Chien Tong
New member
- Xu
- 33
Những thành tựu cơ bản Những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn của tình hình kinh tế trong nước, quốc tế và những diễn biến khó lường của thời tiết, nhưng ngành lâm nghiệp tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện tập trung ở những mặt sau:
Một là, diện tích rừng tăng nhanh, ổn định; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật giảm dần. 5 năm qua, bình quân trồng khoảng 220.000 ha/năm. Khoanh nuôi tái sinh 460.000 ha/năm, trong đó khoảng 50.000 ha thành rừng/năm.
Áp dụng một số giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rừng trồng, đã tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7-8 m3/ha/năm lên 12-15 m3/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 40 m3/ha/năm; độ che phủ của rừng tăng từ 39,1% năm 2009 lên khoảng 40,7% năm 2015. Vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại; công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ được tăng cường, đã kiềm chế, giảm 70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so với 5 năm trước.
Rừng xanh quyến rũHai là, sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, sản xuất lâm sản hàng hóa ngày càng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới; đời sống người làm nghề rừng được nâng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng nhanh những năm gần đây (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 5,5%, năm 2013 đạt 6,0%, năm 2014 đạt 7,09%, năm 2015 đạt khoảng 7,5%). Sản lượng gỗ rừng trồng tăng 2,5 lần trong 5 năm qua, đạt khoảng 17 triệu m3 vào năm 2015. Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bền vững, sản lượng khai thác giảm từ 350 nghìn m3 năm 2009, còn 160 nghìn m3 năm 2013, đã dừng khai thác chính từ năm 2014. Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, sản phẩm chế biến đa dạng theo yêu cầu thị trường.
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, các thị trường đã phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng hơn 1,65 lần trong 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 6,9 tỷ USD năm 2015. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng thích ứng có hiệu quả với biến đổi thị trường và vận hành theo tín hiệu thị trường, giải quyết hài hòa các rào cản thương mại quốc tế. Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, có hộ thu nhập từ 150-250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng.
Ba là, chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản. Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn đầu tư được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng đặc dụng... Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng với khoảng 4,6 triệu ha.
Bốn là, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa. Ngành lâm nghiệp đã hợp tác với các đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Công ước và nhiều hiệp định vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế; hợp tác với các nước có chung đường biên giới được tăng cường. Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành.
Một là, diện tích rừng tăng nhanh, ổn định; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật giảm dần. 5 năm qua, bình quân trồng khoảng 220.000 ha/năm. Khoanh nuôi tái sinh 460.000 ha/năm, trong đó khoảng 50.000 ha thành rừng/năm.
Áp dụng một số giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canh rừng trồng, đã tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7-8 m3/ha/năm lên 12-15 m3/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 40 m3/ha/năm; độ che phủ của rừng tăng từ 39,1% năm 2009 lên khoảng 40,7% năm 2015. Vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại; công tác phòng chống cháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ được tăng cường, đã kiềm chế, giảm 70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so với 5 năm trước.
Rừng xanh quyến rũ
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó, các thị trường đã phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc). Kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng hơn 1,65 lần trong 5 năm, từ 4,2 tỷ USD năm 2011 lên khoảng 6,9 tỷ USD năm 2015. Ngành công nghiệp chế biến lâm sản ngày càng thích ứng có hiệu quả với biến đổi thị trường và vận hành theo tín hiệu thị trường, giải quyết hài hòa các rào cản thương mại quốc tế. Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, có hộ thu nhập từ 150-250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từ trồng rừng.
Ba là, chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lý nhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thức của xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn. Việc giao đất, giao rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản. Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư cho rừng đặc dụng và rừng phòng hộ và chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tư toàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn đầu tư được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách nhà nước.
Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tục được hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020. Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định 07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng; Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển rừng đặc dụng... Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thành nguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộ gia đình tham gia bảo vệ rừng với khoảng 4,6 triệu ha.
Bốn là, hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiều sâu theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa. Ngành lâm nghiệp đã hợp tác với các đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Công ước và nhiều hiệp định vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế; hợp tác với các nước có chung đường biên giới được tăng cường. Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triển ngành.