Bút Nghiên
ButNghien.com
- Xu
- 552
LA MÃ CỔ ĐẠI
I. Địa lý và dân cư:
La Mã ( Roma) là tên của một quốc gia cổ đại ở phương Tây mà nơi phát nguyên là bán đảo Ý ( Italia).
Đây là một bán đảo dài và hẹp ở Nam Aâu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300000 km2 , phía Bắc có dãy núi Anpơ ngăn cách Ý với châu Aâu, phía Nam có đảo Xixin, phía Tây có đảo Coóc xơ và đảo Xácđenhơ.
Ý có nhiều đồng bằng màu mỡ và nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc.Ý có nhiều kim loại như đồng, chì, sắt… để chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí.
Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu thuyền đi lại nhưng bờ biển phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt do đó vùng Nam Ý có quan hệ sớm với Hy Lạp.
Bán đảo Ý về mặt địa hình không bị chia cắt thành những vùng biệt lập nên thuận lợi về việc thống nhất về chính trị.
Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã đã lần lượt chinh phục toàn bộ vùng đất đai bao quanh Địa Trung Hải lập thành một đế quốc rộng lớn gồm đất đai của ba châu Aâu, Á, Phi.
Cư dân chủ yếu và cũng là thành phần cư dân có mặt sớm ở bán đảo Ý gọi là người Ý ( Italotes), trong đó bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh. Về sau một nhánh của người Latinh đã dựng lên thành La Mã ở trên bờ sông Tibrơ, từ đó họ được gọi là người La Mã.
Ngoài ra còn có người Gôloa, người Eâtơruxcơ, người Hy Lạp.
Người Gôloa cư trú ở miền cực Bắc của bán đảo.
Người Eâtơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung.
Người Hy Lạp ở các thành phố ven biển phía Nam bán đảo Ý và đảo Xixin.
Lịch sử La MÃ cổ đại có thể chia ra làm hai thời kì lớn:
Thời kì Cộng hòa.
Thời kì quân chủ.
II. Thời kỳ cộng hòa.
1. Sự thành lập chế độ cộng hòa:
Tình hình xã hội người La Mã trước khi thành lập nước:
Theo truyền thuyết thành La Mã (Roma) do vua Romulus xây dựng năm 753 TCN, do đó, tên của ông được dùng để đặt tên cho thành này. Tuy vậy vấn đề đó chưa được lịch sử chứng minh kể cả bản thân nhân vật Romulus.
Cũng theo truyền thuyết, thời kỳ này ở La Mã có ba bộ lạc chia làm 30 bào tộc và 300 thị tộc.
Cơ quan quản lý xã hội gồm ba bộ phận: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân và “ Vua” ( Rex). Do có vua đứng đầu nên thời kì này được gọi là thời “ vương chính”. Thời vương chính có 7 vua kể cả Romulus, nhưng từ vua thứ năm về trước chỉ là thủ lĩnh quân sự, chỉ có vua thứ 6 và thứ 7 là vua thực sự.
Cải cách của Xécviút Tuliút và sự ra đời của nhà nước:
Do sự đấu tranh giữa tầng lớp bình dân với người La Mã, vào giữa thế kỉ thứ VI TCN, vua Xécviút Tuliút ( Vua thứ 6 ) đã tiến hành một cuộc cải cách nhằm xóa bỏ chế độ thị tộc tạo điều kiện cho nhà nước ra đời. Nội dung của cuộc cải cách này gồm ba vấn đề chính:
Căn cứ theo tài sản, chia tất cảnhững người đàn ông có nghiã vụ quân sự thành sáu đẳng cấp.
Dựa vào sự phân chia đẳng cấp ấy thành lập một Đại hội nhân dân mới gọi là Đại hội Xenturi ( Centunie ) Xeturi là đơn vị quân đội gồm 100 chiến sĩ.
Xóa bỏ ba bộ lạc cũ, thành lập bốn bộ lạc mới tổ chứùc theo khu vực nhưng thực chất là những đơn vị hành chính.
Sau cuộc cải cách ấy, chế độ thị tộc bị xoá bỏ, nhà nước chính thức ra đời. Vì vậy Angghen gọi cuộc cải cách này là “ Cuộc cách mạng đã kết thúc chế độ thị tộc cũ”
a. Sự thành lập chế độ cộng hòa:
Vào khoảng năm 510 TCN, người La Mã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ vua thứ 7 là Tác canh kiêu ngạo. Từ đây chính quyền trở thành việc của dân ( Res Publica ), do đó chế độ mới này gọi là respublica nghiã là nhà nước của dân, tức là chế độ cộng hòa.
Về bộ máy nhà nước, thời kì này bên cạnh Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân là 2 quan chấp chính có quyền lực ngang nhau, nhiệm kì là 1 năm.
Quan chấp chính có quyền hạn rất lớn: Chỉ huy quân đội; triệu tập hội nghị Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân; chỉ đạo thực hiện nghị quyết của Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân.
Cuộc đấu tranh giữa bình dân và quý tộc:
Tuy chế độ cộng hòa đã được thiết lập, nhưng sự cách biệt giữa quý tộc và bình dân vẫn rất lớn:
Về kinh tế, bình dân không được chia ruộng đất công, lại bị quý tộc bóc lột nên ngày càng nghèo khổ, thậm chí có người bị biến thành nô lệ.
Về chính trị, bình dân không được giữ các chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Về địa vị xã hội, bình dân không được kết hôn với quý tộc.
Do vậy bình dân đã đấu tranh với quý tộc để đòi giải quyết các yêu cầu của họ.
Cuộc đấu tranh đầu tiên của bình dân nổ ra năm 494 TCN. Hình thức đấu tranh là bộ phận bình dân trong quân đội đã rời khỏi La Mã đến đóng ở núi Thánh cách La Mã 5 km. Hình thức đấu tranh này về sau còn diễn ra hai lần nữa.
Kết quả của các cuộc đấu tranh ấy là quý tộc phải nhượng bộ từng bước:
Bình dân được cử quan Bảo dân để binh vực quyền lợi cho mình.
Được chia ruộng đất.
Được xét xử theo luật pháp đã công bố. Do đấu tranh của bình dân, năm 452 và 450 TCN, Viện Nguyên lão phải thành lập một uỷ ban để soạn thảo pháp luật. Bộ luật này được khắc trên 12 tấm đồng nên gọi là luật “ 12 bảng đồng” ( Xem phần phụ lục sách lịch sử thế giới cổ đại ).
Từ nửa sau thế kỉ V TCN về sau, nhà nước La MÃ phải ban hành nhiều đạo luật nhân nhượng các yêu cầu của bình dân như cho bình dân được kết hôn với quý tộc; bình dân có thể được bầu làm Tư lệnh quân đoàn; trong 2 quan chấp chính phải có một người là bình dân, bỏ chế độ nô lệ vì nợ, cấm biến bình dân thành nô lệ.
Cuộc đấu tranh của bình dân với quý tộc kéo dài trong 200 năm, cuối cùng mọi yêu cầu của bình dân đều được thõa mãn.
Thắng lợi của bình dân trong cuộc đấu tranh lâu dài này có một ý nghĩa quan trọng là làm cho chế độ cộng hòa quý tộc của La Mã được dân chủ hóa một ít so với trước.
2. Sự hình thành đế quốc La Mã:
a. La Mã thống nhất bán đảo Ý:
Khi mới thành lập, La Mã chỉ là một thành bang nhỏ ở bên bờ sông Tibrơ. Từ thế kỉ IV TCN, sau khi ổn định tình hình nội bộ, La Mã không ngừng tấn công bên ngoài để làm chủ toàn bộ bán đảo Ý.
Trong quá trình ấy, La Mã lần lượt đánh bại người Eâtơruxcơ, người Xamnít và người Hy Lạp. Trải qua hơn một thế kỉ, đến thế kỉ thứ III TCN, La Mã đã lần lượt chinh phục được miền Bắc, miền Trung và miền Nam Ý, chỉ còn lưu vực sông Pô ở phía Bắc vẫn thuộc về người Gôloa mà thôi. Từ đó, ngưòi La Mã đi làm ăn khắp bán đảo do đó đã đẩy mạnh sự đồng hóa giữa người La Mã với các tộc khác, dần dần tạo thành một bộ tộc duy nhất là người La Mã.
b. La Ma giành quyền bá chủ ở khu vực Tây Địa Trung Hải: Những cuộc chiến tranh Puních:
Sau khi thống nhất bán đảo Ý, La Mã muốn phát triển sang khu vực Tây Địa Trung Hải, nhưng họ đã gặp phải một đối thủ hùng mạnh, đó là Cáctagô.
Cáctagô là một đế quốc rộng lớn bao gồm vùng bờ biển Bắc Phi, miền Đông Tây Ban Nha, miền Nam xứ Gôlơ, miền Tây đảo Xixin, đảo Xácđenhơ, đảo Coocxơ, quần đảo Balêa. Trung tâm của đế quốc là thành phố Cáctagô ( Ở gần Tuy nít, thủ đô nước Tuynidi ngày nay ).
Trước khi xảy ra chiến tranh với La Mã, đây là một đô thị rất phồn thịnh với khỏang sáu mươi vạn dân.
Để bào vệ đế quốc La Mã rộng lớn và quyền lũng đoạn về thương nghiệp ở nửa phía Tây Địa Trung Hải, Cáctagô đã xây dựng một đội quân rất hùng mạnh gồm thuyền chiến, voi trận, kị binh và bộ binh. Hạm đội Cáctagô với 200 thuyền chiến thường xuyên kiểm soát mặt biển. Các thuỷ thủ Cáctagô nói một cách ngạo nghễ rằng:” Nếu không được sự đồng ý của chúng ta thì người La Mã muốn rửa tay bằng nước biển cũng không được”.
Mặc dầu vậy La Mã vẫn muốn giành quyền bá chủ với Cáctagô ở khu vực phía Tây Địa Trung Hải. Do đó từ năm 264 – 146 TCN, trong vòng gần 120 năm, giữa La Mã và Cáctagô đã xảy ra ba lần chiến tranh rất ác liệt, người La Mã gọi là những cuộc chiến tranh Puních.
Cuộc chiến tranh Puních lần thứ nhất ( 264 – 241 TCN ):
Ngòi lửa của cuộc chiến tranh Puních lần thứ nhất là Việc La Mã và Cáctagô tranh giành đảo Xixin.
Kết quả, do hai bên đều có thắng lợi và tổn thất, cuối cùng Cáctagô phải cầu hòa. Quyền bá chủ ở miền Tây Địa Trung Hải vẫn chưa được giải quyết.
- Cuộc chiến tranh Puních lần thứ hai: ( 218 – 201 TCN )
Nguyên nhân trực tiếp của cuộc chiến tranh Puních lần thứ hai là sự kiện Xagôngtơ.
Xagôngtơ là một thành phố ở Tây Ban Nha. Do thành phố này muốn dựa vào La Mã nên tướng của Cáctagô là Anniban đã đem đánh Xagôngtơ. Năm 219 TCN Xagôngtơ bị hủy diệt.
Năm 218 TCN, từ Tây Ban Nha, Anniban đem quân vượt qua miền Nam xứ Gôlơ rồi băng qua dãy núi Anpơ tấn công thẳng vào đất Ý. Với phương pháp tiến quân táo bạo bất ngờ, Anniban đã giành được những thắng lợi rất vang dội. Tuy vậy, sau đó ưu thế lại thuộc về phía La Mã. Năm 204 TCN La Mã đưa quân sang châu Phi. Năm 201 TCN, Cáctagô bị thất bại phải kí hòa ước. Cáctagô trở thành một nước phụ thuộc của La Mã.
Cuộc chiến tranh Puních lần thứ ba ( 149 – 146 TCN )
Cái cớ của cuộc chiến tranh này là La Mã cho rằng Cáctagô đã vi phạm hiệp ước năm 201 TCN. Sự thực âm mưu của La Mã là muốn tiêu diệt hoàn toàn Cáctagô.
Năm 149 TCN La Mã lại tấn công Cáctagô. Sau hai năm bao vây, quân La Mã mới hạ được thành. Quân La Mã đã tiến hành một cuộc tàn sát hết sức khốc liệt trong suốt sáu ngày đêm liền. Thành phố Cáctagô bị thiêu huỷ cháy trong 16 ngày mới tắt, sau đó nền thành phố còn bị cày lên để xóa hẳn tên thành phố này.
Trước kia Cáctagô có khoảng 60 vạn dân, giờ đây chỉ còn 5 vạn người bị bán làm nô lệ. Cáctagô trở thành một bộ phận của tỉnh châu Phi của La Mã.
c. La Mã chinh phục vùng Đông Địa Trung Hải – Chiến tranh Makêđônia và chiến tranh Xiri:
Ở khu vực phía Đông của Địa Trung Hải lúc bấy giờ có các nước Makêđônia – Hy Lạp, Xiri của triều Xêlơcút, Ai cập của triều Ptôlêmê. Ngoài ra còn có một số nước nhỏ như Pécgam, Rôđốt.
Sau khi đánh bại Cáctagô sau cuộc chiến tranh Puních lần thứ 2, quyền bá chủ ở vùng Tây Trung Hải đã được xác lập, La Mã bèn tập trung lực lượng để tấn công các nước phía Đông.
Sau ba cuộc chiến tranh Makêđônia diễn ra vào các năm 214 – 205 TCN, 200 – 197 TCN và 171- 168 TCN, Makêđônia bị biến thành một tỉnh của đế quốc La Mã.
Trong quá trình ấy, La Mã cũng phát động hai cuộc chiến tranh Xiri vào các năm 192 – 191 TCN và 189 TCN. Kết quả Xiri phải cắt vùng Tiểu Á nhường cho La Mã.
Sang thế kỉ thứ I TCN, La Mã lần lượt tiêu diệt Xiri ( 64 TCN ), thôn tính Do Thái ( 63 TCN ), đánh bại Ai Cập ( 30 TCN ), do đó đã hoàn thành việc chinh phục vùng Đông Địa Trung Hải biến Địa Trung Hải thành cái hồ riêng nằm gọn trong lãnh thổ của đế quốc.
3. Tình hình kinh tế xã hội của La Mã từ thế kỷ III – II TCN :
a. Sự phát triển của chế độ nô lệ :
Đến thế kỉ II TCN, chế độ nô lệ ở La Mã phát triển rất mạnh.
Nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh. Sau các cuộc chiến tranh thắng lợi, số tù binh bắt được rất nhiều. Ngoài ra còn có một số nguồn nô lệ khác nhu những người bị bọn cướp biện bắt cóc, do nữ nô lệ sinh ra, những người mắc nợ không trả được ( trừ công dân La Mã )
Về tỉ lệ giữa nô lệ so với dân tự do, các học giả đưa ra những ý kiến khác nhau, dao động từ 33% đến 50%. Riêng Aêngten thì nói : “ Khi La mã trở thành một thành phố thế giới rồi và khi mà ruộng đất ở Ý thời xưa ngày càng chuyển vào tay một số ít địa chủ hết sức giàu có, thì dân số nô lệ lấn áp dân số nông dân”.
Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong tất cả các ngành kinh tế. La Mã vốn là một nước nông nghiệp. Trong quá trình bành trướng ra bên ngoài, giai cấp chủ nô đã chiếm được nhiều ruộng đất ở các nơi rồi lập thành nhiều điền trang lớn để trồng trọt và chăn nuôi. Những người làm việc trong các điền trang ấy chủ yếu là nô lệ. Số lượng nô lệ làm nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất so với các ngành kinh tế khác.
Nô lệ còn bị sử dụng nhiều trong các hầm mỏ. Thợ thủ công, những người phục dịch trong thương nghiệp chủ yếu cũng là nô lệ.
Ngoài ra, nô lệ còn bị sử dụng làm các công việc phi sản xuất như nấu bếp, hầu hạ, quét dọn, gác cổng, cắt tóc, giữ ngựa, quản lí, đại diện, giáo viên, thư kí, nhạc công, đấu sĩ …
Thân phận nô lệ ở La Mã rất thấp kém. Nô lệ bị coi là đồ vật, là súc vật, là công cụ biết nói. Varô, một nhà văn La Mã sống vào cuối thế kỉ II đầu thế kỉ I TCN nói:” Một số người chia công cụ thành ba nhóm : Công cụ biết nói, công cụ biết kêu không phân biệt âm tiết và công cụ câm. Nô lệ thuộc loại công cụ biết nói, bò cái thuộc loại công cụ biết kêu thành tiếng không phân biệt âm tiết, còn xe ngựa thuộc loại công cụ câm.”.
Nô lệ không có quyền lập gia đình và cũng không có quyền sở hữu tài sản.
Nô lệ phải làm việc vất vả với những công cụ thô kệch, nặng nề trong các điền trang, hầm mỏ… dưới sự đánh đập của bọn đốc công.
Khẩu phần lương thực cấp cho nô lệ nhiều ít tùy theo công việc và thời vụ. Về y phục thì cứ 2 năm được phát một áo khoác và một áo ngắn, áo cũ thì thu lại để lấy giẻ rách làm nệm.
Vì là một loại tài sản của chủ, nô lệ thường bị chủ trừng phạt, biến thành hàng hóa để mua bán, thậm chí giết hại.
b. Sự xuất hiện của chế độ đại điền trang:
Nguyên nhân: sau các cuộc chiến tranh chinh phục La Mã chiếm được nhiều vùng đất mới. Nhà nước La Mã đem những vùng đất ấy bán cho chủ nô giàu có. Ngoài ra các chủ nô ấy còn mua hoặc dùng bạo lực để chiếm ruộng đất của dân nghèo, do đó lãnh địa càng được mở rộng.
Đồng thời đến thời kì này, chế độ nô lệ phát triển, vì vậy các chủ điền trang có thể sử dụng sức lao động rẻ mạt của nô lệ để làm việc trong lãnh địa của họ.
Các điền trang loại lớn thường rộng hàng trăm ngàn ha, chủ yếu tập trung ở Nam Ý, đảo Xixin, Bắc Phi. Những điền trang ở đây thường kinh doanh về chăn nuôi và trồng ngũ cốc.
Các điền trang của La Mã trong chừng mực nào đó cũng mang những tính chất kinh tế tự nhiên, trong trang viên cũng có thợ thủ công sản xuất những thứ cần thiết nhằm thỏa mãn một số cầu của những người trong điền trang, nhưng mặt chủ yếu là các điền trang đều gắn liền với thị trường. Mục đích sản xuất chủ yếu của diền trang là hàng hóa để bán.
c. Sự phát triển của tầng lớp vô sản lưu manh:
Nguyên nhân: đến thời kì này, do việc xuất nhập khẩu lương thực với gía rẻ và do chiến tranh, nhiền nông dân bị phá sản. Sau khi mất ruộng đất nông dân muốn đi làm thuê trong các trang viên nhưng lao động của họ không cạnh tranh nổi lao dộng rẻ mạt của nô lệ.
Do vậy nhiều nông dân phá sản đã chạy ra thành thị. Ở đây họ cũng không tìm được việc làm nên họ phải sống bằng sự cứu tế của nhà nước và tư nhân. Ngoài ra họ còn kiếm thêm tiền bằng các cách như bán phiếu bầu cử, làm chứng gian lận trước tòa án, trộm cắp…
Tầng lớp không có của cải, không có nghề nghiệp đó tạo thành một tầng lớp xã hội gọi là tầng lớp vô sản lưu manh. Tầng lớp này mất dần thói quen lao động nên hoàn toàn ăn bám xã hội.
Khởi nghĩa Xapáctacút: ( Spartacus )
Do bị bóc lột và đối xử tàn tệ, đến thời kì này nô lệ ở nhiều nơi đã nổi dậy khởi nghĩa, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Xpáctacút.
- Nguyên nhân trực tiếp: Do giai cấp chủ nô bắt nô lệ làm đấu sĩ. Chủ nô La Mã lập một trường huấn luyện đấu sĩ ở Capu. Các đấu sĩ này chỉ có một tương lai là chết vì lưỡikiếm của bạn mình hoặc nanh vuốt của thú dữ, vì vậy họ quyết định nổi dậy khởi nghĩa, nếu thắng lợi thì được tự do, nếu thất bại thì chết vẫn vinh quang hơn.
- Năm 73 TCN, 200 đấu sĩ ở trường huấn luyện Capu bỏ trốn nhưng kế hoặc bị bại lộ nên chỉ có 78 người trốn thoát, trong đó có Xpáctacút.
Dưới sự lãnh đạo của Xpáctacút, những người nô lệ khởi nghĩa đã xây dựng căn cứ ở sườn núi lửa Vêduyvơ để chống lại La Mã, lúc đầu quân khởi nghĩa liên tiếp giành được thắng lợi, lực lượng phát triển đến 12 vạn người.
Mục đích lúc đầu của Xpáctacút là tìm đường ra khỏi Ý về quê hương ởø Hy Lạp, về sau lại định sang Xixin nơi có rất nhiều nô lệ để phới hợp với họ, nhưng mưu toan ấy không thành công.
Mùa xuân năm 71 TCN, tại miền Nam bán đảo Ý đã diễn ra một trận chiến đấu rất ác liệt. Xpáctacút và đồng đội của ông đã chiến đấu hết sức ngoan cường nhưng cuối cùng đã bị thất bại. Xpáctacút và 6 vạn người bị tử trận, 6000 ngàn người bị bắt và bị đóng đinh trên gía chữ thập cắm dọc đường từ Capu đến La Ma. Tuy vậy lực lượng còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu ở miền Nam Ý cho đến năm 62 TCN.
Ý nghĩa : Cuộc khởi nghĩa Xpáctacút tuy thất bại nhưng đã làm cho giai cấp chủ nô bị thiệt hại rất lớn và bị một phen khiếp vía, do đó phải thay đổi dần phương thức bóc lột.
Đồng thời phong trào này đã viết nên một trang sử huy hoàng trong lịch sử đấu tranh của quần chúng bị áp bức. Bản thân Xpáctacút đã nêu lên một tấm gương kiên cường bất khuất được đời sau khâm phục và ghi nhớ.
4. Sự sụp đổ của chế độ cộng hòa:
Sự đấu tranh về đường lối trong giai cấp chủ nô:
Đến thế kỉ thứ I TCN, do những chủ trương khác nhau trong việc giải quyết những vấn đề mới nảy sinh trong đế quốc, giai cấp chủ nô La Mã chia làm hai phái :
Phái quý tộc mà trụ cột là Viện Nguyên lão và phái kị sĩ ( Phái chủ nô công thương ) mà chỗ dựa là Đại hội nhân dân.
Phái quý tộc chủ trương:
Tiếp tục duy trì nền chuyên chính của mình dưới chế độ cộng hòa như cũ.
Hạn chế quyền công dân trong phạm vi dân tự do La Mã.
Phân biệt đối xử đối với các chủ nô ngoài La Mã.
Phái kỵ sĩ chủ trương trái lại:
Hạn chế quyền hành Viện Nguyên lão.
Mở rộng quyền công dân cho cả những người tự do ngoài La Mã…
Cuộc đấu tranh ấy không thể diễn ra dưới hình thức hòa bình mà phân thắng bại được, vì vậy cả hai đều phải dựa vào quân đội, do đó đã tạo điều kiện cho các tướng tập trung mọi quyền hành vào tay mình dẫn đến sự xuất hiện chế độ độc tài.
a. Các nhà độc tài:
Người giành được quyền độc tài đầu tiên là Xila, đại biểu của phái quý tộc. Năm 82 TCN, Xila tuyên bố làm độc tài suốt đời, nhưng đến năm 79 TCN, Xila ốm nặng phải từ chức và đến năm 78 TCN thì chết.
- Chính quyền tay ba lần thứ nhất và nền độc tài của Xêda: Sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa Xpáctacút, trên chính trường La Mã xuất hiện ba nhân vật quan trọng, đó là Crátxút, Pompê và Xêda.
Sỡ dĩ Crátxút và Pompê trở thành những nhân vật nổi tiếng vì họ đã có công đàn áp cuộc khởi nghĩa Xpáctacút. Năm 70 TCN, cả hai người được bầu làm quan chấp chính. Còn Xêda là một quý tộc nhựng có nhiều quan hệ thân thích với phái kỵ sĩ và rất được lòng quần chúng. Năm 61 TCN, Xêda được cử làm Tổng đốc Tây Ban Nha. Năm 60 TCN, ông trở về La Mã. Vì chưa thể một mình nắm độc quyền chính trị, Xêda cùng với Crátxút và Pompê lập thành tập đoàn lũng đoạn chính quyền La Mã, lịch sử gọi là “ chính quyền tay ba lần thứ nhất “.
Năm 45 TCN, Crátxút bị tử trận trong khi đánh nhau với quân Pácti ở phương Đông. Pompê tìm cách trừ khử Xêda để độc chiếm chính quyền nhưng cuối cùng thất bại phải chạy sang Ai Cập rồi bị giết chết ở đó.
Năm 45 TCN, Xêda trở thành người đứng đầu nhà nước La Mã với các chức vụ cao quý như quan Độc tài suốt đời, quan Bảo dân vĩnh viễn, Tổng tư lệnh quân đội, Tăng lữ tối cao.
Trong thời gian cầm quyền, Xêda đã thi hành nhiều cải cách có lợi cho phái kỵ sĩ, bình dân và các tỉnh, đồng thời còn phát hành tiền vàng thống nhất, cải cách lịch pháp.
Năm 44 TCN Xêda bị ám sát do âm mưu của phái quý tộc.
Chính quyền tay ba lần thứ hai: sau khi Xêda chết ít lâu, năm 43 TCN, ở La Mã lại xuất hiện ba nhân vật quan trọng mới, đó là Antôniút, Lêpiđút và Oáctavianút. Antôniút và Lêpiđút đều là các tướng dưới quyền Xêda, còn Oáctavianút là cháu gọi Xêda bằng cậu.
Năm 40 TCN, ba người cùng phân chia quyền lực:
Antôniút thống trị phương Đông; Oáctavianút thống trị xứ Gôlơ vàTây Ban Nha; Lêpiđút thống trị châu Phi.
Thực hiện sự cam kết đó, Antôniút kéo quân sang phương Đông. Năm 37 TCN, ông kết hôn với nữ hoàng Ai Cập Clêôpát. Năm 32 TCN, chính quyền tay ba lần thứ hai hết kì hạn. Dưới áp lực của Oáctavianút, Viện Nguyên lão và Đại hội nhân dân thông qua nghị quyết tước quyền lực của Antôniút và tuyên chiến với Clêôpát.
Năm 30 TCN, Oáctavianút chiếm được Tiểu Á, Xiri, Phênixi, Palextin và cuối cùng chiếm được Ai Cập. Antôniút và Clêôpát phải tự tử.
III. Thời kỳ quân chủ
1. Tình hình chính trị của La Mã từ cuối thế kỉ I TCN đến cuối thế kỉ IV:
a. Thời kì Nguyên thủ:
Sau khi đánh bại Antôniút, năm 29 TCN, Oáctavianút trở về La Mã. Từ đó ông trở thành người thống trị duy nhất của toàn đế quốc. Mặc dầu chưa xưng làm hoàng đế, nhưng ông được tôn làm Nguyên thủ, được dâng danh hiệu Oâguýt ( Auguste ) nghĩa là “ tôn kính”, và được giành cho những danh hiệu cao quý như quan Chấp chính suốt đời, quan Bảo dân suốt đời, người cha đất nước, Đại giáo chủ… Như vậy Oáctavianút thực chất đã trở thành một hoàng đế, và La Mã đã chuyển sang chế độ quân chủ chuyên chế nhưng vẫn khoác cái áo ngoài của chế dộ cộng hòa.
Năm 14, Oáctavianút chết. Theo ý kiến của ông khi còn sống, Viện Nguyên lão đem chức Oâguýt trao cho Tibêriút, một người vừa là con riêng của vợ thứ ba, vừa là con nuôi, vừa là con rể của Oáctavianút. Như vậy, Oáctavianút là người sáng lập vương triều đầu tiên ở La Mã – Vương triều Giuliêng Clôđiêng ( 27 TCN – 68 ).
Sau Tibêriút, các vị hoàng đế kế vị đều ngu đần, nhu nhược hoặc tàn bạo, trong đó Nêrông ( 54 – 68 ), vua cuối cùng của vương triều này là một bạo chúa nổi tiếng trong lịch sử La Mã.
Sau đó ở La Mã đã thay đổi đến mấy vương triều, tình hình nói chung thường không ổn định, việc phế lập các hoàng đế là nằm trong tay quân đội.
b. Thời Vương chủ :
Năm 284, viên tướng cận vệ Điôclêtianút giành được ngôi hoàng đế ( 284 – 305 ). Điôclêtianút bỏ danh hiệu Nguyên thủ, tự xưng là Vương chủ. Từ đó hoàng đế La Mã trở thành kẻ có quyền uy tuyệt đối như các vua phương Đông.
Năm 306, Côngxtăngtinút giành được ngôi hoàng đế. Đó là một ông vua nổi tiếng của La Mã. Năm 330, ông dời đô sang Bidantium, một thành phố của người Hy Lạp ở eo biền Bôxpho và đặt tên là Côngxtăngtinốp.
Năm 395, hoàng đế Têôđodiút chia đế quốc thành hai phần và giao cho hai người con mình; người con cả làm vua ở nửa phía Đông, đóng đô ở Côngxtăngtinốp, người con thứ làm vua ở nửa phía Tây, đóng đô ở La Mã. Từ đó đế quốc La Mã chính thức chia làm hai nước: đế quốc Đông La Mã ( Về sau gọi là đế quốc Bidantium ) và đế quốc Tây La Mã.
2. Sự khủng khoảng về kinh tế xã hội:
a. Sự khủng khoảng của chế độ nô lệ:
Bắt đầu từ thời quân chủ, chế độ nô lệ ở La Mã đã có những dấu hiệu khủng khoảng mà về sau ngày càng trầm trọng. Biểu hiện của sự khủng khoảng ấy là:
Nguồn cung cấp nô lệ không còn phong phú như trước nữa, vì nguồn nô lệ chủ yếu là tù binh mà từ đây các cuộc đấu tranh chinh phục ít dần.
Chất lượng nô lệ cũng giảm sút, vì số tù binh bắt được trong thời kì này chủ yếu là người các tộc đang sống trong xã hội nguyên thủy. Họ kém xa các tù binh bắt được ởû phương Đông về kiến thức và kĩ thuật.
Hơn nữa do bị đối xử tàn tệ nên nô lệ thường chây lười trong công việc, lại còn cố tình phá hoại công cụ, lãng phí khi thu hoạch. Ngoài ra còn có một số nô lệ còn chống lại chủ, thậm chí giết chủ.
Như vậy, việc bóc lột nô lệ theo phương thức cũđã tỏ ra kém hiệu quả về kinh tế và không an toàn đối với chủ, vì vậy giai cấp chủ nô phải thay đổi thái độ đối xử đối vơi nô lệ, đồng thời phải thay đổi phương thức bóc lột nô lệ.
b. Sự ra đời và phát triển của chế độ lệ nông :
Bắt đầu từ thế kỉ thứ I, cùng với sự khủng khoảng của quan lại nô lệ, một tầng lớp xã hội mới đã ra đời, đó là tầng lớp lệ nông.
Đầu tiên một số địa chủ chủ nô đem ruộng đất của mình chia thành những phần nhỏ rồi phát canh cho các đối tượng như nông dân phá sản, dân thành thị chuyển về nông thôn, cư dân các Man tộc mới vào La Mã, nô lệ được giải phóng. Họ đều được gọi chung là lệ nông.
Lúc đầu lệ nông là người tự do, có một số vẫn có quyền công dân, thân phận của họ không phải suốt đời và tất nhiên không phải cha truyền con nối. Họ chỉ có một nghĩa vụ là phải nộp địa tô cho chủ ruộng đất bằng tiền hoặc bằng sản phẩm. Mức thu địa tô lúc đầu bằng 1/3 thu hoạch.
Do quan hệ lệ nông tỏ ra phù hợp với việc phát triển sản xuất ở trong các điền trang nên dần dần các chủ nô thường đem ruộng đất chia cho nô lệ của mình cày cấy và bắt họ phải nộp cho mình một phần thu hoạch, do đó những người nô lệ này cũng biến thành lệ nông.
Về sau, cùng với sự phát triển của chế độ lệ nông, địa vị của lệ nông ngày càng thấp kém, thân phận của lệ nông phải cha truyền con nối và bị gắn chặt vào ruộng đất. Mức địa tô phải nộp cao hơn trước kia nhiều. Họ không còn là nhữûng người có quyền tự do hoàn toàn nữa, do đó không được kết hôn với những phụ nữ có địa vị tự do.
Như vậy lệ nông chính là tiền thân của nông nô thời trung đại
3. Sự ra đời và phát triển của đạo Kitô ở La Mã cổ đại:
a. Sự ra đời của đạo Kitô:
Đạo Kitô ra đời ở vùng Palextin. Trước khi đạo Kitô ra đời, ở đây đã có đạo Do Thái. Kinh thánh của đạo Do Thái gồm ba phần là Luật pháp, Tiên Tri và Ghi Chép Thánh tích. Về sau 3 phần này được gọi là kinh Cựu ước.
Sau khi vùng Palextinbị La Mã thống trị, đời sống của nhân dân ở đây rất cực khổ. Chính sự cực khổ của nhân dân, giáo lý của đạo Do Thái và triết lý học của phái khắc kỷ(Stoicism) của Hy Lạp là những yếu tố dẫn đến sự ra đời của đạo Kitô.
- Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Ki tô là Chuá Giêxu Crít (Jêsus Christ) con của Chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria và được sinh ra ở Bétlêhem vùng Palextin vào khoảng năm 5 hoặc 4 TCN. Đến năm 30 tuổi, chúa Giêxu vừa truyền đạo vừa chữa bệnh, có thể làm cho người chết sống lại.
Trong khi truyền đạo, chúa Giêxu khuyên mọi người phải nhẫn nhục chiïu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường. Đồng thời chúa Giêxu lên án sự giàu có, cho rằng người giàu muốn lên nước Chuá cũng khó như con lạc đà muốn chui qua lỗ kim.
Sau 3 năm truyền giáo, chúa Giêxu bị bắt và bị toà án La Mã xử tử bằng cách đóng đinh lên thập giá ở núi Can Ve ở gần Giêrudalem. Sau khi chôn được 3 ngày, chúa Giêxu sống lại và tiếp tục thuyết giáo rồi 40 ngày sau thì bay lên trời.
Sau đó, các tông đồ của Chúa tỏa đi truyền giáo khắp đế quốc La Mã.
- Đối tượng tôn thờ của đạo kitô la øChuá Trời. Chúa Trời là đấng sáng tạo ra tất cả. Nhưng đồng thời họ lại đưa ra thuyết “tam vị nhất thể” tức là Chuá Trời (Chúa cha), Chúa Giêxu (Chúa con) và Thánh Thần tuy là ba nhưng vốn là một.
Đạo Kitô cũng có quan niệm về thiên đường, địa ngục, linh hồn bất tử, thiên thần, ma qủy.
Kinh thánh của đạo Kitô gồm hai phần là Cựu ước và Tân ước. Cựu ước là kinh thánh của đạo Do Thái mà đạo Kitô tiếp nhận, còn Tân ước là kinh thánh thực sự của đạo Kitô. Kinh Tân ước vốn viết bằng tiếng Hy Lạp, gồm có 4 phần là Phúc âm, Hoạt động, của các sứ đồ, Thư tín và Khải thị lục.
Đạo Kitô có 7 nghi lễ quan trọng gọi là 7 bí tích.
Rửa tội: nghi thức vào đạo.
Thêm sức: củng cố lòng tin.
Thánh thể: ăn bánh thánh.
Giải tội: xưng tội để được xá tội.
Xức dầu: xoa nước thánh vào người sắp chết.
Truyền chức: phong chức cho giáo sĩ.
Hôn phối.
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ của đạo Kitô bao gồm nô lệ, nô lệ được giải phóng, dân nghèo thành thị. Họ lập thành những công xã nhỏ. Đến thế kỉ II, các công xã Kitô giáo liên hiệp lại và tổ chức thành giáo hội. Từ đây, nhiều người khá giả và giàu sang cũng theo Kitô giáo.
b. Chính sách của La Mã đối với đạo Kitô:
Do thái độ chống chính quyền La Mã, sau khi ra đời, đạo Kitô bị La Mã thẳng tay đàn áp mà vụ tàn sát tín đồ Kitô giáo khốc liệt đầu tiên diễn ra vào năm 64 dưới thời hoàng đế Nêrông. Tuy bị đàn áp nhưng đạo Kitô vẫn tiếp tục phát triển.
Đến năm 331, chính quyền La Mã ra lệnh ngừng sát hại tín đồ đạo Kitô. Năm 313, hai hoàng đế Côngxtăngtinút và Lixiniút ban hành sắc lệnh Milanô chính thức công nhận địa vị hợp pháp của đạo Kitô.
Năm 325, Côngxtăngtinút triệu tập cuộc đại hội các giáo chủ đạo Kitô ở Nixê ( Tiểu Á ) để xác định giáo lý và chấn chỉnh tổ chức giáo hội.
Năm 337 trước lúùc chết, Côngxtăngniút đã chịu phép rửa tội. Như vậy ông là hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo. Đến cuối thể kỉ IV, đạo Kitô được thừa nhận là quốc giáo của đế quốc La Mã.
Sau đó, Giêrôm đã dịch kinh Cưụ ước và kinh Tân ước từ tiếng Hy Lạp ra tiếng Latinh.
4. Sự xâm nhập của Man tộc và sự diệt vong của Tây La Mã:
a. Sự xâm nhập của Man tộc:
Man tộc là một danh từ mà người La Mã dùng để chỉ các bộ tộc đang sống trong xã hội nguyên thuỷ ở ngoài cương giới của đế quốc. Những bộ tộc này gồm ba nhóm lớn là người Xentơ, người Giécmanh và người Xlavơ. Trong ba nhóm đó, người Giécmanh đóng vai trò hết sức quan trọng đối sự diệt vong của đế quốc La Mã.
Người Giécmanh bao gồm nhiều bộ lạc như Tây Gốt, Đông Gốt, Văng đan, Phrăng, Aêngglơ, Xácxông, Buốcgông …
Đến thế kỉ thứ IV, người Giécmanh đã tiến hành những cuộc di cư ồ ạt vào lãnh thổ của đế quốc La Mã.
Mở màn cho phong trào này là cuộc di cư của người Tây Gốt vào năm 376. Năm 419 người Tây Gốt thành lập vương quốc của mình ở miền Nam xứ Gôlơ ( ở Pháp ), sau đó phát triển sang Tây Ban Nha.
Tiếp đó,năm 429, nguời Văng đan thành lập vương quốc của mình trên đất châu Phi của La Mã.
Năm 457, ở Đông Nam xứ Gôlơ lại xuất hiện vương quốc của người Buốcgông.
Đồng thời người Aêngglơ, người Xácxông, người Giuytơ ( Jutes ) cũng vượt biển sang thành lập nhiều nước nhỏ ở miền Nam đảoBritên ( Anh ).
Còn người Phrăng thì từ thế kỉ III đã tràn vào chiếm miền Bắc xứ Gôlơ.
Như vậy phần lớn đất đai của đế quốc Tây La Mã đã thuộc về người Giécmanh. Chính quyền La Mã chỉ kiểm soát được bán đảo Ý mà thôi.
b. Sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã:
Vào giữa thế kỉ thứ V, tiếp theo người Giécmanh, người Hungnô dưới sự chỉ huy của thủ lĩnh Aùttila tràn vào đế quốc La Mã, gây lên những cảnh chém giết, cướp bóc rất khủng khiếp.
Năm 451, Aùttila tấn công xứ Gôlơ. Tại đây quân Hungnô bị liên quân La Mã, Phrăng, Buốcgông và Tây Gốt đánh bại. Trên đường rút về phía Đông, quân Hungnô đã càn quét miền Bắc Ý ( Năm 452 ).
Nỗi kinh hoàng về sự càn quét của người Hungnô chưa nguôi thì đến năm 455, người Văngđan lại từ châu Phi vượt biển tấn công bán đảo Ý. Thành La Mã bị cướp phá trong nửa tháng ròng rã. Sau đó cùng với rất nhiều chiến lợi phẩm và tù binh, họ rút về châu Phi.
Đến thập kỉ 70 của thế kỉ V, đế quốc Tây La Mã chỉ còn lại một vùng đất nhỏ bé mà ở đó chính quyền thực tế đã nắm trong tay các tướng lĩnh Man tộc, họ có thể tuỳ ý phế lập các hoàng đế La Mã.
Năm 476, thủ lĩnh quân đội đánh thuê người Giéc manh là Oâđôacrơ (Odoacre) đã lật đổ hoàng đế cuối cùng của Tây La Mãlà Rômulút Ôguxtulơ rồi tự xưng làm hoàng đế.
Sự kiện đó đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây La Mã, đồng thời đánh dấu sự chấm dứt của xã hội chiếm nô.
Còn đế quốc Đông La Mã thì vẫn tiếp tục tồn tại và đi dần vào con đường phong kiến hóa. Đến năm 1453, Đông La Mã (thường gọi là đế quốc Bidantium) bị Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt.
Đặc điểm của lịch sử Hy Lạp và La Mã:
1 . Toàn bộ ruộng đất trong xã hội thuộc quyền sở hữu của tư nhân, chủ yếu thuộc quyền sở hữu của giai cấp chủ nô.
2 . Thủ công nghiệp và thương nghiệp rất phát triển. Nền kinh tế mang tính chất kinh tế hàng hóa.
3 . Giai cấp nô lệ rất đông đảo, chiếm tỉ lể rất lớn trong cư dân, đồng thời nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu trong xã hội.
4 . Nhà nước là của giai cấp chủ nô. Nhà nước có nhiều hình thức: dân chủ, cộng hòa qúy tộc, quân chủ.
Theo Nguyễn Gia Phu
Nguồn: Sách Lịch sử thế giới cổ đại
Nguồn: Sách Lịch sử thế giới cổ đại