Làm sao để từ chối một cách nhã nhặn?

  • Thread starter Thread starter Butchi
  • Ngày gửi Ngày gửi

Butchi

VPP Sơn Ca
Xu
92
[FONT=&quot]Trong nhiều người chúng ta, việc phải từ chối một ai đó là điều khó khăn nhất. Có thể đó là những người thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc quen biết, họ sẽ đè ép lên chúng ta bằng những yêu cầu về thời gian hay tiền bạc, hoặc cả hai. Vậy, nếu không muốn thì làm thế nào để nói “không”, để từ chối một cách lịch sự, nhã nhặn nhưng kiên quyết?

[/FONT]
[FONT=&quot]
tu%20choi.jpg
[/FONT]​
[FONT=&quot]Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những [/FONT]​
[FONT=&quot]bực bội không đáng có bằng những lời từ chối nhã nhặn.

[/FONT]​
Từ chối không phải là tàn nhẫn hay thô lỗ. Nhưng một số người không bao giờ nói “không” trong bất kỳ trường hợp nào. Họ từ chối bằng cách tránh gặp măt, tránh né nói chuyện qua điện thoại hoặc lấp lững, muốn những người khác tự hiểu rằng họ muốn từ chối. Đôi khi cũng có kết quả, nhưng từ chối bằng cách gửi những thông điệp phi ngôn từ như vậy sẽ làm căng thẳng cả hai bên một cách không cần thiết.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy trong lòng rất muốn từ chối, hãy sử dụng một trong những cách sau đây:

[FONT=&quot]1) Đưa ra thông điệp của bạn một cách nhã nhặn: “Tôi rất muốn, nhưng…”.

[/FONT] [FONT=&quot]“Tôi rất muốn, nhưng…”. Cách nói như vậy rất hữu dụng trong xã giao, trong kinh doanh, nhất là khi từ chối một cuộc hẹn.

[/FONT] [FONT=&quot]2) Từ chối theo kiểu tích cực: “Nhưng ngay lúc này…”.

[/FONT] [FONT=&quot]“Đây là một ý hết sức tuyệt, nhưng ngay lúc này…”. Nói câu từ chối theo cách tích cực này có thể tránh được sự thương tổn về mặt tình cảm. “Nhưng ngay lúc này” có ý nghĩa như là sự hứa hẹn cho sau này, một kiểu mở ngõ cánh cửađôi chút.

[/FONT] [FONT=&quot]3) Chú ý lắng nghe và dành thời gian suy nghĩ: “Để tôi suy nghĩ đã…”.

[/FONT] “Để tôi suy nghĩ đã…” Cái mẹo này sẽ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ để kiếm lời từ chối khéo léo. Sau khi cân nhắc, nếu bạn vẫn muốn nói không thì hãy đơn thuần nói "không " và đưa ra lý do chính yếu. Người khác sẽ cảm kích vì bạn đã biết lắng nghe và coi trọng yêu cầu của họ (dù bạn từ chối).
[FONT=&quot]
4) Từ chối với vẻ hài hước.

[/FONT] [FONT=&quot]“Tôi nghĩ chắc là không được đâu, vì tôi còn kém lắm” hoặc “Ồ! Nó có vẻ không tiện lắm”. Phần lớn người ta sẽ không ép bạn phải giải thích, nhưng nếu bị hỏi, bạn chỉ cần nói: “Đó không phải là điều tôi quen làm, tôi sợ lại vướng nữa thì khổ”.

[/FONT] [FONT=&quot]5) Nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán.

[/FONT] [FONT=&quot]Thỉnh thoảng, cách từ chối đơn giản nhất và tốt nhất là nói “không” một cách thẳng thắn. Đôi khi, khó từ chối nhất là những lời bóng gió và thở dài, họ sử dụng tình cảm để bạn phải trả lời đồng ý. Trong trường hợp này, một lời nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán sẽ ngăn được hiều lầm. Nó giúp cả hai phía không bị đi sai hướng và lãng phí thời giờ. Bạn không bắt buộc phải luôn là người cứu hộ.

[/FONT] Theo các nhà tâm lý, khó nhất là nói lời từ chối lần đầu tiên. Dù vậy, nếu bạn không thu được kết quả với lời từ chối lần đầu thì đó không phải là vấn đề. Bởi vì sau đó bạn sẽ dễ dàng hơn để từ chối lần thứ hai. Hãy nhớ, bạn luôn luôn có quyền nói “không” và hiếm khi bạn bị bắt buộc phải giải thích nó. Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những bực bội không đáng có bằng những lời từ chối nhã nhặn. Sự quyết đoán đó không phải là thái độ sỗ sàng, mà đó là sự thể hiện kính trọng của bạn đối với người khác và cả với chính mình.
[FONT=&quot]
Tuấn Phong tổng hợp. (Hieuhoc.com)
[/FONT]​
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top