Kỳ tích chàng sinh viên “tí hon” nhất Việt Nam

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Thoạt nhìn, nhiều người lầm tưởng đó chỉ là cậu bé học cấp 1, nhưng ít ai nghĩ, “chú bé tí hon” ấy đã là SV năm thứ 2 và làm được nhiều điều phi thường. Dù đã 20 tuổi nhưng “tí hon” chỉ có chiều cao 1,03m và nặng 21kg.

“Trẻ con” leo cao

“Mất ý chí là mất tất cả. Phải chiến thắng chính bản thân mình mới trưởng thành và làm những điều có ý nghĩa được”. Đây là những suy nghĩ của cậu sinh viên “tí hon”, học năm thứ 2 của Trường đại học Công nghiệp Hà Nội, Nguyễn Văn Kế.
Gặp Kế ngoài đường sẽ không ai nghĩ rằng đây sinh viên năm thứ 2 mà chỉ là cậu bé học cấp 1. Chính vì vậy, Kế còn có tên gọi đáng yêu là “tí hon”. Chiều cao của cậu chỉ đến ngang lưng so với các bạn cùng phòng.

ti%20hon322010.jpg


"Tí hon" cùng những người bạn trong phòng trọ​

Cứ sáng sớm, Kế đi bộ gần cây số ra đường 32 để bắt xe buýt đến trường, học xong lại bắt xe về nhà. “Lần nào cũng vậy, cứ lên xe buýt là em lại được nhận những ánh mắt tò mò của mọi người. Có lần, mấy bạn học sinh cấp 3 thấy em bé quá tưởng nhầm học lớp 1 rồi gọi em là cháu bé”- Kế cười.

Trong căn phòng hơi chật hẹp tại một xóm trọ khu chợ Kiều Mai - Từ Liêm, là nơi đi về của tí hon cùng 2 người bạn. Giọng của "tí hon" trầm xuống khi nhớ lại những ngày thơ ấu. “Ngày em ra đời cũng to nặng lắm, hơn 3kg. Cả nhà khi ấy ai cũng mừng vì em khỏe mạnh và xinh xắn. Em được cha mẹ coi như là báu vật. Nhưng tai họa ập xuống khi bước vào lớp 1. Trong khi các bạn cùng lứa phát triển thì em cứ ngắn lại”.

Gia đình đã nhiều lần đưa đi chạy chữa. Hết bệnh viện tuyến tỉnh lại tìm lên trung ương. Tại bệnh viện Nội tiết Trung ương, sau khi khám và xét nghiệm, các bác sĩ cho biết em bị truỵ tuyến yên, liệt không sản xuất được hóc môn sinh trưởng. Từ đó đến nay, 13 năm mà em chỉ cao thêm được chục phân.

giang_duong322010.jpg


Mỗi khi đến giảng đường, nhiều người nhầm gọi Kế là đứa bé.​

Tí hon rưng rưng nước mắt: “Khi biết bệnh của em không chạy chữa được nữa cả nhà ai cũng rất buồn. Khi đó em cũng hay nghĩ cạn, nhiều lần định nghỉ học vì đến lớp bạn bè hay trêu chọc". Dù không nói nhưng em biết bố mẹ đang đau từng khúc ruột.

Nếu lúc đó em cũng tuyệt vọng, buông xuôi bỏ mặc tất cả thì sẽ là rất có tội. Từ đấy, em luôn nghĩ mình cần phải cứng rắn, mạnh mẽ và lạc quan, chứng minh mọi người biết được dù là “tí hon” nhưng sẽ làm được nhiều điều to lớn, có ý nghĩa.”

Tí hon học hết cấp 2 rồi vào cấp 3. Kỉ niệm đáng nhớ nhất khi Kế bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi vào cổng bảo vệ giữ lại vì trông như … một đứa trẻ. Thanh minh mãi vẫn không được chấp nhận, em vội đưa thẻ dự thi cho bảo vệ. Thế nhưng, bảo vệ cứ nửa nghi, nửa ngờ và cuối cùng để “thằng bé” vào dự thi.

Ước mơ trở thành ông chủ

Không đầu hàng số phận, tí hon nuôi ước mơ đặt chân được vào giảng đường đại học. Giờ thì tí hon đã là một cậu sinh viên năm thứ 2, lớp điện tử 7, K55 Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội.

Hỏi về ước mơ và công việc khi ra trường, "tí hon" cho biết: “Em sẽ vận dụng những kiến thức mà mình học được trong nhà trường để tự mình có thể mở được một cửa hiệu sửa chữa điện tử. Khi đó em sẽ làm ông chủ…”

khiem%20ton322010.jpg



Dù chiều cao khiêm tốn....​

Hiện Kế đang làm cộng tác viên của Công ty Viễn thông FPT, công việc chính là đăng thông tin quảng cáo. Dù tiền công một tháng chỉ được vài trăm ngàn đồng nhưng cũng hỗ trợ một phần cho bố mẹ. Điều quan trọng nhất là công việc em đang làm sẽ giúp em học hỏi được nhiều vận dụng khi ra trường làm việc.

Phạm Hoài Thanh, sinh viên Trường ĐH Giao thông Vận tải là người ở cùng phòng với Kế chia sẻ: “Em và mọi người rất quý Kế vì bạn ấy luôn quan tâm đến mọi người. Sống cùng em học hỏi được rất nhiều điều như cần phải có ý chí và nghị lực, dám dũng cảm vượt qua khó khăn. Em đã nghiệm ra điều “mất ý chí là mất tất cả”.

vi%20tinh322010.jpg


Kế mong muốn một ngày nào đó sẽ tự đứng ra làm ông chủ.​

Đúng như mọi người vẫn nói, nhờ ý chí mà Kế vượt qua mặc cảm ngoại hình gắng học và vươn lên.

Bác Nguyễn Thế Bản, cha của “tí hon” cho biết: “Tôi là một người lính, tham gia bộ đội những năm 70, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia. Sau hoà bình, trở về quê hương và lập gia đình. Trong nhà, Kế là người thua thiệt nhất. Tuy là một người lạc quan nhưng sống tình cảm lắm. Chúng tôi luôn tự hào vì tính ý chí, giàu nghị lực không chịu đầu hàng số phận của nó”.

Theo Dân Trí.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top