"Cách thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) hơn 40 km, ghềnh Đá Đĩa hiện ra hài hòa giữa mây, trời, đá và nước với cấu tạo lạ kỳ", bạn Nguyễn Thị Huyền Trang chia sẻ.
Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, nằm sát bờ biển ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là cảnh quan thiên tạo. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột (như có sự sắp xếp của bàn tay con người) liên kết với nhau, trên bề mặt mỗi phiến đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn.
Từ trên cao nhìn xuống ta thấy như miếng sáp ong khổng lồ, đứng một bên ghềnh, ta lại thấy phiến đá tạo thành trụ liên kết bên nhau, vững trãi, bền chặt, dãi dầm mưa nắng. Đá nơi đây đã thăng trầm cùng với sự biến thiên của tạo hóa, sóng biển, nắng gió và đất trời. Tên gọi là Đá Đĩa bởi các cột đá gắn kết bề mặt như những chiếc đĩa xếp liền kề nhau, tăm tắp thẳng hàng.
Ngoài giá trị cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú, nơi đây còn là một hiện tượng địa chất độc đáo ở nước ta mà đang cần các nhà địa chất khám phá, giải mã.
Đá ở ghềnh Đá Đĩa Tuy An là loại bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển đông cứng lại, đồng thời tạo ra hiện tượng dị ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối đá nham thạnh theo mạch dọc, xiên, ngang khiến các cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Do đó ngày nay, đến thăm quan ghềnh Đá Đĩa ta bắt gặp nhiều cột đá xếp liền nhau, bề mặt như đĩa xếp, đá xếp. Đi sâu xuống mép dưới gềnh, chúng ta còn bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa.
Bên cạnh ghềnh Đá Đĩa là bãi Bàng, có những khối đá nằm lặng yên dưới những tán cây rợp mát. Đây là nơi thích hợp và khá lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, cắm trại dã ngoại. Đá Đĩa và bãi Bằng còn gắn liền với một địa danh phía trên đó là “Hòn đá lực lượng” - một hang sâu và rộng, lưu truyền những huyền thoại về một thời chiến tranh. Khi ấy bộ đội chủ lực của ta ban ngày ẩn náu trong hang, ban đêm xuất kích, giáng cho quân thù những đòn sét đánh.
Tôi đến với Phú Yên vào những ngày nắng nhưng khi đặt chân đến với ghềnh Đá Đĩa, cái nắng, nóng đã được xua tan. Tôi thật sự bị bất ngờ bởi vẻ đẹp nơi đây, cảnh đẹp nơi đây khác với những nơi mà tôi từng đặt chân tới , nó có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, có một sức hút lạ kỳ khiến tôi không muốn rời xa.
Biển nơi đây thật tuyệt vời, bãi cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, những con sóng tạt vào bờ tạo bọt trắng xóa. Được hòa mình với biển nơi đây tôi thấy tâm hồn mình thật thoải mái, mọi mệt nhọc, căng thẳng đã biến mất.
Con người nơi đây thật mộc mạc, hiền hòa và hiếu khách, vùng đất này thật sự để lại trong tôi ấn tượng tuyệt vời!
Ghềnh Đá Đĩa rộng khoảng 50 m và trải dài hơn 200 m, nằm sát bờ biển ở xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, là cảnh quan thiên tạo. Đá ở đây được dựng đứng theo từng cột (như có sự sắp xếp của bàn tay con người) liên kết với nhau, trên bề mặt mỗi phiến đá có tiết diện hình lục giác hoặc hình tròn.
Từ trên cao nhìn xuống ta thấy như miếng sáp ong khổng lồ, đứng một bên ghềnh, ta lại thấy phiến đá tạo thành trụ liên kết bên nhau, vững trãi, bền chặt, dãi dầm mưa nắng. Đá nơi đây đã thăng trầm cùng với sự biến thiên của tạo hóa, sóng biển, nắng gió và đất trời. Tên gọi là Đá Đĩa bởi các cột đá gắn kết bề mặt như những chiếc đĩa xếp liền kề nhau, tăm tắp thẳng hàng.
Ngoài giá trị cảnh quan thiên nhiên vô cùng kỳ thú, nơi đây còn là một hiện tượng địa chất độc đáo ở nước ta mà đang cần các nhà địa chất khám phá, giải mã.
Đá ở ghềnh Đá Đĩa Tuy An là loại bazan được hình thành do hoạt động của núi lửa cách đây khoảng gần 200 triệu năm. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa gặp nước biển đông cứng lại, đồng thời tạo ra hiện tượng dị ứng lực gây nên sự rạn nứt toàn bộ khối đá nham thạnh theo mạch dọc, xiên, ngang khiến các cột đá bị cắt thành nhiều khúc. Do đó ngày nay, đến thăm quan ghềnh Đá Đĩa ta bắt gặp nhiều cột đá xếp liền nhau, bề mặt như đĩa xếp, đá xếp. Đi sâu xuống mép dưới gềnh, chúng ta còn bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa.
Bên cạnh ghềnh Đá Đĩa là bãi Bàng, có những khối đá nằm lặng yên dưới những tán cây rợp mát. Đây là nơi thích hợp và khá lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, cắm trại dã ngoại. Đá Đĩa và bãi Bằng còn gắn liền với một địa danh phía trên đó là “Hòn đá lực lượng” - một hang sâu và rộng, lưu truyền những huyền thoại về một thời chiến tranh. Khi ấy bộ đội chủ lực của ta ban ngày ẩn náu trong hang, ban đêm xuất kích, giáng cho quân thù những đòn sét đánh.
Tôi đến với Phú Yên vào những ngày nắng nhưng khi đặt chân đến với ghềnh Đá Đĩa, cái nắng, nóng đã được xua tan. Tôi thật sự bị bất ngờ bởi vẻ đẹp nơi đây, cảnh đẹp nơi đây khác với những nơi mà tôi từng đặt chân tới , nó có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, có một sức hút lạ kỳ khiến tôi không muốn rời xa.
Biển nơi đây thật tuyệt vời, bãi cát trắng trải dài, nước biển trong xanh, những con sóng tạt vào bờ tạo bọt trắng xóa. Được hòa mình với biển nơi đây tôi thấy tâm hồn mình thật thoải mái, mọi mệt nhọc, căng thẳng đã biến mất.
Con người nơi đây thật mộc mạc, hiền hòa và hiếu khách, vùng đất này thật sự để lại trong tôi ấn tượng tuyệt vời!
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: