thay đổi hoàn cảnh. Ví dụ, nếu 1 người cảm thấy bị mắc kẹt trong 1 mối quan hệ tồi tệ hoặc công việc dường như không bảo vệ được, thì người đó có thể khám phá bản thân để xác định liệu tính thụ động của họ có liên quan nhiều đến hoàn cảnh hơn là họ nghĩ hay không, và khi đó nỗ lực để trở nên chủ động hơn và quyết đoán hơn. Họ cũng cần tránh than phiền về những tình huống bất lợi đó với người khác theo cách giống như “trút” vấn đề lên người nghe. Trong những tương tác của 1 người, điều quan trọng là trở nên ý thức được về sự khác biệt giữa đồng cảm và thấu cảm; và chấm dứt việc yêu cầu hoặc cho đi sự đồng cảm. Bộc lộ sự đồng cảm cũng như cố gắng gây ra những phản ứng đồng cảm từ người khác là có hại vì nó củng cố suy nghĩ nạn nhân.
Khi chấp nhận những cảm xúc tức giận trong bản thân 1 người thì người đó ít có khả năng hành động theo cảm xúc đó 1 cách tiêu cực hoặc đóng vai nạn nhân. Đúng như lý tưởng, thay vì kìm nén hoặc chối bỏ cảm xúc tức giận, 1 người sẽ thừa nhận những phản ứng tức giận trong khi đó phân biệt rõ ràng giữa những cảm xúc và những hành động. Khi con người từ bỏ thái độ nạn nhân và thừa nhận sự tức giận như 1 phần cơ bản của bản chất của họ, họ có khả năng chọn lựa làm sao để bộc lộ những cảm xúc tức giận theo những cách có tính xây dựng, hợp đạo đức và phù hợp với những mục tiêu và lợi ích tốt nhất của họ. Quan điểm nạn nhân sẽ không còn kiểm soát được họ và cuộc sống của họ.
Nguồn: PsychologyToday
How to Stop Playing the Victim Game
Challenging negative voices is the way to overcome a victimized orientation.
Published on April 30, 2013 by Robert Firestone, Ph.D. in The Human Experience
1 trong những cách mà con người quản lý kém cơn giận của họ là bằng cách đóng vai nạn nhân. Trong bài viết trước “Đừng chơi trò nạn nhân”, tôi đã miêu tả những đặc điểm của những cá nhân cảm thấy không thoải mái với cơn giận của chính họ, bị rơi vào cái bẫy định hướng nạn nhân đối với cuộc đời.
Để tóm gọn những động lực nằm dưới vấn đề này, tôi đã giải thích rằng nhiều người đóng vai nạn nhân, dù là vô tình, vì họ sợ cơn giận của họ, chối bỏ sự tồn tại của cơn giận trong bản thân họ, phóng chiếu nó sang người khác và mong đợi sự gây hấn hoặc hãm hại từ người khác. Với sự mong đợi này và 1 sự nhạy cảm cao với sự tức giận ở người khác, họ thậm chí có thể xuyên tạc những biểu hiện trên khuôn mặt của người khác, tưởng tượng rằng người khác có ác ý. Cơn giận mà họ từng trải nghiệm để đáp lại sự thất vọng hoặc stress được biến đổi thành nỗi sợ và sự không tin tưởng người khác và chuyển thành những cảm giác bị tổn thương.
Những người trở nên sa lầy vào cảm giác nạn nhân có xu hướng xem những sự kiện trong cuộc đời họ như là xảy đến với họ và cảm thấy bất lực và bị áp đảo. Họ cũng hoạt động dựa trên giả định cơ bản là thế giới nên công bằng, đó là cách suy nghĩ của 1 đứa trẻ. Họ có xu hướng phóng chiếu những hoàn cảnh/tình huống từ thời thơ ấu của họ (thời mà họ quả thực bất lực) lên những tình huống và những mối quan hệ trong hiện tại, và khi là người trường thành, họ không nhận ra họ có nhiều sức mạnh hơn so với khi họ còn bé.
Có những cách để chuyển từ thái độ nạn nhân, đặc trưng bởi tính thụ động và những hành vi dựa trên sức mạnh tiêu cực, sang 1 thái độ trưởng thành hơn được đặc trưng bởi cách đương đầu chủ động và sức mạnh cá nhân. Con người có thể trở nên ý thức được và nhận ra những ý nghĩ tiêu cực cụ thể - những tiếng nói nội tâm chỉ trích – thúc đẩy những cảm giác nạn nhân; và họ có thể tiến hành các bước để phát triển những lối tiếp cận mang tính xây dựng hơn trong việc xử lí với cơn giận của họ.
Nhận diện những tiếng nói nội tâm chỉ trích thúc đẩy 1 định hướng nạn nhân trước cuộc đời
Để thoát khỏi tâm thế nạn nhân, điều quan trọng là nhận diện những tiếng nói nội tâm chỉ trích tập trung vào những điều bất công như “Nó không công bằng. Điều này không nên xảy ra với bạn. Bạn đã làm gì để xứng đáng bị đối xử như vậy?” Những ý nghĩ tiêu cực đó khuyến khích tính thụ động và bất lực và làm nhụt chí hành động để làm thay đổi 1 tình huống bất hạnh.
Cơn giận cấp thấp và sự không tin tưởng nảy sinh ở con người bất cứ khi nào họ đang “lắng nghe” những tiếng nói nói với họ rằng người khác ghét họ hoặc không quan tâm đến họ. Ví dụ “Họ không bao giờ quan tâm đến những cảm xúc của bạn.”
Ở nơi làm việc, nhiều người có những thái độ tức giận dựa vào những tiếng nói nói với họ rằng họ đang bị bóc lột, lợi dụng: “Không ai nhận ra bạn đã đóng góp nhiều như thế nào. Không ai đánh giá cao bạn.” Tương tự như vậy, những tiếng nói khuyên những người đó là họ đang là nạn nhân của sự bạc đãi bởi người khác góp phần vào những cảm giác của sự thiếu tôn trọng, ví dụ “Họ sẽ lừa bạn. Họ không tôn trọng bạn.” Những cảm xúc đó được nảy sinh bởi những lời lải nhải đó dẫn đến suy nghĩ ủ ê, sự phẫn nộ chính đáng và 1 mong muốn trả thù. Nhận ra và thách thức những tiếng nói tiêu cực là 1 cách chủ yếu để vượt qua 1 định hướng nạn nhân.
Những lối tiếp cận tích cực để xử lý với cơn giận.
Trước tiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là sự tức giận là 1 đáp ứng cảm xúc vô lý, đơn giản trước sự thất vọng và không đòi hỏi bất kì sự bào chữa nào; 1 người là ổn khi họ cảm nhận bất kì cảm xúc nào. Mức độ tức giận tương xứng với mức độ của sự thất vọng hơn là logic hoặc tính hợp lý của những tình huống. Khi con người cố gắng để hợp lý hóa sự tức giận của họ và sau đó cảm thấy mình như nạn nhân, họ trở nên mắc kẹt vào trong những cảm xúc giận dữ theo 1 cách dẫn đến kiểu suy nghĩ ủ ê khó chịu làm cho xa lánh người khác và loạn chức năng.
Do đó, theo ngôn ngữ hoạt động, con người cần buông bỏ những từ nhất định khỏi vốn từ vựng của họ mà họ có thể đang dùng để biện minh cho sự tức giận của họ, những từ như “công bằng”, “phải”, “đúng” và “sai”. Trong 1 mối quan hệ, từ “nên” thường ám chỉ về nghĩa vụ, bổn phận. Ví dụ, 1 ai đó nói “Vì chúng tôi đã kết hôn nên vợ/chồng của tôi ‘nên’ yêu tôi, ‘nên’ quan tâm đến tôi, đang hoạt động từ 1 thái độ nạn nhân. Khi con người buộc chặt những cảm xúc của sự thất vọng của họ với mong đợi rằng 1 ai đó có nghĩa vụ thỏa mãn chúng, thì tâm thế nạn nhân, những cảm giác hoang tưởng không tránh khỏi xuất hiện.
Bằng cách thách thức những lối nói quen dùng đó, các cá nhân đó sẽ khám phá ra 1 hình thức truyền thông khác bao gồm sự chịu trách nhiệm trọn vẹn cho những cảm xúc và những hành động của họ và để cho họ tự do khám phá những sự lựa chọn. Trong 1 mối quan hệ thân mật, các đối tác có thể học cách nói về sự tức giận của họ bằng 1 giọng không gây ra cảm xúc mạnh mẽ và thừa nhận bất kì cảm xúc nạn nhân nào. Kiểu truyền thông này cho phép con người xử lí với cơn giận của họ theo 1 cách ít gây ra đau khổ cho người khác nhất.
Nó sẽ là tích cực hơn đối với những người thường bộc lộ sự tức giận của họ hoặc suy nghĩ nạn nhân từ bỏ giả định cơ bản cho rằng họ là những nạn nhân vô tội của số phận. Nó sẽ có tính thích nghi hơn khi chấp nhận quan điểm rằng thế giới không mắc nợ họ bất kì điều gì.
Tiến hành hành động để thay đổi hoàn cảnh. Ví dụ, nếu 1 người cảm thấy bị mắc kẹt trong 1 mối quan hệ tồi tệ hoặc công việc dường như không bảo vệ được, thì người đó có thể khám phá bản thân để xác định liệu tính thụ động của họ có liên quan nhiều đến hoàn cảnh hơn là họ nghĩ hay không, và khi đó nỗ lực để trở nên chủ động hơn và quyết đoán hơn. Họ cũng cần tránh than phiền về những tình huống bất lợi đó với người khác theo cách giống như “trút” vấn đề lên người nghe. Trong những tương tác của 1 người, điều quan trọng là trở nên ý thức được về sự khác biệt giữa đồng cảm và thấu cảm; và chấm dứt việc yêu cầu hoặc cho đi sự đồng cảm. Bộc lộ sự đồng cảm cũng như cố gắng gây ra những phản ứng đồng cảm từ người khác là có hại vì nó củng cố suy nghĩ nạn nhân.
Khi chấp nhận những cảm xúc tức giận trong bản thân 1 người thì người đó ít có khả năng hành động theo cảm xúc đó 1 cách tiêu cực hoặc đóng vai nạn nhân. Đúng như lý tưởng, thay vì kìm nén hoặc chối bỏ cảm xúc tức giận, 1 người sẽ thừa nhận những phản ứng tức giận trong khi đó phân biệt rõ ràng giữa những cảm xúc và những hành động. Khi con người từ bỏ thái độ nạn nhân và thừa nhận sự tức giận như 1 phần cơ bản của bản chất của họ, họ có khả năng chọn lựa làm sao để bộc lộ những cảm xúc tức giận theo những cách có tính xây dựng, hợp đạo đức và phù hợp với những mục tiêu và lợi ích tốt nhất của họ. Quan điểm nạn nhân sẽ không còn kiểm soát được họ và cuộc sống của họ.
Nguồn: PsychologyToday