Vào thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng là quân sư của Lưu Bị, sáu lần ra Kỳ Sơn, đồn quân ở Ngũ Trượng Nguyên đánh nhau với Tư Mỹ Ý nước Ngụy. Gia Cát Lựơng và Tư Mã Ý đều là người túc trí đa mưu, dụng binh giỏi. Song nếu so sánh giữa hai người thì Gia Cát Lựơng hơn Tư Mã Ý một bậc. Bấy giờ, tuổi tác Tư Mã Ý chưa phải là lớn và sức khỏe cũng tốt; còn tuổi tác Gia Cát Lựơng thì đã già, và sức khỏe đã suy, song luận về binh lực thì Gia Cát Lựơng mạnh hơn Tư Mã Ý. Chính vì nguyên nhân này nên mỗi lần đánh nhau, Gia Cát Lượng luôn nắm chắc phần thắng. Dù vậy, Tư Mã Ý vẫn có tính toán riêng của mình. Theo ông: Gia Cát Lượng đã vào lúc tuổi già bệnh tật, cầm cự giỏi lắm cũng chỉ vài năm nữa. Vả lại, vài năm nữa binh lực của ta cũng đã mạnh thêm, đến lúc ấy mà đánh nhau, lo gì ta không thắng. Do đó, sau mấy lần Gia Cát Lượng hạ chiến thư, Tư Mã Ý vẫn án binh bất động.
Lần nọ, Tư Mã Ý sai sứ giả lấy danh nghĩa đến thăm để dò xem tình hình hư thực của Gia Cát Lượng. Sứ giả vừa đến doanh trướng Gia Cát Lượng, ông đã có sự tính toán trong lòng. Ông kêu một thợ mộc, ở bên chiếc bàn làm cho ông một cái hộc. Trong lúc đãi tiệc, sứ giả ngồi ở bàn đối diện, còn Gia Cát Lượng thì ngồi ở bàn có chiếc hộc. Rượu qua được ba tuần, nhà bếp dâng cơm và thức ăn lên, sứ giả ý muốn để xem trong bữa cơm Gia Cát Lượng dùng được mấy chén, sức ông còn có thể ăn được bao nhiêu. Chỉ thấy Gia Cát Lượng bưng chén đon đả mời sứ giả dùng, tự ông cầm đũa và ăn tỉnh bơ. Thừa lúc sứ giả không để ý, Gia Cát Lượng đã đổ hết cơm vô hộc bàn và cất tiếng bảo lớn: "bới cơm". Sứ giả thầm đếm, một chén, hai chén, ba chén... cả thảy năm lần. Đến lần cuối, Gia Cát Lựơng còn kêu: "bới thêm cho nửa chén nữa". Sứ giả nhẫm tính, thế là tất cả sáu chén rưỡi, sức ăn chưa kém. Nhưng từng ấy tuổi sao còn ăn nổi đến sáu chén rưỡi cơm.. Vốn tánh hiếu kỳ, sứ giả lom hai mắt nhìn Gia Cát Lượng, và cuối cùng thì nửa chén cơm đã dứt láng. Sự thật, sáu chén cơm trước, Gia Cát Lượng chỉ và cho rớt xuống hộc bàn, còn nửa chén sau mới là ăn vô bụng thiệt.
Sứ giả trở về báo cáo lại với Tư Mã Ý chuyện Gia CÁt Lượng ăn hết sáu chén rưỡi cơm mà chính mắt mình chứng kiến cho Tư Mã Ý nghe. Tư Mã Ý không thể không tin. Không lâu, Gia Cát Lượng bị bệnh nặng và qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa biết sự bí mật này.
Từ đó về sau, vì để kỷ niệm và nhớ tới Gia Cát Lượng, người ta đã làm bàn có hộc và thấy cũng tận dụng, cho nên sau này bàn thường có hộc.
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí
Lần nọ, Tư Mã Ý sai sứ giả lấy danh nghĩa đến thăm để dò xem tình hình hư thực của Gia Cát Lượng. Sứ giả vừa đến doanh trướng Gia Cát Lượng, ông đã có sự tính toán trong lòng. Ông kêu một thợ mộc, ở bên chiếc bàn làm cho ông một cái hộc. Trong lúc đãi tiệc, sứ giả ngồi ở bàn đối diện, còn Gia Cát Lượng thì ngồi ở bàn có chiếc hộc. Rượu qua được ba tuần, nhà bếp dâng cơm và thức ăn lên, sứ giả ý muốn để xem trong bữa cơm Gia Cát Lượng dùng được mấy chén, sức ông còn có thể ăn được bao nhiêu. Chỉ thấy Gia Cát Lượng bưng chén đon đả mời sứ giả dùng, tự ông cầm đũa và ăn tỉnh bơ. Thừa lúc sứ giả không để ý, Gia Cát Lượng đã đổ hết cơm vô hộc bàn và cất tiếng bảo lớn: "bới cơm". Sứ giả thầm đếm, một chén, hai chén, ba chén... cả thảy năm lần. Đến lần cuối, Gia Cát Lựơng còn kêu: "bới thêm cho nửa chén nữa". Sứ giả nhẫm tính, thế là tất cả sáu chén rưỡi, sức ăn chưa kém. Nhưng từng ấy tuổi sao còn ăn nổi đến sáu chén rưỡi cơm.. Vốn tánh hiếu kỳ, sứ giả lom hai mắt nhìn Gia Cát Lượng, và cuối cùng thì nửa chén cơm đã dứt láng. Sự thật, sáu chén cơm trước, Gia Cát Lượng chỉ và cho rớt xuống hộc bàn, còn nửa chén sau mới là ăn vô bụng thiệt.
Sứ giả trở về báo cáo lại với Tư Mã Ý chuyện Gia CÁt Lượng ăn hết sáu chén rưỡi cơm mà chính mắt mình chứng kiến cho Tư Mã Ý nghe. Tư Mã Ý không thể không tin. Không lâu, Gia Cát Lượng bị bệnh nặng và qua đời, Tư Mã Ý vẫn chưa biết sự bí mật này.
Từ đó về sau, vì để kỷ niệm và nhớ tới Gia Cát Lượng, người ta đã làm bàn có hộc và thấy cũng tận dụng, cho nên sau này bàn thường có hộc.
Theo Truyền Thuyết Tam Quốc Chí