rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Những chuyện này đã từng xảy ra với bạn chưa?
Sếp của bạn – hoặc người yêu của bạn – hồi âm email hoặc tin nhắn của bạn rất rất lâu.
Bạn đi bộ trên đường và mọi người không để ý đến bạn.
Bạn bị xem thường bởi một ai đó mà bạn từng rất cố gắng để làm hài lòng họ.
Bạn gửi hồ sơ xin việc và thậm chí không nhận được một thư từ chối.
Elie Wiesel đã viết “Sự đối lập của tình yêu không phải là căm ghét. Mà nó là sự thờ ơ, vô cảm.” Quả thật, bị phớt lờ có thể làm bạn thấy còn tồi tệ hơn bị từ chối, làm bạn cảm thấy như thể bạn hoàn toàn không quan trọng.
Khi bạn thường xuyên bị đối xử thờ ơ, bạn có thể có xu hướng xem bản thân là vô giá trị; Nếu đó là cảm xúc mặc định của bạn thì nó có lẽ là một dấu hiệu cho thấy bạn cần làm việc với bản thân.
Hoặc hãy xem xét bản thân: bạn có đang đòi hỏi quá nhiều? Bạn có nên nỗ lực để cải thiện một thứ gì đó về bản thân bạn, như là thái độ của bạn khi yêu cầu người khác?
Bạn nên xem xét những vấn đề đó, nhưng thường thì, thực tế là chuyện bị phớt lờ là một dấu hiệu của thời đại. Trong cuộc sống chuyển động nhanh của chúng ta, lịch sự có thể là một tai hoạ. Do đó nếu email của bạn bị phớt lờ thì có lẽ nó không phải bạn.
Câu chuyện của tôi có thể làm bạn yên lòng:
Tôi cảm thấy số tiền đóng góp bình thường của tôi cho các nhóm phi lợi nhuận là không mang lại đủ điều tốt đẹp, tôi đã viết một bài trên blog để tặng $100 – $500 cho những ai tin rằng số tiền đó sẽ giúp họ tạo ra một sự khác biệt. Tất cả những gì tôi yêu cầu là một email giải thích họ sẽ làm gì với số tiền đó. Đoán xem tôi nhận được bao nhiêu phản hồi?
Một.
Ngay cả khi tôi cho tiền một cách hào phóng, thì tôi cũng bị phớt lờ. Có lẽ nó có tính an ủi khi biết rằng bạn không cô độc.
Bạn phản ứng như thế nào khi bị phớt lờ có thể ảnh hưởng đến những mối quan hệ cá nhân và trong công việc của bạn: hãy nghĩ kỹ về chuyện than phiền với sếp của bạn rằng bạn cảm thấy bị phớt lờ. Dù ông/bà ấy có thể đối xử thờ ơ với bạn, thì một ông sếp bận rộn thực tế có thể đối xử với bạn không khác biệt gì với những người khác. Một khách hàng của tôi nói rằng sếp của anh ấy bực dọc vì việc trả lời những thư email tốn nhiều thời gian của ông ấy.
Lời cuối dành cho những người phớt lờ người khác:
Nếu bạn thưởng xuyên phớt lờ người khác, hãy nhớ rằng bạn đang đối xử với con người. Bạn có thể gây tổn thương cảm xúc cho người mà bạn phớt lờ hoặc chậm phản hồi thư/tin nhắn.
Thay vì phớt lờ email của một ai đó cho đến lúc bạn có thời gian rảnh để trả lời đầy đủ, hãy gửi một dòng như “Tôi sẽ quay lại vấn đề của bạn vào tuần tới.” Và nếu bạn đang phớt lờ một người vì bạn không thích phải nói Không, hãy nhận ra điều này, sự im lặng thực sự làm tổn thương người khác nhiều hơn – vì anh/ cô ấy đang chờ đợi không biết đến bao giờ. Nó không nhất thiết lấy quá nhiều thời gian của bạn. Một câu trả lời nhanh “Tôi xin lỗi, không, chúng tôi không thể làm việc với bạn về ý tưởng đó” thì tốt hơn là để một người chờ đợi vô vọng.
Nguồn
What to Do When You’re Being Ignored
Indifference is rude, but an angry response may not help.
Published on May 1, 2014 by Marty Nemko, Ph.D. in How To Do Life
Psychologytoday
Sếp của bạn – hoặc người yêu của bạn – hồi âm email hoặc tin nhắn của bạn rất rất lâu.
Bạn đi bộ trên đường và mọi người không để ý đến bạn.
Bạn bị xem thường bởi một ai đó mà bạn từng rất cố gắng để làm hài lòng họ.
Bạn gửi hồ sơ xin việc và thậm chí không nhận được một thư từ chối.
Elie Wiesel đã viết “Sự đối lập của tình yêu không phải là căm ghét. Mà nó là sự thờ ơ, vô cảm.” Quả thật, bị phớt lờ có thể làm bạn thấy còn tồi tệ hơn bị từ chối, làm bạn cảm thấy như thể bạn hoàn toàn không quan trọng.
Khi bạn thường xuyên bị đối xử thờ ơ, bạn có thể có xu hướng xem bản thân là vô giá trị; Nếu đó là cảm xúc mặc định của bạn thì nó có lẽ là một dấu hiệu cho thấy bạn cần làm việc với bản thân.
Hoặc hãy xem xét bản thân: bạn có đang đòi hỏi quá nhiều? Bạn có nên nỗ lực để cải thiện một thứ gì đó về bản thân bạn, như là thái độ của bạn khi yêu cầu người khác?
Bạn nên xem xét những vấn đề đó, nhưng thường thì, thực tế là chuyện bị phớt lờ là một dấu hiệu của thời đại. Trong cuộc sống chuyển động nhanh của chúng ta, lịch sự có thể là một tai hoạ. Do đó nếu email của bạn bị phớt lờ thì có lẽ nó không phải bạn.
Câu chuyện của tôi có thể làm bạn yên lòng:
Tôi cảm thấy số tiền đóng góp bình thường của tôi cho các nhóm phi lợi nhuận là không mang lại đủ điều tốt đẹp, tôi đã viết một bài trên blog để tặng $100 – $500 cho những ai tin rằng số tiền đó sẽ giúp họ tạo ra một sự khác biệt. Tất cả những gì tôi yêu cầu là một email giải thích họ sẽ làm gì với số tiền đó. Đoán xem tôi nhận được bao nhiêu phản hồi?
Một.
Ngay cả khi tôi cho tiền một cách hào phóng, thì tôi cũng bị phớt lờ. Có lẽ nó có tính an ủi khi biết rằng bạn không cô độc.
Bạn phản ứng như thế nào khi bị phớt lờ có thể ảnh hưởng đến những mối quan hệ cá nhân và trong công việc của bạn: hãy nghĩ kỹ về chuyện than phiền với sếp của bạn rằng bạn cảm thấy bị phớt lờ. Dù ông/bà ấy có thể đối xử thờ ơ với bạn, thì một ông sếp bận rộn thực tế có thể đối xử với bạn không khác biệt gì với những người khác. Một khách hàng của tôi nói rằng sếp của anh ấy bực dọc vì việc trả lời những thư email tốn nhiều thời gian của ông ấy.
Lời cuối dành cho những người phớt lờ người khác:
Nếu bạn thưởng xuyên phớt lờ người khác, hãy nhớ rằng bạn đang đối xử với con người. Bạn có thể gây tổn thương cảm xúc cho người mà bạn phớt lờ hoặc chậm phản hồi thư/tin nhắn.
Thay vì phớt lờ email của một ai đó cho đến lúc bạn có thời gian rảnh để trả lời đầy đủ, hãy gửi một dòng như “Tôi sẽ quay lại vấn đề của bạn vào tuần tới.” Và nếu bạn đang phớt lờ một người vì bạn không thích phải nói Không, hãy nhận ra điều này, sự im lặng thực sự làm tổn thương người khác nhiều hơn – vì anh/ cô ấy đang chờ đợi không biết đến bao giờ. Nó không nhất thiết lấy quá nhiều thời gian của bạn. Một câu trả lời nhanh “Tôi xin lỗi, không, chúng tôi không thể làm việc với bạn về ý tưởng đó” thì tốt hơn là để một người chờ đợi vô vọng.
Nguồn
What to Do When You’re Being Ignored
Indifference is rude, but an angry response may not help.
Published on May 1, 2014 by Marty Nemko, Ph.D. in How To Do Life
Psychologytoday