Ngay khi Sở GD-ĐT TP.HCM vừa công bố số liệu học sinh (HS) đăng ký vào lớp 10 công lập, không ít phụ huynh và HS lớp 9 hốt hoảng phát hiện: “Nhiều trường có số nguyện vọng (NV) 1 gấp đôi, gấp ba chỉ tiêu”.
Cô Nguyễn Thị Hiền (bìa trái) hướng dẫn phụ huynh chỉnh sửa hồ sơ dự thi vào lớp 10 của học sinh lớp 9A12 Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM sáng 21-5 - Ảnh: Như Hùng
Chị Thường Khanh - phụ huynh ở Q.3 - cho biết: “Con tôi thích Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai nên đăng ký NV1 vào đó, NV2 vào Trường Phú Nhuận và NV3 vào Trường Marie Curie. Bây giờ xem số liệu thấy ba trường này trường nào cũng có lượng HS đăng ký cao ngất. Tôi lo quá, phải đến nhờ cô chủ nhiệm tư vấn lại”.
Những sai lầm
Trường hợp của con chị Khanh không phải hiếm. Theo cô T. - giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Q.3, nhiều HS chọn trường theo sở thích hoặc bạn bè rủ rê chứ không xét tới năng lực học tập của mình. Cô T. giải thích: “Không phải tôi không tin HS nhưng việc học là cả một quá trình. Suốt chín tháng theo dõi tôi thấy em không thể phấn đấu lên HS khá thì trong một tháng còn lại làm sao em vượt bậc được”.
15.000 học sinh sẽ rớt khỏi ba nguyện vọng
TP.HCM sẽ có 53.801 học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, các trường chỉ tuyển 39.058 học sinh. Như vậy, sẽ có gần 15.000 học sinh rớt khỏi ba nguyện vọng.
Ngoài ra, không ít trường hợp HS chọn NV theo suy nghĩ chủ quan của gia đình. Cũng tại một trường THCS thuộc Q.3, sau khi giáo viên chủ nhiệm tư vấn nên chuyển đổi NV sang trường khác, cha của một HS đã gọi điện về nhà... xin ý kiến mẹ bởi: “Ở nhà bà nội cháu quyết định tất cả”.
Sau hồi giải thích, từ đầu dây bên kia bà nội HS phán: “Cứ giữ nguyên như thế, không chuyển đổi gì hết.” Dù kiên trì thuyết phục nhưng cuối cùng vì bà nội giữ nguyên ý định cho cháu vào Trường Phú Nhuận nên cả hai cha con HS trên đành ngậm ngùi... không đổi NV.
Từ ngày 19-5 đến nay, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn TP đã phải xếp lịch tư vấn cho từng phụ huynh trong việc chuyển đổi NV vào lớp 10. Cô P. - một giáo viên ở Q.1 - kể: “Nhà trường tuyên truyền rất kỹ nhưng không ít phụ huynh vẫn ảo tưởng về lực học của con mình. Họ bắt con phải đăng ký NV vượt lên so với học lực bình thường của HS, đồng thời đặt yêu cầu: “Con phải nỗ lực để vào được trường X, trường Y...” gây áp lực nặng nề cho HS”.
Trừ đi ít nhất 3 điểm
Ông Trần Mậu Minh - hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, người có thâm niên theo dõi sát các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm - dự báo: “Rất có thể năm nay điểm chuẩn tại một số trường thuộc tốp giữa sẽ thay đổi”.
Cũng theo ông Minh, khi chọn NV phụ huynh căn cứ vào điểm kiểm tra học kỳ II của HS vẫn chưa chính xác (lấy tổng điểm môn toán, văn (nhân đôi), ngoại ngữ). Vì đề thi tuyển sinh luôn khó hơn đề kiểm tra học kỳ, chưa kể đến ngày thi nếu tâm lý không tốt HS sẽ khó làm bài thi được như bình thường. Do vậy, phải lấy tổng điểm kiểm tra học kỳ II (ba môn toán, văn, ngoại ngữ) trừ đi ít nhất 3 điểm rồi mới so sánh với điểm chuẩn lớp 10 của năm trước để chọn trường đăng ký NV1. NV2 sẽ là trường thấp hơn NV1 ít nhất 3 điểm. NV3 thấp hơn NV2 ít nhất 3 điểm”.
Ông Lê Hồng Sơn, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “Nếu lực học của HS tương đương hoặc nhỉnh hơn chút đỉnh so với trường THPT đã chọn thì cứ giữ nguyên NV, không cần phải điều chỉnh. Những trường hợp cần điều chỉnh là khi lực học của HS thấp hơn điểm chuẩn của các trường; trong bản thống kê NV, trường đó lại có số lượng đăng ký NV1 cao hơn chỉ tiêu quá nhiều... Điều quan trọng nữa là không nên ghi NV 1, 2, 3 vào cùng một trường - rất phiêu lưu. Trong đó, NV3 phải là “điểm đến an toàn” - tức nên chọn trường có điểm chuẩn thấp hơn nhiều so với lực học của HS”.
Theo TTO.
Cô Nguyễn Thị Hiền (bìa trái) hướng dẫn phụ huynh chỉnh sửa hồ sơ dự thi vào lớp 10 của học sinh lớp 9A12 Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, TP.HCM sáng 21-5 - Ảnh: Như Hùng
Những sai lầm
Trường hợp của con chị Khanh không phải hiếm. Theo cô T. - giáo viên Trường THCS Đoàn Thị Điểm, Q.3, nhiều HS chọn trường theo sở thích hoặc bạn bè rủ rê chứ không xét tới năng lực học tập của mình. Cô T. giải thích: “Không phải tôi không tin HS nhưng việc học là cả một quá trình. Suốt chín tháng theo dõi tôi thấy em không thể phấn đấu lên HS khá thì trong một tháng còn lại làm sao em vượt bậc được”.
15.000 học sinh sẽ rớt khỏi ba nguyện vọng
TP.HCM sẽ có 53.801 học sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập. Trong khi đó, các trường chỉ tuyển 39.058 học sinh. Như vậy, sẽ có gần 15.000 học sinh rớt khỏi ba nguyện vọng.
Ngoài ra, không ít trường hợp HS chọn NV theo suy nghĩ chủ quan của gia đình. Cũng tại một trường THCS thuộc Q.3, sau khi giáo viên chủ nhiệm tư vấn nên chuyển đổi NV sang trường khác, cha của một HS đã gọi điện về nhà... xin ý kiến mẹ bởi: “Ở nhà bà nội cháu quyết định tất cả”.
Sau hồi giải thích, từ đầu dây bên kia bà nội HS phán: “Cứ giữ nguyên như thế, không chuyển đổi gì hết.” Dù kiên trì thuyết phục nhưng cuối cùng vì bà nội giữ nguyên ý định cho cháu vào Trường Phú Nhuận nên cả hai cha con HS trên đành ngậm ngùi... không đổi NV.
Từ ngày 19-5 đến nay, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 tại các trường THCS trên địa bàn TP đã phải xếp lịch tư vấn cho từng phụ huynh trong việc chuyển đổi NV vào lớp 10. Cô P. - một giáo viên ở Q.1 - kể: “Nhà trường tuyên truyền rất kỹ nhưng không ít phụ huynh vẫn ảo tưởng về lực học của con mình. Họ bắt con phải đăng ký NV vượt lên so với học lực bình thường của HS, đồng thời đặt yêu cầu: “Con phải nỗ lực để vào được trường X, trường Y...” gây áp lực nặng nề cho HS”.
Trừ đi ít nhất 3 điểm
Ông Trần Mậu Minh - hiệu trưởng Trường THCS Trần Văn Ơn, Q.1, người có thâm niên theo dõi sát các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm - dự báo: “Rất có thể năm nay điểm chuẩn tại một số trường thuộc tốp giữa sẽ thay đổi”.
Cũng theo ông Minh, khi chọn NV phụ huynh căn cứ vào điểm kiểm tra học kỳ II của HS vẫn chưa chính xác (lấy tổng điểm môn toán, văn (nhân đôi), ngoại ngữ). Vì đề thi tuyển sinh luôn khó hơn đề kiểm tra học kỳ, chưa kể đến ngày thi nếu tâm lý không tốt HS sẽ khó làm bài thi được như bình thường. Do vậy, phải lấy tổng điểm kiểm tra học kỳ II (ba môn toán, văn, ngoại ngữ) trừ đi ít nhất 3 điểm rồi mới so sánh với điểm chuẩn lớp 10 của năm trước để chọn trường đăng ký NV1. NV2 sẽ là trường thấp hơn NV1 ít nhất 3 điểm. NV3 thấp hơn NV2 ít nhất 3 điểm”.
Ông Lê Hồng Sơn, phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, đưa ra lời khuyên: “Nếu lực học của HS tương đương hoặc nhỉnh hơn chút đỉnh so với trường THPT đã chọn thì cứ giữ nguyên NV, không cần phải điều chỉnh. Những trường hợp cần điều chỉnh là khi lực học của HS thấp hơn điểm chuẩn của các trường; trong bản thống kê NV, trường đó lại có số lượng đăng ký NV1 cao hơn chỉ tiêu quá nhiều... Điều quan trọng nữa là không nên ghi NV 1, 2, 3 vào cùng một trường - rất phiêu lưu. Trong đó, NV3 phải là “điểm đến an toàn” - tức nên chọn trường có điểm chuẩn thấp hơn nhiều so với lực học của HS”.
Theo TTO.