Làm mới và luôn được cách tân đó là thơ...

small star

Moderator
Xu
94
Hiện nay chưa có một khái niệm xác đáng về thơ. Nhà thơ Blagadimitrova người Bungari tâm sự: “Ôi nếu tôi biết thơ là gì thì cả đời tôi chẳng phải khổ sở thế”. Nhà thơ Chế Lan Viên luôn tự vấn “Thực ra tôi chưa hiểu hết thơ đâu, tôi cũng có định nghĩa nhiều lần đấy, nói hẳn hoi, viết hẳn hoi. Nhưng lần này định nghĩa thì lần sau nắn lại, chỗ này định nghĩa thì chỗ khác bổ sung. Vẫn còn nghĩ tiếp, nghĩ tiếp mà”.

Bản chất của con người là thơ, thơ xuất phát từ những cảm xúc, những cảm xúc ấy được dồn nén vào con chữ và tạo nên giá trị nghệ thuật mà người ta gọi đó là thơ. Điều cốt lõi trong thơ đó là chất tình, trong cuộc sống ai mà không có cái tình đó. Ai nấy đều có thể hiểu rằng thơ là một loại hình ngh ệ thuật năng động, luôn bi ến đổi theo chiều hướng xã hội . Đối tượng tiếp nhận thơ vô cùng phong phú vì th ế đòi hỏi thơ phải luôn tự đổi mới mình. Đi ều này có nghĩa sự lặp lại trong sáng tạo tác phẩm ở mọi thể loại là điều không thể chấp nhận được. Hiện nay có rất nhiều bài báo viết về các cây bút trẻ làm thơ. Có người cho rằng lớp trẻ hiện sáng tác thơ vẫn theo lối mòn. Lại có ý kiến cho rằng đã xuất hiện những bứt phá, những cách tân song sự cố gắng ấy chỉ lẻ tẻ ở một số người. Bên cạnh đó nhiều người còn nhận xét các cây bút hiện nay đang cố tìm giải pháp, tạo ra sự đặc biệt thậm chí là “sốc” để khẳng định mình. Theo tôi dù ở khía cạnh nào các cây bút cũng nên đề cao giá trị văn hoá. Hãy khẳng định mình qua những sáng tác đời thường. Ở đó có thể là góc sân, mảnh vườn hay đến những cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ mà đôi lúc chỉ có thơ mới diễn tả hết vẻ đẹp của nó. Nhất định những sáng tác ấy phải dễ gần , phải đi vào lòng người dù được thể hiện ở hình thức mới mẻ nào.

Từ khi Đại hội Đảng lần thứ VI (năm 1986) đã bước sang một trang mới, thuận lợi cho sự phát triển của toàn xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Theo đó thơ văn trẻ ngày càng có xu hướng gợi mở, để cho người đọc tự gói lại tác phẩm theo cách thức của mình. Lao động nghệ thuật là cả một quá trình lao động mệt mài, vất vả vì thế nó đòi hỏi cả người tiếp cận tác phẩm ấy cũng phải vận động và vận động không ngừng. Đây là sự giao thoa văn hoá, trí tuệ lẫn nhau thông qua tác phẩm văn học. Phải công bằng mà nói b ây giờ và mãi về sau vẫn còn nhiều người làm thơ và đọc thơ. Thơ hay thì người ta đọc và nhớ hết bài, thơ dở thì người ta “liếc mắt trông ngang”. Điều thật đáng buồn, hiện nay có nhiều người tự đặt ra cho mình mục tiêu để viết thơ, họ cố “nặn” ra đứa con tinh thần của mình để rồi người đọc dễ tính nhất cũng không đọc và hiểu hết bài thơ. Không biết đấy có phải "cái gọi là nhà thơ" tự cho mình theo trường phái mới vượt qua tầm suy nghĩ của đại chúng hay không ?

Xét ở một khía cạnh tôi đ ồng ý với quan điểm phẩm chất của thơ không phải ở chỗ thơ mới hay cũ, hiện đại hay cổ điển, truyền thống hay cách tân mà là ở chỗ, đó là “thơ chính hiệu” hay chỉ là “cái giống thơ”. Nhưng xét cho cùng để làm nên được “thơ chính hiệu” dĩ nhiên là lĩnh hội đủ tất cả các yếu tố trên. Tôi cũng không đ ồng tình với ý kiến của ai đó: “Cứ làm thơ được gọi là nhà thơ”. Hiện nay có không ít những người khuẩy mũi vào thơ, vì có rất nhiều nhà thơ ở các câu lạc bộ phường xóm. Có thể cách nhìn này phím diện vì nghĩ rằng tất cả hội viên làm thơ đó đều là nhà thơ song cũng thật hay khi các cây bút tự đề cao mình và xem mình như một nhà thơ thực thụ. Điều này hoàn toàn hợp lý khi có cái giống thơ chứ không phải là thơ. Th ật tội nghiệp khi người ta đánh đồng cái giống thơ với thơ, đành rằng những cái giống thơ ấy đang thịnh hành như một thứ “mốt”. Thơ là sáng tạo cuộc sống, nó song song với cuộc sống, nó không miêu tả cuộc sống như lâu nay người ta quan niệm. Thơ không tả chân, không thẳng thắn như một lời tuyên ngôn mà nó mềm mại, uyển chuyển như một thiếu nữ vậy. Quyến rũ đấy, trữ tình đấy nhưng thơ không hề đánh lừa người ta. Nàng thơ dù ở trong tư thế nào cũng kheo mình cũng lung linh bởi nó hội tụ chức năng thẩm mĩ. Nghĩa là nói đến thơ là đề cập tới sự sáng tạo nghệ th u ật và sự sáng tạo nào mà không đẹp. Sản phẩm thơ phải là thơ đích thực mà phẩm chất trước tiên phải hay và đẹp, không phải là thứ giả thơ. Có như thế thơ mới trở thành một “lời kinh cầu” trong đời sống tâm linh con người và thật sự tồn tại trong cõi nhân sinh.

Có lẽ những ồn ào quậy phá không có chỗ đứng trong thi ca. Thơ là sự mệt mài sáng tạo, không nên nghĩ rằng có ngôn ngữ sẽ làm được thơ (mặc dù như tôi nói ban đầu bản chất của con người là thơ) Nếu có quan điểm này thì theo nhà thơ Trần Mạnh Hảo đó là “phong cách” của những người “tự dịch thơ mình ra tiếng Việt”. Hãy nhận thức một cách sâu sắc giá trị nhân văn trong sáng tạo tác phẩm, có vậy văn thơ mới không bị rẻ mạt, ế ẩm...

Niềm đam mê, tài năng, những lao động nghệ thuật nghiêm túc sẽ giúp các cây bút có định hướng rõ ràng. Thế hệ trẻ hiện nay có sự hiểu biết rộng, họ thích khám phá, sáng tạo, đây là phẩm chất của người nghệ sĩ vậy tại sao chúng ta còn e ngại trước những khám phá sáng tạo của các cây bút trẻ? Có nên tạo dựng cho họ niềm tin để khơi dậy sự sáng tạo? Như thế họ sẽ “trình làng” những sản phẩm thơ của họ trước công chúng. Nhưng cũng không quá dễ dãi đối với tác phẩm để biến nó thành món ăn “hỗ lốn”. Thơ ca không dung nạp những hạt sạn vì thế không nên biến nó thành những vết dơ bẩn làm mất đi ngôi nhà thơ huyền diệu, sự bình yên của mỗi tâm hồn con người.

Vấn đề cách tân trong quá trình sáng tạo đổi mới thơ ca luôn là một tiếng gọi từ trong vô thức của nhà thơ và cũng là bản chất của thơ. Bởi vì cái sức rung động của một bài thơ chỉ có thể vào sâu và lan rộng nếu đã thâu góp được cái sức rung động của vô biên, nghĩa là của muôn nghìn cõi đất. Và nói như Cyprian Norwid, một nhà thơ Ba Lan “Thế giới này rốt cuộc chỉ còn lại hai thứ, chỉ hai thứ thôi: Thi ca và lòng nhân ái... không còn gì khác”.

Đăng Hạ
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top