Hai điều ghi nhớ:
1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.
2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.
Như vậy, sự săn sóc đầu tiên của người cứu thương có tầm mức quan trọng cho việc bình phục vết thương sau này.
Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.
Sự khử trùng: là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.
Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.
Cách săn sóc một vết thương:
1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.
2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.
3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.
4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.
5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.
6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:
7. Xà phòng nước.
8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.
9. Thuốc đỏ.
10. Cồn 90 độ (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)
11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.
12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.
13. Kim băng.
Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 90 độ và để khô.
Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.
1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.
2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 90 độ rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới sử dụng.
3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 90 độ.
1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.
2. Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.
3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.
4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.
5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.
6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.
7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.
8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.
9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.
10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.
Vết thương nặng là những vết thương:
1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch – Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)
2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.
3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.
Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.
I. Vết thương ngực:
Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..
Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.
II. Vết thương ở bụng:
Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.
Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.
NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.
Bỏng do nhiều nguyên-nhân:
Thế nào là bỏng nặng: Một vết bỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.
Một vết bỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:
Hậu quả toàn thể: đó là bỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.
Cấp cứu người bị bỏng
Người cứu thương phải phân biệt:
Bỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.
Bỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.
1) Bỏng nhẹ
a) Vết bỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.
b) Vết-thương bỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, bỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.
Vết bỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.
Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.
Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.
Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.
2) Bỏng nặng
Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:
Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:
Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)
3) Bỏng do hóa chất
Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.
Từ nhiều nguồn trên Internet
1. Tất cả vết thương đều nhiễm trùng: Vi trùng xâm nhập vào vết thương, có thể gây ra những hậu quả tai hại. Vì vậy tất cả những vết thương đều phải được săn sóc dù chỉ là một vết thương nhỏ.
2. Vi trùng sinh sản rất nhanh: Vì thế các vết thương cần phải được săn sóc ngay càng sớm càng tốt.
Sự vô trùng: là tình trạng của một vật mà trên đó không có vi trùng. Thí dụ: dụng cụ y khoa đã được khử trùng bằng lò hấp. Người cứu thương khó thực hiện việc băng bó trong điều kiện hoàn toàn vô trùng. Tuy nhiên, càng sạch chừng nào càng tốt chừng nấy.
Sự khử trùng: là các phương pháp giết vi trùng. Vi trùng xâm nhập vào vết thương, thông thường bị tiêu diệt bằng các hóa chất gọi là chất sát trùng. Công hiệu của chất này hoàn hảo khi nào vết thương đã được rửa sạch cẩn thận.
Hành động của người cứu thương sẽ tùy thuộc vào vết thương nặng hay nhẹ. Vết thương nhẹ là những vết thương trầy trụa, hay xây xát ngoài da. Ngoài ra các vết thương khác được xem là nặng.
Cách săn sóc một vết thương:
- Chuẩn bị vật dụng.
- Rửa sạch hai tay.
- Khử trùng dụng cụ.
- Săn sóc vết thương.
- Săn sóc vết thương do phỏng
1. 1 tấm vải dầy (cạnh 50x50cm) để trải ra khi làm việc cho sạch sẽ.
2. Gạc 5x10cm đựng trong hộp hay trong bao kín đã khử trùng.
3. Bông gòn thấm nước cắt thành từng ô để sẵn trong hộp kim khí đã khử trùng.
4. Bông gòn không thấm nước đã khử trùng và còn nguyên trong bao, khi cần dùng sẽ cắt theo ý muốn.
5. Một hộp kim khí đựng dụng cụ: 1 kéo đầu tròn, 2 kẹp.
6. Thuốc sát trùng để rửa vết thương:
7. Xà phòng nước.
8. Dung dịch Dakin hay nước ôxy già, hai loại này rất dễ bay hơi.
9. Thuốc đỏ.
10. Cồn 90 độ (chỉ dùng để khử trùng dụng cụ)
11. Băng keo dài bề ngang 2cm, hay băng cá nhân loại ở thân băng có sẵn thuốc sát trùng.
12. Vài cuộn băng: chiều ngang 5,7 hay 10cm.
13. Kim băng.
Cắt ngắn móng tay. Dùng bàn chải và xà phòng chà xát từ bàn tay đến khủy tay trong 10 phút rồi rửa sạch với nước và không được lau tay. Xoa hai tay với cồn 90 độ và để khô.
Chỉ có 2 cách khử trùng tuyệt đối dụng cụ: đó là chưng và hấp khô dùng trong phẩu thuật. Tuy cách chỉ dưới đây không khử trùng tuyệt đối, nhưng cũng đủ dùng trong lúc cấp cứu: nấu sôi, đốt nóng, hay nhúng vào cồn.
1. Đun sôi: phải đun sôi khoảng 20 phút.
2. Đốt nóng: để dụng cụ vào trong một cái mâm kim loại (hay nắp hộp) với một ít cồn 90 độ rồi châm lửa. Chờ cho nguội lại rồi mới sử dụng.
3. Nhúng dụng cụ và ngâm thường xuyên trong cồn 90 độ.
1. Rửa vết thương từ trong ra ngoài, và chung quanh vết thương bằng thuốc sát trùng.
2. Cạo, cắt tóc, hay lông cho thật sạch.
3. Lấy ngoại vật thấy rõ ra.
4. Cắt bỏ da lòng thòng bằng kéo.
5. Nếu vết thương chảy máu, ta đắp gạc có tẩm ôxy già.
6. Khi vết thương đã sạch và khô, ta bôi thuốc sát trùng. Tránh dùng hỗn hợp nhiều loại thuốc, có thể gây phản ứng, nguy hiểm.
7. Nếu có thể được, nên để trần vết thương. Những vết thương xây xát chút ít không nên băng lại. Ta chỉ băng vết thương bị chảy máu hay rỉ nước.
8. Băng vết thương bằng cách đắp gạc rồi dùng băng keo dán lại. Nếu vết thương chảy máu hay cần che chở đầy đủ, ta đắp thêm một lớp bông gòn thấm nước rồi một lớp bông không thấm nước sau đó băng lại.
9. Thay băng: Cách 3 hay 4 ngày ta thay băng một lần. Nếu vết thương chảy máu hay làm mủ, mỗi ngày ta thay băng 1 hay 2 lần. Lúc mở băng nên cẩn thận: nên thấm ôxy già hay Dakin trước rồi mới gỡ miếng gạc ra khỏi vết thương.
10. Phải xem chừng vết thương: nếu vài hôm sau có dấu hiệu làm độc (đỏ, sưng, nhức, nóng) ta phải mời Y sĩ đến.
Vết thương nặng là những vết thương:
- Rộng (cần khâu lại).
- Sâu (xuyên qua da thịt)..
- Dính ngoại vật (đất, cát, mảnh kim loại…).
- Bầm dập (mô bị dập nát là chỗ cho vi trùng sinh sống).
- Phức tạp (gãy xương, xuất huyết).
- Làm độc.
- Ở nơi nguy hiểm (mặt, ngón tay, xoang).
1. Bao bọc vết thương bằng vải thưa vô trùng, nếu có, hay vải sạch – Thực dụng nhất là băng cá nhân, băng này được làm sẵn để cấp cứu, (ngoài ra người cứu thương cần lưu ý để ngăn chận xuất huyết động mạch trầm trọng hay bó im xương gãy)
2. Cài 1 tấm phiếu vào áo nạn nhân trong đó ghi tên họ nạn nhân, tính chất, giờ và độ khẩn của vết thương.
3. Di chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện gần nhất, không được chần chờ, vì họ có thể chết vì kích xúc (chock) hay nhiễm trùng.
Người cứu thương phải biết hành động khi gặp trường hợp vết thương ở ngực hay ở bụng.
I. Vết thương ngực:
Nạn nhân bị vết thương ở trước ngực hay lưng có thể chết vì ngưng thở nếu người ta để đầu thấp. Sau khi băng kín vết thương, nạn nhân được tải thương theo tư thế nửa nằm, nửa ngồi hay nằm nghiêng về phía vết thương, đầu cao (xem phần thế nằm của nạn nhân)..
Nếu vết thương thủng phổi (không khí ở phổi thoát ra bằng vết thương), ta phải bịt chỗ thủng ngay, bằng cách dùng nhiều miếng gạc (compresse) phủ vải hay nylon ở ngoài rồi dùng băng keo hay băng 3 đuôi giữ chặt. Nếu không có vật dụng ta có thể dùng khăn tay hay bàn tay giữ chặt lại.
II. Vết thương ở bụng:
Nếu lòi ruột ra ngoài, không nên tìm cách nhét vào. Bao bọc bằng vải sạch (không nên dùng compresse). Lúc tải thương để đầu nạn nhân thấp, chân co lên.
Nếu dao vật nhọn, còn nằm tại chỗ, ta nên để nguyên, không được tìm cách lấy ra.
NÊN NHỚ: Vết thương ở ngực và bụng thường hay gây ra nội xuất huyết.
Bỏng do nhiều nguyên-nhân:
- Sức nóng (vật rắn, lỏng hay hơi rất nóng hoặc do sự bốc cháy).
- Ánh nắng mặt trời.
- Hóa chất (A-xít, ba-dờ…).
- Điện.
- Tia ngoại tuyến.
Thế nào là bỏng nặng: Một vết bỏng là nặng nếu: rộng lớn, hoặc sâu.
Một vết bỏng dù nhỏ cũng được coi là nặng:
- Khi ở vài nơi trên cơ-thể: nhiễm độc ở mông trẻ em, ở bàn tay những chỗ nếp gấp, ở mặt, hoặc ngộp thở dần dần bởi hít phải khí nóng làm cháy đường hô-hấp.
- Khi bị bẩn.
- Khi nạn-nhân yếu: Trẻ em, người già, người bệnh kinh niên (nghiện rượu, tiểu đường,…)
- Bỏng độ 1: da bị đỏ, bị phỏng nắng.
- Bỏng độ 2: da nổi lên một hay nhiều bong bóng nước.
- Bỏng độ 3: da bị cháy hay gây tổn-thương tới lớp mỡ, thần kinh, bắp thịt, mạch máu hay xương.
Hậu quả toàn thể: đó là bỏng sẽ gây ra tình trạng sốc. Đối với người cứu-thương đầu tiên phải tránh làm tình trạng này trầm trọng hơn.
Nạn nhân thường khát nước. Nếu họ không bị vết thương khác, hay ói mửa, người cứu thương có thể cho họ uống một ít nước ấm hay nước đường. Rượu tuyệt đối cấm.
Cấp cứu người bị bỏng
Người cứu thương phải phân biệt:
Bỏng thường (nhẹ) có thể trị tại chỗ.
Bỏng nặng: phải mang vào bệnh viện.
1) Bỏng nhẹ
a) Vết bỏng độ 1 và nhỏ, thí dụ: vết đỏ vì nắng trên một diện tích nhỏ. Ta rắc bột khử trùng (Talc stérile) và nên canh chừng nạn-nhân trong 24 giờ đồng hồ.
b) Vết-thương bỏng độ 2 rất nhỏ: bằng một đồng bạc chì, bỏng bởi đầu thuốc lá, vì đi giày chật.
Vết bỏng dễ bị nhiễm trùng nếu ta làm bể mộng nước (bong bóng nước), ta nên bôi thuốc đỏ lên bong bóng nước và xung quanh, rồi dùng compresse vô trùng đắp lên.
Nếu bong bóng nước đã bể, ta chữa như vết thương thường: rữa tay sạch, bôi thuốc đỏ, cắt những chỗ da cháy, bôi thuốc đỏ, đắp compresse rồi dán băng keo để tránh đụng chạm và làm bẩn vết thương.
Sau 48 giờ, tháo băng ra, bôi thuốc đỏ và để trần vết thương.
Nếu có dấu hiệu làm độc ta phải mời y sĩ.
2) Bỏng nặng
Người cứu-thương hành động như đứng trước vết thương nặng:
- Băng vô trùng, nếu được, hoặc bao bọc nạn nhân bằng vải sạch.
- Khi di chuyển đến bệnh viện: quấn chăn, để nằm dài, đầu thấp.
- Khi nạn nhân chưa được quấn chăn, không nên sờ mó vào trên chỗ bị phỏng.
Chỉ nên cởi quần áo nạn nhân trong hai trường hợp:
- Quần áo đang thấm nước sôi (dội nước lạnh ngay, chỉ trong trường hợp này người ta không được cởi lớp vải cuối cùng, lớp tiếp xúc với da).
- Quần áo hay quần áo lót bằng sợi tổng hợp tiếp tục cháy âm ỉ (nhiều khi không có ngọn lửa).
Lưu ý: không bao được đổ nước lên chất hóa chất cháy (xăng, dầu hỏa, rượu) ta dập tắt bằng cát hay bình chữa lửa (cẩn thận tránh xịt vào mặt nạn nhân hay người khác)
3) Bỏng do hóa chất
- Bỏng A-xít (acide sulfuric, clorhyric, nitric…): Rửa bằng nước xà bông (savon) hay nước pha bicarbonate de soude (1 muỗng biacarbonate de soude trong 1 lít nước)
- Phỏng Ba-dờ (soude, potasse, vôi sống): ta rửa bằng nước dấm.
Nói chung: dội ngay thật nhiều nước, băng vô trùng di chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
Khi hóa chất văng vào mắt: rửa ngay bằng dòng nước cho chảy ngay vào mắt (được giữ cho mở ra) rồi đưa đến bác sĩ chuyên khoa mắt hay bệnh-viện.
Từ nhiều nguồn trên Internet
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: