Làm cho thanh thiếu niên trở nên ít gây hấn

rubi_mos2002

New member
Xu
0

Tham khảo
Can You Make Teens Less Aggressive?
Teens who learn that behavior can change react less aggressively to others.
Published on June 19, 2013 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives


Ở trường học, luôn luôn có 1 vài đứa trẻ là đối tượng của sự trêu chọc và bắt nạt. Những đứa trẻ đó có thể có nhiều triệu chứng của trầm cảm. Chúng cũng có thể đánh lại những người làm chúng đau khổ và gây hấn với người khác.

Liệu có cách nào để phá vỡ chu kì của sự gây hấn này?

1 bài báo thú vị của David Yeager, Kali Trzewniewski, và Carol Dweck trên issue of Child Development (tháng 5,6/2013) đã khám phá câu hỏi này.

Carol Dweck và các cộng sự của bà đã lập luận rằng, con người có xu hướng nghĩ về những nét tính cách theo 1 trong 2 cách. Đôi khi họ có 1 thái độ thực thể (entity mindset), tin rằng tính cách là 1 vật cố định mãi mãi của tâm lý 1 người. Đôi lúc họ có 1 thái độ phát triển (incremental mindset), tin rằng những nét tính cách thay đổi theo thời gian.

Hầu hết những nét tính cách có thể thay đổi, và do đó thái độ phát triển có lẽ gần hơn với sự thật. Nhưng, nhiều trẻ em và người lớn làm theo 1 thái độ thực thể đối với tất cả những nét tính cách bao gồm: trí thông minh, tính đáng tin cậy và tính xung hấn.

Để làm cho trẻ em ít gây hấn, bạn có thể nghĩ rằng chiến lược tốt nhất là dạy cho chúng những kỹ năng đương đầu với sự thất vọng và xung đột với những đứa trẻ khác. Có lẽ, họ có thể dùng những kĩ năng đó để nghĩ khác đi về hành vi của họ.

Nếu bạn đã từng dành thời gian với thanh thiếu niên gần đây thì bạn biết rằng chúng chống đối lại bất kì nỗ lực nào yêu cầu chúng phải làm gì. Do đó, nó có thể không hiệu quả khi dạy thanh thiếu niên những chiến lược để giải quyết xung đột. Thay vào đó, nếu bạn cho chúng thông tin về những nét tính cách tâm lý như tính gây hấn có thể thay đổi theo thời gian, thì bạn có thể giúp chúng xử lí hiệu quả hơn với người khác.

Trong nghiên cứu của họ, khoảng 250 học sinh ở 1 trường phổ thông trong thành phố tham gia nghiên cứu này. 1 số học sinh ở trong điều kiện kiểm soát, hành vi của chúng được đánh giá mà không có bất kì sự can thiệp nào. Những học sinh khác tham gia vào 1 chương trình kéo dài trong 3 tuần, dạy chúng những kỹ năng đương đầu. Chúng được học về những điều như làm sao để xử lý với sự từ chối xã hội và làm thế nào để tập trung vào những khía cạnh tích cực trong cuộc sống của chúng. Nhóm thứ 3 tham gia vào 1 chương trình kéo dài trong 3 tuần dạy chúng về thái độ phát triển. Chúng học được rằng những nét tính cách có thể thay đổi theo thời gian, vì bộ não của con người luôn thay đổi. Chúng cũng được học về nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hành vi con người và làm thế nào mà sự thay đổi trong động cơ có thể làm thay đổi hành vi của họ.

Sau nhiều tuần can thiệp, những người tham gia được cho cơ hội bộc lộ hành vi gây hấn và giúp đỡ xã hội. Chúng chơi 1 trò chơi trên máy tính gọi là “Cyberball.” Trong trò này, 3 người chơi ngồi ở những phòng khác nhau để chơi 1 trò mà họ chuyền banh xung quanh. Những người chơi khác thực sự bị kiểm soát bởi máy tính. Sau vài lần chuyền banh đầu tiên, 2 người chơi khác chỉ chuyền banh cho nhau. Trò chơi này làm cho con người cảm thấy họ bị khai trừ.

Sau khi chơi trò này, những người tham gia đã tham gia 1 hoạt động nếm thử thức ăn, ở đó họ chuẩn bị thức ăn cho 1 trong những người họ từng cùng chơi trò Cyberball. Người tham gia được cho biết thông tin về người khác, bao gồm người đó không thích đồ ăn cay. Người tham gia được cho cơ hội thêm nước sốt cay vào món ăn, và họ có thể thêm bao nhiêu nước sốt cay mà họ muốn. Quan điểm ở đây là họ càng bỏ thêm nhiều nước sốt cay thì họ càng xung hấn đối với người từng tẩy chay họ trong trò chơi.

Trước khi đồ ăn được mang đến cho người khác, người tham gia cũng có cơ hội viết vài dòng gửi kèm món ăn. Họ có thể viết những thông điệp giúp đỡ xã hội (“Tôi đã không bỏ thêm nhiều nước sốt cay, vì tôi biết bạn không thích nó”) hoặc thông điệp chống đối xã hội (“Tôi đã thêm rất nhiều sốt cay vì bạn đã chơi xấu tôi.”)

Cuối cùng, vài tháng sau can thiệp, các giáo viên xác định những học sinh có sự thay đổi hành vi tích cực qua vài tháng cuối năm. Những học sinh đó cũng ít có khả năng vắng mặt hoặc đi học trễ sau sự can thiệp.

Nhìn chung, những học sinh được tham giá khóa huấn luyện về lý thuyết phát triển đã bỏ ít nước sốt cay vào thức ăn sau trò chơi Cyberball (do đó họ ít xung hấn đối với người khác) so với những người tham gia khóa đào tạo về kĩ năng đương đầu hoặc những người ở nhóm kiểm soát. Những học sinh ở khóa học lý thuyết phát triển cũng viết nhiều thông điệp tích cực hơn những người ở nhóm khác. Và những học sinh đó cũng có nhiều khả năng được giáo viên xác định là có sự tiến bộ trong hành vi hơn những nhóm khác.

Tuy nhiên, sự huấn luyện này có 1 lợi ích cụ thể. Những học sinh có nhiều khả năng bộc lộ sự tiến bộ nhất trong hành vi của họ là những người thường là nạn nhân của sự gây hấn, trêu chọc hoặc bắt nạt bởi những học sinh khác. Khóa huấn luyện này đặc biệt hiệu quả trong việc giúp những nạn nhân của sự bắt nạt nhận ra rằng người khác có thể thay đổi, và do đó chúng không cần đánh lại những người đó.

Nghiên cứu này đã bổ sung những lợi ích của việc suy nghĩ về những nét tính cách tâm lý là có thể uốn được hơn là cố định. Bạn càng tin rằng hành vi của bạn và của người khác có thể thay đổi, thì bạn càng sẵn sàng xử lý 1 cách tích cực với những vấn đề liên nhân cách và nỗ lực để cải thiện bản thân bạn.

Nguồn: PsychologyToday


 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top