rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Nếu bạn liên tục tập trung vào việc làm thế giới trở thành một nơi tốt hơn bằng một số phương pháp nhỏ bé thì bạn và những người thân yêu của bạn sẽ hạnh phúc hơn, cuộc đời bạn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn.
Mạng lưới cảm xúc: Mọi thứ chúng ta làm khiến thế giới trở nên tốt hơn hoặc tệ đi.
Trong thời đại của chúng ta, khi lợi ích bản thân là chuẩn tắc và những người khác chỉ được xem là có giá trị khi họ nhất trí với chúng ta và xác minh cảm xúc của chúng ta, thì thật dễ dàng quên mất mối quan hệ nối kết của chúng ta. Trong thực tế, nghiên cứu về hạnh phúc cho thấy sự tập trung duy nhất vào bản thân đến nỗi gây tổn hại cho người khác là một con đường chắc chắn đưa đến bất hạnh. Đây là lý do tại sao.
Tất cả động vật, bao gồm con người, bộc lộ cảm xúc để tương tác với nhau. Sự xung hấn là ví dụ nổi bật nhất. Con chó gầm gừ, con rắn rít lên, con ngựa đứng cao và đẩy chân trước về phía trước, con bò đực đá cát, con khỉ đột đấm vào ngực, và con người gồng cơ bắp. Con người từ lâu đã biết rống lên, đó là lí do tại sao chúng ta nói bằng giọng vang hơn và đe dọa khi tức giận và muốn hét lên trong lúc kẹt xe. Cũng có những cử chỉ rõ ràng, dù ít nổi bật biểu hiện sự tán tỉnh, sự yêu thích và sự vui đùa ở con người và những loài động vật xã hội khác.
Các loài động vật xã hội, bao gồm con người, bộc lộ tốt những tín hiệu cảm xúc tinh tế - hầu hết những tín hiệu đó nằm ngoài ý thức – và chúng cũng tác động đến việc chúng ta tương tác với người khác như thế nào. Giống như tất cả các loài động vật xã hội, chúng ta có thể cảm nhận được khi một ai đó bộc lộ năng lượng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, ngay cả nếu anh/cô ấy không có dấu hiệu hành vi công khai. Dù chúng ta không thể biết được họ đang nghĩ gì, nhưng chúng ta có thể đọc được những giai điệu cảm xúc của đa số mọi người – cho dù họ đang im lặng hoặc họ đang la hét – với một mức độ chính xác.
Ngay cả khi chúng ta cố tình chặn những nhận thức của chúng ta về người khác, thì chúng ta vẫn có sự nhạy cảm tự nhiên trước cảm xúc của người khác. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy khác biệt khi bạn phớt lờ người bạn đời của bạn, so với khi bạn cảm nhận khi anh/cô ấy không còn ở trong phòng với bạn. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy khác biệt khi bạn là người duy nhất đang đi bộ trên vỉa hè, so với cảm nhận bạn có khi vỉa hè đầy người, những người mà bạn cố phớt lờ.
Sự nhạy cảm bẩm sinh của chúng ta trước những trạng thái cảm xúc của người khác bắt nguồn từ bản chất xã hội của hệ thần kinh trung ương của chúng ta. Từ buổi sơ khai của chúng ta trên hành tinh này, loài người sống trong các nhóm và bộ lạc và nói chuyện với nhau, trong thời đại trước khi có ngôn ngữ, chủ yếu bằng sự truyền cảm xúc. Chúng ta vẫn truyền thông chủ yếu bằng sự truyền cảm xúc, đó là lí do tại sao những kỹ thuật truyền thông mà không có kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, thì hầu như không hữu ích. Chúng ta là những động vật xã hội, bẩm sinh tương tác về mặt cảm xúc, theo những cách tinh tế, sâu sắc với những người mà chúng ta gặp. Ở một mức độ sâu xa, thuộc cơ thể, chúng ta liên tục nhận được năng lượng – và đóng góp năng lượng vào – một mạng lưới cảm xúc bao gồm tất cả những người mà chúng ta tương tác với họ và tất cả những người mà họ tương tác. Mỗi người mà bạn đi qua trên đường phản ứng một cách tinh tế với bạn và ngược lại. Những người mà bạn đi qua lại tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người khác mà anh/cô ấy đi qua. Trong mạng lưới cảm xúc, bạn không bao giờ chỉ phản ứng với một người mà với tất cả mọi người mà người đó vừa đi qua, và bạn ảnh hưởng đến những người mà người đó sẽ gặp sau đó.
Dù thích hay không, chúng ta vẫn có mối kết nối về cảm xúc với tất cả những người mà chúng ta trông thấy. Chúng ta chỉ có một lựa chọn là làm cho mối kết nối tích cực hoặc tiêu cực, bộc lộ tình thương hoặc sự tức giận, tẩy sạch sự ô nhiễm cảm xúc hoặc gây ra ô nhiễm cảm xúc. Đây là tin tốt: Những sự đóng góp nhỏ bé tích cực cho mạng lưới cảm xúc biến thế giới thành một nơi tốt hơn, và nếu làm việc này một cách kiên định thì nó sẽ đảm bảo cho hạnh phúc lâu dài của bạn.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/anger-in-the-age-entitlement/201403/how-create-happiness-lasts
Mạng lưới cảm xúc: Mọi thứ chúng ta làm khiến thế giới trở nên tốt hơn hoặc tệ đi.
Trong thời đại của chúng ta, khi lợi ích bản thân là chuẩn tắc và những người khác chỉ được xem là có giá trị khi họ nhất trí với chúng ta và xác minh cảm xúc của chúng ta, thì thật dễ dàng quên mất mối quan hệ nối kết của chúng ta. Trong thực tế, nghiên cứu về hạnh phúc cho thấy sự tập trung duy nhất vào bản thân đến nỗi gây tổn hại cho người khác là một con đường chắc chắn đưa đến bất hạnh. Đây là lý do tại sao.
Tất cả động vật, bao gồm con người, bộc lộ cảm xúc để tương tác với nhau. Sự xung hấn là ví dụ nổi bật nhất. Con chó gầm gừ, con rắn rít lên, con ngựa đứng cao và đẩy chân trước về phía trước, con bò đực đá cát, con khỉ đột đấm vào ngực, và con người gồng cơ bắp. Con người từ lâu đã biết rống lên, đó là lí do tại sao chúng ta nói bằng giọng vang hơn và đe dọa khi tức giận và muốn hét lên trong lúc kẹt xe. Cũng có những cử chỉ rõ ràng, dù ít nổi bật biểu hiện sự tán tỉnh, sự yêu thích và sự vui đùa ở con người và những loài động vật xã hội khác.
Các loài động vật xã hội, bao gồm con người, bộc lộ tốt những tín hiệu cảm xúc tinh tế - hầu hết những tín hiệu đó nằm ngoài ý thức – và chúng cũng tác động đến việc chúng ta tương tác với người khác như thế nào. Giống như tất cả các loài động vật xã hội, chúng ta có thể cảm nhận được khi một ai đó bộc lộ năng lượng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực, ngay cả nếu anh/cô ấy không có dấu hiệu hành vi công khai. Dù chúng ta không thể biết được họ đang nghĩ gì, nhưng chúng ta có thể đọc được những giai điệu cảm xúc của đa số mọi người – cho dù họ đang im lặng hoặc họ đang la hét – với một mức độ chính xác.
Ngay cả khi chúng ta cố tình chặn những nhận thức của chúng ta về người khác, thì chúng ta vẫn có sự nhạy cảm tự nhiên trước cảm xúc của người khác. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy khác biệt khi bạn phớt lờ người bạn đời của bạn, so với khi bạn cảm nhận khi anh/cô ấy không còn ở trong phòng với bạn. Đó là lý do tại sao bạn cảm thấy khác biệt khi bạn là người duy nhất đang đi bộ trên vỉa hè, so với cảm nhận bạn có khi vỉa hè đầy người, những người mà bạn cố phớt lờ.
Sự nhạy cảm bẩm sinh của chúng ta trước những trạng thái cảm xúc của người khác bắt nguồn từ bản chất xã hội của hệ thần kinh trung ương của chúng ta. Từ buổi sơ khai của chúng ta trên hành tinh này, loài người sống trong các nhóm và bộ lạc và nói chuyện với nhau, trong thời đại trước khi có ngôn ngữ, chủ yếu bằng sự truyền cảm xúc. Chúng ta vẫn truyền thông chủ yếu bằng sự truyền cảm xúc, đó là lí do tại sao những kỹ thuật truyền thông mà không có kỹ năng điều chỉnh cảm xúc, thì hầu như không hữu ích. Chúng ta là những động vật xã hội, bẩm sinh tương tác về mặt cảm xúc, theo những cách tinh tế, sâu sắc với những người mà chúng ta gặp. Ở một mức độ sâu xa, thuộc cơ thể, chúng ta liên tục nhận được năng lượng – và đóng góp năng lượng vào – một mạng lưới cảm xúc bao gồm tất cả những người mà chúng ta tương tác với họ và tất cả những người mà họ tương tác. Mỗi người mà bạn đi qua trên đường phản ứng một cách tinh tế với bạn và ngược lại. Những người mà bạn đi qua lại tiếp tục gây ảnh hưởng đến những người khác mà anh/cô ấy đi qua. Trong mạng lưới cảm xúc, bạn không bao giờ chỉ phản ứng với một người mà với tất cả mọi người mà người đó vừa đi qua, và bạn ảnh hưởng đến những người mà người đó sẽ gặp sau đó.
Dù thích hay không, chúng ta vẫn có mối kết nối về cảm xúc với tất cả những người mà chúng ta trông thấy. Chúng ta chỉ có một lựa chọn là làm cho mối kết nối tích cực hoặc tiêu cực, bộc lộ tình thương hoặc sự tức giận, tẩy sạch sự ô nhiễm cảm xúc hoặc gây ra ô nhiễm cảm xúc. Đây là tin tốt: Những sự đóng góp nhỏ bé tích cực cho mạng lưới cảm xúc biến thế giới thành một nơi tốt hơn, và nếu làm việc này một cách kiên định thì nó sẽ đảm bảo cho hạnh phúc lâu dài của bạn.
Nguồn
https://www.psychologytoday.com/blog/anger-in-the-age-entitlement/201403/how-create-happiness-lasts