Một số phương án hạn chế lạm phát
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, chuyển mạnh sang công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ công nghệ cao và hiện đại. Hạn chế các ngành khai thác tài nguyên quá lớn gây ô nhiễm môi trường, các ngành gia công và kinh doanh bất động sản.
Hai là, quản lý nguồn đầu tư của nhà nước có hiệu quả hơn, đặc biệt là các dự án đầu tư phải được thẩm định kỹ, có tham khảo rộng rãi trước khi phê duyệt. Thực hiện tốt cân đối thu chi, không để thâm hụt ngân sách cao, điều chỉnh mức chi tiêu công hợp lý, tránh thất thoát trong đầu tư, chống tham nhũng, cắt giảm các công trình đầu tư kém hiệu quả.
Ba là, Tiếp thu các nghiên cứu đề xuất của cá nhân, tổ chức trong việc thực hiện các chính sách, biện pháp bình ổn giá cả thị trường, kiềm chế và đẩy lùi lạm phát. Tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh mặt bằng giá, quan hệ giá sao cho phù hợp với tình hình sản xuất và chi phí sản xuất, giữ quan hệ công nông hợp lý, cũng như quan hệ cung cầu và biến động giá cả trên thị trường thế giới. Quản lý có hiệu quả các mặt hàng chủ chốt. Hoàn thiện cơ chế quản lý giá và kiểm soát giá độc quyền và cạnh tranh.
Bốn là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đặc biệt là khoa học về lạm phát. Mở rộng giao lưu, hợp tác và học tập kinh nghiệp chống lạm phát ở các nước trên thế giới.